https://kevesko.vn/20220830/vi-sao-tong-cuc-truong-tong-cuc-duong-bo-nguyen-van-huyen-xin-ve-huu-som-17451670.html
Vì sao Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện xin về hưu sớm?
Vì sao Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện xin về hưu sớm?
Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ có đơn xin được cho về hưu sớm. 30.08.2022, Sputnik Việt Nam
2022-08-30T18:06+0700
2022-08-30T18:06+0700
2022-08-30T18:11+0700
việt nam
bộ giao thông vận tải
cán bộ
đường cao tốc
tổng cục đường bộ việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1e/17452134_0:0:1001:563_1920x0_80_0_0_53dd9886545edacaf6c234810d29efaa.jpg
Thông tin ông Nguyễn Văn Huyện xin nghỉ hưu sớm gây chú ý sau khi Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quyết định “sẽ không còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam” mà thay vào đó là hai Cục Đường bộ Việt Nam và Đường cao tốc Việt nam.Đáng chú ý, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao, thay ông Nguyễn Văn Huyện, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam 1 tháng trước đơn vị này tách thành hai cục.Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Nguyễn Văn Huyện xin nghỉ hưu sớmNgày 30/8, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có đơn xin được cho về hưu sớm.Cụ thể, ông Huyện trình đơn xin nghỉ hưu sớm hơn 1 tháng so với quy định.Được biết, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định về việc nghỉ hưu theo chế độ đối với ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ ngày 1/10/2022.Tuy nhiên, bản thân ông Huyện đã có đơn xin nghỉ hưu sớm hơn 1 tháng so với quyết định của Bộ GTVT vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế khiến ông Huyện xin được rời chức vụ sớm đang được dư luận quan tâm đặt trong bối cảnh Tổng cục Đường bộ “chia đôi”.Ông Nguyễn Văn Huyện sinh ngày 20/3/1962. Ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1/6/2014.Trước khi nắm quyền lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, ông Huyện từng trải qua nhiều chức vụ như Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.Ông Nguyễn Xuân Cường lên thayÔng Huyện nghỉ hưu, Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định kiện toàn nhân sự đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam.Cụ thể, ngày 30/8, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ trao quyết định quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1/9/2022, thay ông Nguyễn Văn Huyện.Ông Nguyễn Xuân Cường sinh ngày 16/8/1970 tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.Ông có trình độ tiến sĩ Kinh tế học, thạc sĩ Kinh tế, cử nhân kinh tế lao động, kỹ sư cầu đường, cao cấp lý luận chính trị và có đến 11 năm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.Phát biểu giao nhiệm vụ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh, theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ, lãnh đạo Bộ GTVT đã quyết định giao ông Nguyễn Xuân Cường làm Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian 1 tháng.Nguyên nhân là do Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT – theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ được kiện toàn lại thành Cục quản lý đường bộ và Cục đường cao tốc.Đáng chú ý, mặc dù việc thực hiện kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục sẽ được thực hiện trong vòng 1 tháng và tuy hạ từ Tổng cục xuống Cục nhưng Cục Đường bộ vẫn tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường bộ như hiện nay.Sẽ không còn Tổng cục Đường bộ Việt NamNhư đã thông tin, mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã ký Nghị định số 56 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.Theo Nghị định 56, Bộ GTVT sẽ không còn “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” mà sẽ thay bằng hai Cục là Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ là người quyết định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hai Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.Tuy nhiên, tất cả phải đảm bảo kế thừa các nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.Cũng theo đề án Bộ GTVT xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ theo dõi, bảo trì, khai thác và quản lý nhà nước trên các tuyến đường cao tốc hiện có, gồm 209km do nhà nước đầu tư, 245km theo hình thức BOT và khoảng 773km do cac địa phương cùng Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đầu tư.Cục Đường cao tốc Việt Nam được xác định là tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, quản lý đầu tư, xây dựng và khai thác các dự án đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT.Đặc biệt, hai Cục Đường cao tốc và Đường bộ Việt Nam sẽ có thể là đơn vị khai thác (tổ chức thu phí) một số tuyến đường cao tốc xây dựng bằng hình thức đầu tư công, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng tiêu cực theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan chủ quản…Nghị định 56 có hiệu lực từ ngày 1/10/2022 tới đây.
https://kevesko.vn/20220620/chac-chan-khong-con-tong-cuc-duong-bo-viet-nam-15778738.html
https://kevesko.vn/20220616/tong-cuc-truong-duong-bo-toi-khong-dong-y-voi-viec-bo-tong-cuc-15698063.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1e/17452134_36:0:851:611_1920x0_80_0_0_e331d7a36668da6fdb705db4098b00c5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ giao thông vận tải, cán bộ, đường cao tốc, tổng cục đường bộ việt nam
việt nam, bộ giao thông vận tải, cán bộ, đường cao tốc, tổng cục đường bộ việt nam
Vì sao Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện xin về hưu sớm?
18:06 30.08.2022 (Đã cập nhật: 18:11 30.08.2022) Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ có đơn xin được cho về hưu sớm.
Thông tin ông Nguyễn Văn Huyện xin nghỉ hưu sớm gây chú ý sau khi Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải quyết định “sẽ không còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam” mà thay vào đó là hai Cục Đường bộ Việt Nam và
Đường cao tốc Việt nam.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao, thay ông Nguyễn Văn Huyện, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam 1 tháng trước đơn vị này tách thành hai cục.
Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Nguyễn Văn Huyện xin nghỉ hưu sớm
Ngày 30/8, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có đơn xin được cho về hưu sớm.
Cụ thể, ông Huyện trình đơn xin nghỉ hưu sớm hơn 1 tháng so với quy định.
Được biết, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định về việc nghỉ hưu theo chế độ đối với ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ ngày 1/10/2022.
Tuy nhiên, bản thân ông Huyện đã có đơn xin nghỉ hưu sớm hơn 1 tháng so với quyết định của Bộ GTVT vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, nguyên nhân thực tế khiến ông Huyện xin được rời chức vụ sớm đang được dư luận quan tâm đặt trong bối cảnh Tổng cục Đường bộ “chia đôi”.
Ông Nguyễn Văn Huyện sinh ngày 20/3/1962. Ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1/6/2014.
Trước khi nắm quyền lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, ông Huyện từng trải qua nhiều chức vụ như Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
Ông Nguyễn Xuân Cường lên thay
Ông Huyện nghỉ hưu,
Bộ Giao thông Vận tải đã có quyết định kiện toàn nhân sự đối với Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Cụ thể, ngày 30/8, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ trao quyết định quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 1/9/2022, thay ông Nguyễn Văn Huyện.
Ông Nguyễn Xuân Cường sinh ngày 16/8/1970 tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ông có trình độ tiến sĩ Kinh tế học, thạc sĩ Kinh tế, cử nhân kinh tế lao động, kỹ sư cầu đường, cao cấp lý luận chính trị và có đến 11 năm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Phát biểu giao nhiệm vụ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh, theo đề nghị của Tổng cục Đường bộ, lãnh đạo Bộ GTVT đã quyết định giao ông Nguyễn Xuân Cường làm Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian 1 tháng.
Nguyên nhân là do Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT – theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ được kiện toàn lại thành Cục quản lý đường bộ và Cục đường cao tốc.
Đáng chú ý, mặc dù việc thực hiện kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục sẽ được thực hiện trong vòng 1 tháng và tuy hạ từ Tổng cục xuống Cục nhưng Cục Đường bộ vẫn tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường bộ như hiện nay.
Sẽ không còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Như đã thông tin, mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh đã ký Nghị định số 56 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT.
Theo Nghị định 56, Bộ GTVT sẽ không còn “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” mà sẽ thay bằng hai Cục là Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ là người quyết định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hai Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.
Tuy nhiên, tất cả phải đảm bảo kế thừa các nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.
Cũng theo đề án Bộ GTVT xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ theo dõi, bảo trì, khai thác và quản lý nhà nước trên các tuyến đường cao tốc hiện có, gồm 209km do nhà nước đầu tư, 245km theo hình thức BOT và khoảng 773km do cac địa phương cùng Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam đầu tư.
Cục Đường cao tốc Việt Nam được xác định là tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, quản lý đầu tư, xây dựng và khai thác các dự án đường bộ cao tốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT.
Đặc biệt, hai Cục Đường cao tốc và Đường bộ Việt Nam sẽ có thể là đơn vị khai thác (tổ chức thu phí)
một số tuyến đường cao tốc xây dựng bằng hình thức đầu tư công, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham nhũng tiêu cực theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan chủ quản…
Nghị định 56 có hiệu lực từ ngày 1/10/2022 tới đây.