“Việt Nam luôn nằm ở vị trí rất cao”

© Depositphotos.com / Vietnam_imagesThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Đăng ký
So với các nền kinh tế mới nổi khác, Việt Nam được đánh giá là ứng cử viên tiềm năng và luôn “nằm ở vị trí rất cao” trong cuộc đua thành công xưởng sản xuất của thế giới khi làn sóng chuyển dịch đầu tư rời Trung Quốc.
Khi vị thế quốc gia được nâng cao, đất nước vươn mình trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính yếu của khu vực và thế giới, Việt Nam ngày càng thu hút giới đầu tư toàn cầu, trong đó phải kể đến những dự án tham vọng của các tập đoàn hàng đầu Đan Mạch.
Cùng với đó, theo các chuyên gia, Việt Nam thu hút các công ty nước ngoài một phần nhờ vị trí thuận lợi (gần Trung Quốc và các thị trường quan trọng trong khu vực), bên cạnh đó, quốc gia này cũng không ngừng cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối.

Điều gì thu hút các công ty Đan Mạch đến Việt Nam?

Các tập đoàn lớn, công ty hàng đầu của Đan Mạch đang ngày càng gia tăng sự hiện diện và tăng cường đầu tư vào Việt Nam khi vị thế của đất nước Đông Nam Á tăng lên nhanh chóng trên nấc thang giá trị gia tăng và vươn mình trở thành trung tâm sản xuất công nghệ chính yếu của thế giới.
Nhận định này được tác giả David Hutt đề cập trong bài bình luận mang tựa đề “Điều gì thu hút các công ty Đan Mạch đến Việt Nam?” do Đài Deutsche Welle (DW, Đức) đăng tải ngày 7/9.
Theo Đài Đức, Đan Mạch đã và đang nổi lên như một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt phần lớn nhờ vào cam kết đầu tư trị giá 1 tỷ đô la (1,01 tỷ Euro) của tập đoàn sản xuất đồ chơi khổng lồ LEGO, Đan Mạch hướng đến xây dựng nhà máy đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này.
Nhà máy của LEGO ở Bình Dương cũng là nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của hãng sản xuất đồ chơi LEGO trên toàn thế giới. Sau quyết định rót vốn đầu tư 1 tỷ USD của LEGO vào Việt Nam, giới quan sát không nghi ngờ rằng, Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành một điểm sản xuất có chi phí thấp hơn thay cho Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, phù hợp với chiến lược Trung Quốc +1 của các tập đoàn đa quốc gia.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam bùng nổ hết sức mạnh mẽ. Thực tế, thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại của EU với Việt Nam tăng 14,8% lên mức 63,6 tỷ USD trong năm 2021.
Theo DW, Việt Nam nhanh chóng vươn mình trở thành một trung tâm quan trọng cho ngành sản xuất cao cấp. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Samsung liên tục có động thái đầu tư đáng chú ý gần đây cùng tham vọng mở rộng hoạt động tại quốc gia này cho thấy vị thế ngày càng thay đổi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tăng cường đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo để thúc đẩy cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 như tuyên bố trước đó của người đứng đầu Chính phủ tại COP26.

“Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo nhanh nhất Đông Nam Á”, - DW cho biết.

Ông lớn năng lượng lớn nhất Đan Mạch, Orsted, đã cam kết đầu tư tới 13,6 tỷ USD cho khu trang trại điện gió 3,9 gigawatt (GW) rộng lớn ở các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận của Việt Nam. Các dự án đầu tiên liên quan đến khoản đầu tư này sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào 2030, đại diện của Orsted chia sẻ với DW.
Hồi tháng 8, Orsted đã ký thỏa thuận với một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty TNHH MTV dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC, để hợp tác trong một số dự án năng lượng tái tạo.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Vì sao Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài “quan tâm đặc biệt”?

Vì sao lựa chọn Việt Nam?

Ông Troels Jakobsen, Tham tán Thương mại tại Đại sứ quán Đan Mạch ở Hà Nội tiết lộ lý do vì sao các doanh nghiệp Đan Mạch chọn Việt Nam.

“Đan Mạch và Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết, chặt chẽ và năm ngoái chúng tôi đã kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, vì vậy Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp hàng đầu Đan Mạch”, - Tham tán Troels Jakobsen cho biết.

Ông Troels Jakobsen nhấn mạnh rằng, số lượng các công ty Đan Mạch ở Việt Nam hiện là gấp đôi so với các nước Bắc Âu khác cộng lại. Điều này chứng tỏ sức hút tuyệt vời của Việt Nam.
Tham tán bổ sung thêm rằng ngày càng có nhiều công ty đang hướng tới việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.

“Việt Nam luôn nằm ở vị trí rất cao trong danh sách các ứng viên hàng đầu mà các công ty Đan Mạch mong muốn mở rộng hoạt động tại châu Á”, - ông Jakobsen lưu ý.

Đầu tháng 8, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã xuất bản cuốn cẩm nang tiếng Việt cho các doanh nghiệp về thị trường Scandinavia. Vài ngày sau, một phái đoàn nông sản Đan Mạch đã đến thăm Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ giữa các ngành nghề liên quan.
Đại sứ quán Đan Mạch cũng đã tổ chức một diễn đàn về chuyển đổi số và phát triển xanh của Việt Nam trong tháng này, trong khi Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Đan Mạch đã diễn ra tại Copenhagen vào ngày 5 tháng 9.

Lý giải lựa chọn của LEGO đầu tư vào Việt Nam

Nhiều công ty Đan Mạch dự kiến sẽ cùng tháp tùng Thái tử Frederik trong chuyến thăm thương mại Việt Nam vào đầu tháng 11.
DW cũng lưu ý rằng, một trong những công ty lớn nhất của Đan Mạch sắp mở rộng vào Việt Nam gần đây là LEGO, với nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại quốc gia này và cũng là nhà máy thứ hai ở châu Á.

“Chúng tôi muốn tìm một địa điểm đầu tư gần với các thị trường lớn của mình, nơi cho phép doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng và người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất”, - theo đại diện LEGO.

Tháng trước, LEGO đã ký kết hợp đồng với một nhà thầu địa phương để xây dựng khu đất rộng 160.000 mét vuông ở tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km (31 dặm). Lễ khởi công dự kiến ​​vào quý cuối năm nay.
Như Sputnik trước đó đã thông tin, Coteccons chính thức ký hợp tác với Công ty TNHH LEGO Manufacturing Việt Nam (LMV) về việc triển khai xây dựng nhà máy LEGO tại Khu công nghiệp VSIP III, Bình Dương. Với vai trò Tổng thầu, Coteccons sẽ đảm nhiệm toàn bộ các hạng mục xây dựng, kết cấu, cơ điện và hoàn thiện cho cho phân khu 1-5 với diện tích sàn xây dựng lên đến 163,000 m2.

“LEGO cần một địa điểm để có thể tuyển dụng lực lượng lao động có trình độ cao để sản xuất các sản phẩm LEGO chất lượng cao mà doanh nghiệp đang hướng đến sản xuất”, - đại diện truyền thông của LEGO nói.

Cũng theo phía LEGO, không kém phần quan trọng, đó là thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

“Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là xây dựng một nhà máy nhằm có thể thực hiện chương trình phát triển bền vững của mình”, - đại diện LEGO cho biết.

Đồng thời lưu ý rằng cuối tháng này công ty sẽ trồng 50.000 cây xanh gần khu vực nhà máy ở Bình Dương để bù lại vào phần diện tích sử dụng cho công trình xây dựng.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
“Việt Nam đang gây xôn xao”

Vị thế của Việt Nam tăng nhanh

Chuyên gia kinh tế cấp cao Trinh Nguyen, chuyên phụ trách các nền kinh tế châu Á mới nổi tại ngân hàng Pháp Natixis, cho rằng sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách một trung tâm sản xuất mới được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.
Vị thế của Việt Nam tăng lên đáng kể trên thang giá trị gia tăng toàn cầu và đang nhanh chóng trở thành trung tâm quan trọng sản xuất công nghệ chính yếu của thế giới.
Tháng trước, gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất các sản phẩm Apple Watch và MacBook của mình tại Việt Nam. Trong khi nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc Samsung đã là nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm.

“Việt Nam cũng tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài khi nước láng giềng Trung Quốc kiên trì với chính sách "zero-COVID" cũng như việc các công ty quốc tế tìm cách rời khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh ở thế đối đầu căng thẳng về địa chính trị với phương Tây”, - chuyên gia nói.

Điều quan trọng thêm nữa là Việt Nam có vị trí thuận lợi, gần với Trung Quốc và các thị trường khác. Quốc gia này cũng đang cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối.

Năng lượng là yếu tố then chốt

Trong khi đó, chìa khóa cho các nhà đầu tư châu Âu là EVFTA với việc cắt giảm gần như toàn bộ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường châu Âu.
Một điểm hấp dẫn khác đối với các doanh nghiệp Đan Mạch là Việt Nam có chính sách hướng tới năng lượng tái tạo. Bà Lina Hansen, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu đánh giá rằng, năng lượng là yếu tố quyết định chính đối với đầu tư vào Việt Nam.
Quan điểm này đuợc đại diện Chính phủ nêu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Đan Mạch vừa qua. Việt Nam hiện nằm trong số 10 nhà sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới, tạo ra hơn 11% nhu cầu điện từ năng lượng mặt trời. Với bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam cũng đang đầu tư rất nhiều vào điện gió.
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Dòng tiền vẫn đổ về, tỉnh nào thu hút nhiều vốn FDI nhất Việt Nam?
Hiện tại, công suất năng lượng mặt trời và gió của Việt Nam lần lượt vào khoảng 16,6 GW và 0,6 GW, tuy nhiên, chính phủ muốn nâng công suất chung lên 20 GW vào năm 2030.
Theo ông, Sebastian Hald Buhl, Giám đốc quốc gia của Orsted, công ty đang đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng các cơ sở điện gió tại Việt Nam vì chính tiềm năng khổng lồ của đất nước này.

“Việt Nam có lợi thế tự nhiên về gió ngoài khơi. Với hơn 3.000km bờ biển, mực nước nông và tốc độ gió ổn định, Việt Nam có các điều kiện tuyệt vời để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi đáng tin cậy và có khả năng cạnh tranh về chi phí”, - đại diện ông lớn năng lượng hàng đầu Đan Mạch Orsted tuyên bố về quyết định lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала