Kinh tế Trung Quốc bất ổn, Việt Nam hưởng lợi

© Depositphotos.com / Jethuynh PhotographyThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Đăng ký
Giới phân tích cho rằng, những yếu tố bất định của nền kinh tế Trung Quốc thúc đẩy xu hướng ngày càng có nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Theo đánh giá của công ty chứng khoán VNDirect, Việt Nam hiện đang sở hữu những lợi thế vượt trội so với các nước trong khu vực để thu hút dòng vốn FDI thời gian tới đây.

VNDirect: GDP Việt Nam 2022 đạt 7,7%

Như Sputnik đề cập,Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn với tư cách một trung tâm sản xuất mới.
Quốc gia Đông Nam Á này cũng được đánh giá là sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh FDI khi được đặt lên “bàn cân” so sánh với một số nước cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ…
Mới đây, VNDirect đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô với một số đánh giá đáng chú ý về nền kinh tế Việt Nam.
Về vĩ mô, Công ty CP Chứng khoán VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mốc mới – theo đó, dự kiến, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP vào khoảng 7,7% năm nay.
Nhóm phân tích nghiên cứu của VNDirect cũng cho rằng tăng trưởng quý III của Việt Nam có thể đạt 13,1% thay vì chỉ dừng ở mốc 11% như dự báo trước đó.
Tuy nhiên, vào quý IV, xu hướng tăng trưởng nóng của nền kinh tế có thể hạ nhiệt và được dự báo vào khoảng 5-6%.

“Chính sách kích cầu của Chính phủ đã thúc đẩy sự phục hồi ấn tượng của tiêu dùng nội địa và du lịch trong những tháng gần đây”, - VNDirect nhấn mạnh.

Đồng thời, bất chấp khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, các số liệu kinh tế gần đây của Việt Nam cho thấy, đà tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp đã được cải thiện trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua.

“Dữ liệu tháng 8 thậm chí còn tốt hơn so với kỳ vọng của chúng tôi trước đó với chỉ số IIP tăng 2,9% so với tháng trước (tăng 15,6% so với cùng kỳ) và chỉ số PMI tăng lên mức 51,7 điểm từ mức 51,2 điểm của tháng trước”, - Công ty Chứng khoán VNDirect lưu ý.

Ngành công nghiệp logistics Việt Nam thu hút đầu tư hạ tầng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
“Kinh tế Việt Nam đang tương đồng với Nhật Bản thập niên 1970”

Ngày càng nhiều đơn hàng Trung Quốc đổ về Việt Nam

Trong dự báo trước đó, VNDirect lo ngại rằng tăng trưởng theo từng tháng của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam có thể chậm lại trong quý III do nhu cầu tại các nước phát triển suy yếu trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
VNDirect cũng cho rằng, động lực cho sự tăng trưởng mạnh hơn dự kiến xuất phát từ nhu cầu trong nước phục hồi vững chắc giúp tạo đà tăng các đơn đặt hàng mới.

“Đặc biệt, ngày càng nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam”, - theo VNDirect.

Lý giải xu hướng chuyển dịch sản xuất này, VNDirect cho rằng, làn sóng đơn hàng rời Trung Quốc đến Việt Nam tăng cao được thúc đẩy bởi sự bất ổn thời gian qua của nền kinh tế Trung Quốc vì chính sách Zero Covid-19 cũng như tình trạng hạn hán kéo dài, thiếu điện ở khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Nêu mức dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam 2023, công ty chứng khoán này cho rằng, GDP Việt Nam có thể duy trì ở mức 6,9%.

“Triển vọng tăng trưởng thấp hơn là do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam”, - VNDirect lưu ý.

Cùng với đó, “bóng ma” lạm phát cũng là yếu tố cần đặc biệt được quan tâm. Mức lạm phát tăng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi tiêu dùng trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí và ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, theo VNDirect, vẫn sẽ có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào năm sau 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào, đà tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được duy trì vững chắc cũng như đà phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch với lượng du khách quốc tế tăng cao.

Xu hướng FDI vào Việt Nam

Theo báo cáo mới của VNDirect, việc dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm sút trong những tháng gần đây sẽ không kéo dài. Dự kiến từ năm 2023, vốn FDI đăng ký có thể phục hồi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, vốn thực hiện các dự án FDI trong tháng 8 đã tăng 13,9% so với cùng kỳ, lên mức 1,2 tỷ USD, nâng vốn thực hiện của các dự án FDI trong 8 tháng đầu năm 2022 lên 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng vốn đăng ký các dự án FDI trong tháng 8 giảm 48,3% so với cùng kỳ, xuống mức 1,2 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm, vốn đăng ký của các dự án FDI giảm 12,2% so với cùng kỳ, xuống còn 16,8 tỷ USD.
Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2022, có hơn 1.135 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổng vốn đăng ký vào khoảng 6,4 tỷ USD, giảm 44,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Đã có 676 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,5 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 2.425 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2022, vốn thực hiện của các dự án FDI cũng đã tăng 10,5%.
Theo nhận định của VNDirect, trong 8 tháng đầu năm 2022, nguyên nhân khiến vốn đăng ký FDI giảm chủ yếu là do cùng kỳ năm 2021 ghi nhận một số dự án quy mô rất lớn bao gồm: Dự án nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Long An I, II trị giá 3,1 tỷ USD và nhà máy nhiệt điện Ô môn II trị giá 1,3 tỷ USD.
Trong khi đó, dự án FDI đăng ký lớn nhất từ đầu năm 2022 đến nay là nhà máy sản xuất đồ chơi của LEGO, trị giá 1,3 tỷ USD.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, nhiều doanh nghiệp lớn cũng tạm dừng kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất.

“Tuy nhiên, sự sụt giảm dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam sẽ không kéo dài và dự kiến vốn FDI đăng ký có thể phục hồi từ năm 2023”, - VNDirect nhận định.

Cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2022
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đổ bao nhiêu tiền vào Việt Nam?

Việt Nam có lợi thế vượt trội trong cạnh tranh FDI

Theo báo cáo, Việt Nam có những lợi thế vượt trội so với các đối thủ trong khu vực về thu hút dòng vốn FDI quốc tế. Những yếu tố đó bao gồm chi phí lao động cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi, tình hình chính trị ổn định và nhiều ưu đãi từ các Hiệp định FTA.
Thời gian qua, một số tập đoàn công nghệ lớn đã công bố ý định đầu tư và mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Nhiều ông lớn cho biết họ có ý định chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Việt Nam trong tương lai.
Điển hình, như Sputnik đã thông tin, cả ông lớn Apple dự định sẽ sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam. Trong khi đó, Google lại có kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất Google Pixel 7 sang Việt Nam. Tương tự, Xiaomi và Oppo cũng định thiết lập hoạt động sản xuất tại Việt Nam.
Những yếu tố trên đã góp phần khiến các chuyên gia của VNDirect giữ nguyên dự báo về việc, FDI thực hiện trong năm 2022 sẽ tăng 10% so với cùng kỳ, trong khi vốn FDI đăng ký giảm 5-10% so với năm 2021.
Vừa qua, trang Sohu của Trung Quốc cũng có bài phân tích nêu ra những lợi thế đáng chú ý của Việt Nam so với các nước trong cùng khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài đó là tỷ giá hối đoái ổn định (chính sách tiền tệ ổn định), môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện và ngày càng cởi mở, minh bạch hơn.
Việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín của quốc tế Moody’s mới đây đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định cho thấy triển vọng hết sức tích cực của quốc gia Đông Nam Á này.
Bên cạnh một số điểm hạn chế như cần cân nhắc đến sự bão hòa về nguồn cung lao động và hiệu quả logistics, theo ông Nishad Majmudar, chuyên gia chính xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam của Moody’s, sức hút với FDI vài năm qua của Việt Nam chủ yếu đến từ trọng tâm chính sách trong hình thành và hỗ trợ các khu công nghiệp (phát triển chuỗi công nghiệp phụ trợ).

“Khi so sánh với các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc,Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam có mặt bằng giáo dục khá cao trong khi chi phí nhân công lại khá cạnh tranh”, - chuyên gia của Moody’s lưu ý.

Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có độ mở kinh tế lớn nhất thế giới
Cùng với đó, các hỗ trợ về thuế và chính sách khuyến khích đầu tư trong giai đoạn đầu của các dự án cũng là điểm cộng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала