https://kevesko.vn/20220915/o-ao-noi-ve-su-tu-sat-quoc-gia-cua-duc-17827144.html
Ở Áo nói về "sự tự sát quốc gia" của Đức
Ở Áo nói về "sự tự sát quốc gia" của Đức
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Giới tinh hoa Đức bị vấn đề môi trường chi phối đang hy sinh an ninh năng lượng và an ninh lương thực của mình để theo đuổi chương trình... 15.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-15T08:02+0700
2022-09-15T08:02+0700
2022-09-15T08:28+0700
đức
năng lượng
kinh tế
môi trường
khủng hoảng
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12988942_0:219:2862:1829_1920x0_80_0_0_ba4737fdcab0408e024186bf54322392.jpg
Chương trình xanh được đặt trên khủng hoảngMới đây chính phủ Đức tạm hoãn việc đóng cửa hai nhà máy điện hạt nhân sau khi nguồn cung cấp khí đốt qua “Dòng chảy phương Bắc” phải dừng do lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo tác giả, chính quyền nước này lẽ ra có thể thực hiện những bước đi quyết đoán hơn để đảm bảo an ninh năng lượng.Ngành công nghiệp nặng có khả năng phải cắt giảm sản lượng, sản xuất lương thực cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhà quan sát cảnh báo do giá khí đốt ở châu Âu tăng nên sản lượng phân bón đã giảm nhiều lần, điều này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp trong năm tới và có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu lương thực đại trà.Theo ý kiến của ông, các nhà chức trách nước này đã đặt chương trình nghị sự xanh lên trên các cuộc khủng hoảng mà Đức đang phải đối mặt. Để chứng minh quan điểm nói trên, ông trích dẫn tuyên bố của người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Đức Cem Ozdemir, người nói rằng nạn đói không phải là một luận cứ để lấy ra chứng minh cho những thiệt hại đối với đa dạng sinh học và bảo vệ khí hậu."Thảm họa gây hậu quả toàn cầu"Đức đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sản xuất hữu cơ lên 30% tổng sản lượng nông nghiệp vào năm 2030, một việc mà theo nhà báo chuyên mảng khoa học Axel Bojanowski nhận định, sẽ biến Đức từ một quốc ia tự túc lương thực thành một nước nhập khẩu ngũ cốc ròng.Ông giải thích rằng việc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ ở Đức và khu vực còn lại của châu Âu sẽ làm giá ngũ cốc và các loại cây nông nghiệp khác tăng cao đến mức người dân các nước đang phát triển không thể tiếp cận được.Tác giả cho rằng nhà chức trách quyết định giảm quy mô ngành nông nghiệp vì lợi ích bảo vệ môi trường. Cụ thể vào năm 2016 chính phủ đã cấm công nghệ biến đổi gen, công nghệ có thể nâng cao tính bền vững của ngành nông nghiệp.Kết luận, ông gọi chính sách của các nhà chức trách Đức là phản khoa học, mang tính phá hoại và đáng xấu hổ.Giống như các nước phương Tây khác, Đức phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng và lạm phát gia tăng do áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva và chính sách từ bỏ nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. Do giá nhiên liệu tăng cao, chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở Đức đã mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều đó cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Đức - quốc gia hùng mạnh nhất trong Liên minh châu Âu.
https://kevesko.vn/20220729/duc-co-the-mat-vi-tri-lanh-dao-trong-eu-16671280.html
https://kevesko.vn/20220913/duc-co-the-mat-toan-bo-he-thong-cong-nghiep-17766788.html
đức
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12988942_67:0:2796:2047_1920x0_80_0_0_84f97a44f24fd52ff041d558a56662b8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
đức, năng lượng, kinh tế, môi trường, khủng hoảng, báo chí thế giới
đức, năng lượng, kinh tế, môi trường, khủng hoảng, báo chí thế giới
Ở Áo nói về "sự tự sát quốc gia" của Đức
08:02 15.09.2022 (Đã cập nhật: 08:28 15.09.2022) MOSKVA (Sputnik) - Giới tinh hoa Đức bị vấn đề môi trường chi phối đang hy sinh an ninh năng lượng và an ninh lương thực của mình để theo đuổi chương trình nghị sự về khí hậu. Đây là ý kiến của nhà kinh tế học người Áo Ralf Schellhammer bày tỏ trong một bài báo nhan đề "Sự tự sát quốc gia của Đức" trên tờ Spiked.
Chương trình xanh được đặt trên khủng hoảng
Mới đây chính phủ Đức tạm hoãn việc đóng cửa hai nhà máy điện hạt nhân sau khi nguồn
cung cấp khí đốt qua “Dòng chảy phương Bắc” phải dừng do lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo tác giả, chính quyền nước này lẽ ra có thể thực hiện những bước đi quyết đoán hơn để đảm bảo an ninh năng lượng.
“Do khủng hoảng năng lượng, nước Đức đang lăn xuống vực”, - ông Schellhammer viết.
Ngành công nghiệp nặng có khả năng phải cắt giảm sản lượng, sản xuất lương thực cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhà quan sát cảnh báo do giá khí đốt ở châu Âu tăng nên sản lượng phân bón đã giảm nhiều lần, điều này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp trong năm tới và có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu lương thực đại trà.
Theo ý kiến của ông, các nhà chức trách nước này đã đặt chương trình nghị sự xanh
lên trên các cuộc khủng hoảng mà Đức đang phải đối mặt. Để chứng minh quan điểm nói trên, ông trích dẫn tuyên bố của người đứng đầu Bộ Nông nghiệp Đức Cem Ozdemir, người nói rằng nạn đói không phải là một luận cứ để lấy ra chứng minh cho những thiệt hại đối với đa dạng sinh học và bảo vệ khí hậu.
“Và bây giờ họ (chính phủ) đang kích hoạt chính sách tự sát khi tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự xanh”, - tác giả lý giải.
"Thảm họa gây hậu quả toàn cầu"
Đức đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sản xuất hữu cơ lên 30% tổng sản lượng nông nghiệp vào năm 2030, một việc mà theo nhà báo chuyên mảng khoa học Axel Bojanowski nhận định, sẽ biến Đức từ một quốc ia tự túc lương thực thành một nước
nhập khẩu ngũ cốc ròng.
"Đó sẽ là một thảm họa gây hậu quả toàn cầu", - ông Schellhammer cảnh báo.
Ông giải thích rằng việc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ ở Đức và khu vực còn lại của châu Âu sẽ làm giá ngũ cốc và các loại cây nông nghiệp khác tăng cao đến mức người dân các nước đang phát triển không thể tiếp cận được.
13 Tháng Chín 2022, 03:27
Tác giả cho rằng nhà chức trách quyết định giảm quy mô ngành nông nghiệp vì lợi ích bảo vệ môi trường. Cụ thể vào năm 2016 chính phủ đã cấm công nghệ biến đổi gen, công nghệ có thể nâng cao tính bền vững của ngành nông nghiệp.
“Đây không phải là lần đầu tiên giới tinh hoa Đức ngáng đường những tiến bộ cần thiết cho sự thịnh vượng của nhân loại bằng cách hạn chế phát triển sản xuất lương thực và năng lượng”, - nhà báo Schellhammer nhận xét.
Kết luận, ông gọi chính sách của các nhà chức trách Đức là phản khoa học, mang tính phá hoại và đáng xấu hổ.
Giống như các nước phương Tây khác, Đức phải đối mặt
với tình trạng giá năng lượng và lạm phát gia tăng do áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva và chính sách từ bỏ nguồn cung cấp nhiên liệu của Nga. Do giá nhiên liệu tăng cao, chủ yếu là khí đốt, ngành công nghiệp ở Đức đã mất đi phần lớn lợi thế cạnh tranh, điều đó cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Đức - quốc gia hùng mạnh nhất trong Liên minh châu Âu.