Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Việt Nam gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất đón cặp sếu đầu đỏ quý hiếm từ Lào

© Ảnh : PixabayĐàn sếu xám bay ở Extemadour, Tây Ban Nha
Đàn sếu xám bay ở Extemadour, Tây Ban Nha - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hiện Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông đã chuẩn bị sẵn sàng nơi cho sếu ở trong tháng 9. Dự kiến tháng 11 này, hai cá thể sếu đầu đỏ quý hiếm từ vườn thú ở thủ đô Vientiane sẽ được chuyển tới Tràm Chim.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết về lần đầu tiên Đồng Tháp có dự án nuôi sếu đầu đỏ:
"Còn rất nhiều việc cần làm, thủ tục hiện chưa xong, hiện tỉnh đang trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ”.
Ông Nguyễn Phước Thiện, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, cho biết thêm khi đem sếu từ nước ngoài về, tỉnh phải nhờ thêm các chuyên gia am hiểu về sếu để thuần dưỡng, chăm sóc.
Tê tê Trung Quốc tại vườn quốc gia Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2022
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
3 người Việt bị bắt vì buôn bán động vật hoang dã
Theo TS Trần Triết (thành viên Hội Sếu quốc tế) chia sẻ, cặp sếu chủ yếu phục vụ mục tiêu giáo dục môi trường, không nhằm mục đích sinh sản, gây lại đàn sếu.
Bên cạnh đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia đánh giá độc lập, sinh thái môi trường ĐBSCL, cho biết đàn sếu di chuyển theo mùa giữa các vùng sinh cảnh ở Campuchia và Việt Nam và phụ thuộc vào tất cả các vùng này. Nếu một trong các nơi này môi trường bị hủy hoại thì như sợi dây xích bị đứt một mắt.
Rùa khổng lồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
94 cá thể rùa và kỳ đà bị vận chuyển trái phép vào Việt Nam

"Riêng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, trong một thời gian dài giữ nước cao quanh năm để chống cháy rừng thì môi trường cho sếu không còn. Tuy nhiên có một khoảng thời gian từ năm 2009 - 2011 mực nước được duy trì đúng trong mùa khô, đồng cỏ đã phục hồi nhanh chóng từ 800 ha lên 2.700 ha, sếu đã trở về được 84, 85, và 94 con, so với 48 con năm 2001”, ông Thiện cho biết.

Hai con sếu gần 20 tuổi, nặng 5-6 kg, đang nuôi tại vườn thú tại Vientiane. Do quá trình nuôi gặp một số khó khăn, sếu không đủ sức khoẻ để sinh tồn ngoài tự nhiên, vườn thú này đã liên hệ Hội Sếu quốc Tế tại Mỹ tìm nơi thích hợp để nuôi dưỡng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала