Các nước đang phát triển gặp nạn vì chính sách năng lượng "xanh" của phương Tây

© Sputnik / Sergey Guneevlô khí đốt tự nhiên hóa lỏng
lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nước đang phát triển gặp nạn vì phương Tây vốn theo đuổi chính sách "xanh" nay gặp khủng hoảng lại "đổ xô" đi mua nguyên liệu hóa thạch, một bài báo trên tờ Sankei Shimbun của ông Taishi Sugiyama, trưởng nhóm khoa học tại trung tâm nghiên cứu Canon Institute for Global Studies phân tích.
Như tác giả lưu ý, khi phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng và "bị dồn vào thế bí", châu Âu vội vã quay lại khai thác tất cả các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
"Châu Âu cũng đang tăng cường nhập khẩu năng lượng hóa thạch. Họ nhập khẩu than từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Nam Phi, Botswana, Colombia và Mỹ. Họ mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ với khối lượng lớn. Việc mua các loại nhiên liệu truyền thống theo kiểu “bùng nổ” như vậy đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới", - tác giả viết.
Để đối phó với khủng hoảng, các quốc gia ở nhiều khu vực khác trên thế giới cũng chuyển hướng quan tâm sang nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, trong khi các nước có nguồn tự khai thác còn có cách nào đó để đối phó tình hình, thì các nước nghèo không có tài nguyên thiên nhiên gặp khó khăn nghiêm trọng, ông Sugiyama cảnh báo.
khí đốt - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Châu Âu quyết định tước đoạt khí đốt của các nước đang phát triển
Tác giả tiếp tục phân tích rằng chính sách "khử cacbon" được quảng bá rộng rãi của châu Âu đã gây ra rắc rối lớn cho thế giới, nhưng họ không thừa nhận điều đó mà vẫn khẳng định rằng việc quay trở lại nhiên liệu hóa thạch hiện nay chỉ mang tính chất tạm thời.
"Nhưng mặt khác, bản thân châu Âu lại xử sự một cách hết sức đạo đức giả, khi họ lùng mua nhiên liệu hóa thạch trên khắp thế giới. Đáng tiếc Nhật Bản cũng góp phần vào hành vi đạo đức giả này", - ông Sugiyama chỉ trích.
Cụ thể vào tháng 6 Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố chấm dứt chương trình viện trợ ODA cho các dự án nhiệt điện chạy than ở Bangladesh và Indonesia, nhưng bản thân Tokyo lại bắt đầu tái khởi động các nhà máy điện than đã ngừng hoạt động để đối phó với tình trạng thiếu điện triền miên trong nước.
Nhà máy xử lý khí đốt Statoil ở Na Uy - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Truyền thông Trung Quốc nêu tên bên thắng cuộc trong khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
"Lẽ nào việc từ chối hỗ trợ sản xuất nhiệt điện ở các nước đang phát triển, nhưng lại mở rộng sản xuất nhiệt điện ở nước mình lại không phải là hành vi đạo đức giả hay sao?" - tác giả bài báo đặt câu hỏi.
Theo ông, do việc tuyên truyền mang tính đeo bám về ý tưởng năng lượng "khử cacbon" của các quốc gia G7, nhiều nước đang phát triển đã "gặp nạn".
"G7 làm trầm trọng thêm vấn đề một cách tội lỗi khi tước đi quyền tiếp cận nhiên liệu hóa thạch của các nước đang phát triển. Vì thế nên các nước đang phát triển sẽ hoàn toàn đúng khi quay lưng lại với nhóm G7 đạo đức giả nếu họ còn tiếp tục hành động một cách ích kỷ như vậy", - tác giả kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала