FLC đang như “rắn mất đầu”

© Sputnik / Vladimir Astapkovich  / Chuyển đến kho ảnhSở giao dịch
Sở giao dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Đăng ký
FLC như “rắn không đầu” kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết cùng hàng loạt nhân sự cấp cao liên quan bị bắt. Việc cổ phiếu FLC bị HoSE đình chỉ giao dịch khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ cổ phiếu họ FLC sẽ thành đống “giấy lộn”.
Ngày 31/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã ra quyết định chuyển cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC từ diện “hạn chế giao dịch” sang diện “đình chỉ giao dịch” kể từ ngày 9/9/2022.

Cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch từ 9/9

Cùng ngày, Công ty Cổ phần Nông dượ H.A.I (mã HAI) cũng bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Theo HoSE, FLC bị đình chỉ giao dịch do doanh nghiệp tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu FLC vào diện hạn chế giao dịch và chỉ được mua bán vào phiên chiều kể từ ngày 1/6 năm nay vì Tập đoàn FLC chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2022
Vốn điều lệ FLC Faros được "phù phép" từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng
Hiện tại FLC vẫn chưa hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán 2021, đồng thời chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022. Cụ thể, HoSE nhấn mạnh FLC vẫn chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên, quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 31-12-2021, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.
“Tập đoàn FLC đã tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch”, - HoSE khẳng định.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các cổ đông của công ty cũng như các nhà đầu tư chứng khoán, trước đó, HoSE cũng đề nghị cả hai doanh nghiệp FLC và H.A.I phải có văn bản giải trình gửi về sở trước ngày 19/8 về lộ trình tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 cũng như việc chọn đơn vị kiểm toán năm 2021 và 2022.

FLC như “rắn mất đầu”

Dù nhiều nhà đầu tư bị “sốc” nhất là khi đang nắm trong tay cổ phiếu “họ FLC” tuy nhiên, diễn biến này không quá bất ngờ vì trước đó, giữa tháng 8/2022, HoSE đã phát thông báo xem xét đình chỉ giao dịch với hai cổ phiếu trên.
Hôm 30/8, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng đã có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán gần 567,6 triệu cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần FLC Faros sang thị trường UpCoM, sau khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết tại HoSE.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch 31/8, FLC dừng ở 4.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với vốn hóa 2.840 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ 6 năm niêm yết trên sàn chứng khoán, từ vị thế một “ông hoàng” sàn giao dịch với giá vượt mốc 214.000đ/cổ phiếu hồi 2017, hiện nay mã ROS của FLC lao thẳng đứng xuống mốc 4.000đ/cp.
Bảng điểm của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2022
Liên tục chậm 'deadline', cổ phiếu FLC Faros sẽ bị đình chỉ giao dịch?
Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC, bị bắt về hành vi thao túng và che giấu thông tin chứng khoán vào cuối tháng 3/2022 gây chấn động toàn thị trường, nhóm cổ phiếu “họ FLC” liên tục giảm sàn.Trước đó, hôm 11 tháng 7, HoSE cũng đưa cổ phiếu FLC vào diện cảnh báo và việc bị huỷ giao dịch từ ngày 9/9 là điều khó tưởng tượng đối với bản thân doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư.
Giới đầu tư sở hữu cổ phiếu của FLC đang trong cảnh lo sợ vì cả đống tài sản bằng cổ phiếu mà họ nắm giữ có nguy cơ thành “đống giấy lộn”. Theo nhiều chuyên gia, đây được xem là bài học lớn cho những ai mua bán cổ phiếu theo tin đồn, theo ‘trend’ hay ‘game’ hoặc tin tưởng vào lời hứa hẹn của lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết khi họ “nổ” về doanh nghiệp.
Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa) phân tích, cổ phiếu bị đình chỉ vẫn có thể được đưa vào giao dịch trở lại trong trường hợp doanh nghiệp đã khắc phục bằng cách công bố thông tin (nếu chưa công bố) và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường tối thiểu 6 tháng liên tục từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày sở giao dịch chứng khoán xác định có vi phạm công bố thông tin gần nhất.
Tuy nhiên, kể từ khi Trịnh Văn Quyết bị bắt, những doanh nghiệp liên quan rơi vào cảnh “rắn mất đầu” gây khó khăn cho công tác kiểm toán, đồng thời một số doanh nghiệp này thông tin không có đơn vị nào chịu nhận kiểm toán. Do đó, “án treo” bị đình chỉ là rất có thể sẽ xảy ra và thực tế là HoSE đã ra quyết định chuyển cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9.

Mong được thông cảm, FLC nói sẽ tổ chức đại hội cổ đông vào tháng 11

Ngay sau khi cổ phiếu FLC bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9 tới đây, Chủ tịch Tập đoàn FLC Lê Bá Nguyên đã có “tâm thư” gửi cổ đông mong được thông cảm, chia sẻ và đồng hành.
Chủ tịch FLC Lê Bá Nguyên thông tin xác nhận rằng, ngày 31/8/2022, Công ty CP Tập đoàn FLC (mã cổ phiếu FLC) đã nhận được quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9/2022.
Nguyên nhân bị đình chỉ giao dịch do Tập đoàn FLC vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Lý giải về vấn đề này, ông Lê Bá Nguyên cho biết Tập đoàn FLC đã nhiều lần gửi giải trình kiến nghị đến các cơ quan quản lý, để làm rõ các nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài ý muốn của doanh nghiệp.
Trong đó chủ yếu là những khó khăn, thách thức về lựa chọn đơn vị kiểm toán mới sau khi Công ty TNHH Kiểm toán, tư vấn Đất Việt - đơn vị từng ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 với Tập đoàn FLC - bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán từ ngày 30/3/2022.
Nêu trong thư gửi cổ đông, ông Lê Bá Nguyên cho biết thời điểm hiện tại, Tập đoàn FLC đã nỗ lực hết mình để phối hợp giải trình, cũng như xúc tiến lộ trình công bố thông tin theo quy định nhằm sớm đưa cổ phiếu FLC ra khỏi diện đình chỉ giao dịch hoặc hạn chế giao dịch.
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2022
Anh vợ ông Trịnh Văn Quyết làm tân Chủ tịch Tập đoàn FLC
Để tháo gỡ khó khăn, Tập đoàn FLC mong sớm nhận được sự can thiệp, chỉ đạo hoặc hỗ trợ cần thiết từ cơ quan quản lý để có thể thực hiện việc kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính năm 2021 của tập đoàn trong sớm nhất, để có đủ điều kiện tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022.
Đáng chú ý, ông Lê Bá Nguyên cũng cam kết ngay sau khi có báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán, hội đồng quản trị FLC sẽ triệu tập cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2022 theo đúng quy định.
Dự kiến đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Tập đoàn FLC sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022.

“Đối với sự việc bất khả kháng và ngoài ý muốn kể trên, Tập đoàn FLC mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của cổ đông cũng như sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý để tập đoàn có thể thực hiện đúng các lộ trình dự kiến, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông, và góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, - Chủ tịch FLC Lê Bá Nguyên tha thiết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала