Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đổ bộ thị trường tỷ đô Trung Quốc

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamVua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Đăng ký
Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa gây chú ý khi khai trương cửa hàng cà phê đầu tiên tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, đem cà phê Việt Nam đi chinh phục thị trường tỷ đô người láng giềng Bắc.
Trước đó, theo đại diện Trung Nguyên Legend, mỗi năm Trung Nguyên Legend bán khoảng 800 triệu ly cà phê G7 ở Trung Quốc, đồng thời, cứ 18 ly cà phê của bất kỳ thương hiệu nào bán ra thị trường thì có ít nhất 1 ly của G7 Trung Nguyên.

Trung Nguyên Legend đổ bộ thị trường Trung Quốc

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như Trung Nguyên Legend không chỉ nổi tiếng trong khuôn khổ đất nước Việt Nam mà còn là thương hiệu cà phê được nhận diện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc.
Ghi nhận thực tế cho thấy, người Trung Quốc rất ưa chuộng các sản phẩm cà phê Trung Nguyên của Việt Nam.
Ngày 20 tháng 9, thông tin Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ khai trương cửa hàng cà phê đầu tiên tại Thượng Hải đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.
Sự thật là, không phải mới bây giờ sản phẩm cà phê của Trung Nguyên mới có mặt ở Trung Quốc.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2022
Tỷ phú Việt ‘ngược chiều gió’, Đặng Lê Nguyên Vũ mở bán nhà chữa lành
Từ ngày 23/11/2017, Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chính thức khai trương văn phòng đại diện tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Tuy nhiên, phải gần 5 năm sau, đến nay, Trung Nguyên mới chính thức khai trương cửa hàng cà phê đầu tiên tại đất nước 1,4 tỷ dân này.
Trong các báo cáo chính thức của mình, Trung Nguyên đánh giá, thị trường cà phê Trung Quốc là “thị trường tỷ đô” đầy triển vọng và Trung Nguyên đã đặt tham vọng đạt mốc 1,6 tỷ USD cho thị trường đông dân nhất trên thế giới này bằng chính thương hiệu cà phê Trung Nguyên của Việt Nam.
Theo nhiều nguồn tin, trước khi mở văn phòng chính thức tại Thượng Hải, Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã phát triển mạng lưới nhà phân phối, đối tác tại Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Thêm vào đó, đã từ lâu các sản phẩm cà phê năng lượng G7 đã được bày bán rộng rãi trên tất cả các trang mạng bán hàng lớn như Alibaba, Taobao.com, Tmall.com, Yihaodian.com, jd.com, và trên 1.000 siêu thị tại Trung Quốc, được người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt ưa thích.
Chỉ tính trong hai năm 2016 - 2017, doanh thu từ thị trường Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông và Đài Loan, ước tính đạt hơn 30 triệu USD, và tốc độ tăng trưởng hàng năm dự đoán đạt 30%, theo Trung Nguyên.
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
"Chốt" vụ ly hôn nghìn tỷ đồng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Do đó, với việc mở thêm cửa hàng phục vụ cà phê pha sẵn mang thương hiệu Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải, đây được coi là một bước tiến đáng chú ý trong hành trình chinh phục thị trường tỷ dân của Trung Nguyên ở Trung Quốc.

Mỗi năm bán 800 triệu ly cà phê G7 ở Trung Quốc

Đây là con số khổng lồ được chính ông ý Thanh Hải, Giám đốc Phát triển kinh doanh thị trường toàn Trung Quốc của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, chia sẻ tại hội nghị giao thương trực tuyến đồ uống Việt Nam – Trung Quốc năm 2022 vừa qua.
“Mỗi năm, Trung Nguyên Legend bán khoảng 800 triệu ly cà phê G7 tại Trung Quốc. Cứ 18 ly cà phê của bất kỳ thương hiệu nào bán ra thị trường thì có ít nhất 1 ly của G7”, - ông Hải nhấn mạnh.
Theo đại diện Trung Nguyên Legend, là thị trường tỷ đô với dân số 1,4 tỷ người, sức mua của thị trường Trung Quốc là “vô cùng lớn” và “hấp dẫn nhà đầu tư”.
Trong khi Tổ chức cà phê thế giới (ICO) đánh giá Trung Quốc là thị trường mới nổi về tiêu dùng cà phê, mức tiêu thụ ở mức cao và ổn định, thì cà phê Việt Nam trên thực tế có nhiều thế mạnh khi xuất khẩu sang nước láng giềng Trung Quốc. Đại diện Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam cho hay ngoài nhu cầu ổn định từ thị trường này, Việt Nam có ưu thế khi nguồn cung cà phê chất lượng cao lớn với 680.000 ha trồng cà phê chất lượng cao.
Theo Vicofa, Việt Nam có hơn 620 nhà máy chế biến cà phê rang xay với công suất trên 80.000 tấn/năm.Công suất các nhà máy chế biến cà phê hòa tan khoảng trên 52.000 tấn/năm, công suất các nhà máy chế biến cà phủ phối trộn, khoảng 190.000 tấn/năm.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2019
“Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không”
Ngoài ra, giao thương Việt Nam – Trung Quốc ngày càng gắt kết nhờ các hiệp định thương mại tự do và hiệp định RCEP. Hệ thống giao thông ở cả đường sắt, đường biển, đường cửa khẩu đều thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị phần ở Trung Quốc, do đó, triển vọng là rất lớn.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 10 của cà phê Việt Nam với sản lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm đạt 21.450 tấn, với gần 66 triệu USD.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Vicofa, so với cùng kỳ năm 2021, sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường này giảm 23,9% nhưng tăng 1,9% về kim ngạch.
Trong tổng số cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc, cà phê nhân đạt khoảng 13.000 tấn, kim ngạch trên 24 triệu USD, cà phê chế biến sâu đạt khoảng 8.352 tấn chưa quy đổi, kim ngạch 41 triệu USD. Như vậy, cà phê chế biến sâu chiếm khoảng 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là cà phê Robusta, tuy nhiên cũng có một số sản phẩm cà phê Arabica đang được tiêu thụ và nhận phản hồi tốt.

Trung Nguyên sẽ vượt qua sự khó tính của thị trường Trung Quốc

Dù Trung Quốc là thị trường mơ ước của doanh nghiệp Việt Nam với quy mô tiêu dùng lớn, vị trí địa lý gần giúp cà phê Việt có lợi thế về vận chuyển và văn hóa tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng, thực tế, đây còn là một thị trường khó tính, phát triển nhanh và xu hướng liên tục thay đổi.
Theo ông Wilson Li Wuqiang, đại diện Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tại Thượng Hải, ban đầu, Trung Nguyên chủ yếu tiêu thụ cà phê qua các kênh đầu mối ở biên giới và sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1. Hiện, căn cứ theo nhu cầu khách hàng, Trung Nguyên có thêm sản phẩm cà phê đen, cà phê rang xay phục vụ nhu cầu pha phin của người dân Trung Quốc.
“Trung Quốc là thị trường rất lớn và đa dạng, do vậy cần áp dụng nhiều cách tiêu thụ khác nhau. Tại Thượng Hải, cà phê Trung Nguyên không chỉ được bán ở những kênh phân phối lớn mà còn được chia gói nhỏ bán tại các cửa hàng mini, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ với mục tiêu tiếp cận nhiều nhất người tiêu dùng”, - ông Wilson Li Wuqiang nói.
Còn theo ông Lý Thanh Hải, Trung Quốc là thị trường cạnh tranh rất khốc liệt với hàng triệu thương hiệu cùng nhau san sẻ thị phần. Do đó, nếu doanh nghiệp nước ngoài giữ tư tưởng chỉ buôn bán thương mại đơn thuần, không đầu tư phát triển thị trường, marketing sẽ dễ dàng bị phớt lờ trước hàng triệu thương hiệu khác vốn rất tích cực quảng bá.
Đặng Lê Nguyên Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2019
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định có thể “hô mưa, gọi gió”, ĐBQH khuyên nên đi giám định hoang tưởng
Để G7 trở thành thương hiệu cà phê hòa tan nhập khẩu có thị phần lớn nhất Trung Quốc, ông Hải cho rằng doanh nghiệp cần chú ý 4 điểm cốt lõi, bao gồm tâm lý, đầu tư, kiến thức về thị trường bản địa và kết nối với đoàn thể của quốc gia tại Trung Quốc.
Trước khi mở văn phòng tại Trung Quốc, bản thân Trung Nguyên Legend đã mất hơn một năm chỉ để xây dựng kế hoạch, nguồn lực và mất 5 năm để chuẩn bị bán sản phẩm mang thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường này.
“Tại Trung Quốc, Trung Nguyên Legend có 15 nhà nhập khẩu, 300 nhà phân phối, 300.000 điểm bán trực tiếp và hàng vạn cửa hàng online. Tính chung, tập đoàn này có khoảng 15 triệu khách hàng thường xuyên tại Trung Quốc”, - ông Lý Thanh Hải khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала