https://kevesko.vn/20220920/vi-sao-evn-noi-khong-voi-viec-dam-phan-gia-dien-tai-tao-17958250.html
Vì sao EVN nói không với việc đàm phán giá điện tái tạo?
Vì sao EVN nói không với việc đàm phán giá điện tái tạo?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phản hồi Bộ Công Thương liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và... 20.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-20T13:54+0700
2022-09-20T13:54+0700
2022-09-20T13:55+0700
việt nam
evn
điện
năng lượng
thông tin
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/09/9574850_0:141:3001:1829_1920x0_80_0_0_5efdfc878e4e5006a295929c41e4b642.jpg
Trong văn bản phản hồi liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, EVN đề xuất không giao cho đơn vị này đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện cũng như việc “xét lại” các hợp đồng phải dựa theo luật.Từ kinh nghiệm đàm phán các dự án năng lượng truyền thống theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, EVN cho rằng đề xuất trên không khả thi trong điều kiện tại Việt Nam.EVN giải thích do thời gian sẽ kéo dài và các dự án chuyển tiếp đã đầu tư ở nhiều giai đoạn khác nhau, đã thực hiện với khung giá điện không hồi tố lại được các năm trước khi đàm phán với số lượng lớn.Bởi lẽ, việc xác định sản lượng điện bình quân năm của các nhà máy điện tái tạo phức tạp hơn các dự án điện truyền thống. Trong khi chưa rõ cơ quan nào xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu này.Ngoài ra, việc đàm phán theo tổng mức đầu tư do chủ đầu tư khai báo và sản lượng điện bình quân trên sẽ phát sinh các vấn đề khó giải trình và nằm ngoài kiểm soát của EVN...Theo EVN, các nước đều chuyển sang cơ chế đấu thầu sau khi kết thúc giai đoạn giá FIT (giá mua bán điện cố định), hầu hết các nước đều áp dụng giá FIT trong một giai đoạn nhất định, sau đó chuyển sang cơ chế đấu thầu.Do vậy, EVN kiến nghị trước mắt cho phép các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện, được thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay và không vượt quá khung giá phát điện của loại hình nguồn điện tương ứng do Bộ Công Thương phê duyệt (việc chào giá và công bố công suất từng chu kỳ giao dịch tuân thủ quy định vận hành thị trường điện).Về dài hạn, EVN đề nghị áp dụng cơ chế đấu thầu theo hai bước:
https://kevesko.vn/20220916/tai-sao-tap-doan-dien-luc-viet-nam-evn-bao-lo-17892087.html
https://kevesko.vn/20220521/lo-vu-an-tham-o-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-4-xuat-hien-bang-chung-quan-trong-tu-evn-15290222.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/09/9574850_186:0:2813:1970_1920x0_80_0_0_e5c18f1b2a22eac9157424a3ebd3cb0a.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, evn, điện, năng lượng, thông tin, kinh tế
việt nam, evn, điện, năng lượng, thông tin, kinh tế
Vì sao EVN nói không với việc đàm phán giá điện tái tạo?
13:54 20.09.2022 (Đã cập nhật: 13:55 20.09.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phản hồi Bộ Công Thương liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và triển khai trong tương lai. Trong đó đề xuất không giao cho EVN đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
Trong văn bản phản hồi liên quan đến cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, EVN đề xuất không giao cho đơn vị này đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện cũng như việc “xét lại” các hợp đồng phải dựa theo luật.
Từ kinh nghiệm đàm phán các dự án năng lượng truyền thống theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, EVN cho rằng đề xuất trên không khả thi trong điều kiện tại
Việt Nam.
EVN giải thích do thời gian sẽ kéo dài và các dự án chuyển tiếp đã đầu tư ở nhiều giai đoạn khác nhau, đã thực hiện với khung giá điện không hồi tố lại được các năm trước khi đàm phán với số lượng lớn.
Bởi lẽ, việc xác định sản lượng điện bình quân năm của các nhà máy điện tái tạo phức tạp hơn các dự án điện truyền thống. Trong khi chưa rõ cơ quan nào xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu này.
16 Tháng Chín 2022, 21:57
Ngoài ra, việc đàm phán theo tổng mức đầu tư do chủ đầu tư khai báo và sản lượng điện bình quân trên sẽ phát sinh các vấn đề khó giải trình và nằm ngoài kiểm soát của EVN...
Theo EVN, các nước đều chuyển sang cơ chế đấu thầu sau khi kết thúc giai đoạn giá FIT (giá mua bán điện cố định), hầu hết các nước đều áp dụng giá FIT trong một giai đoạn nhất định, sau đó chuyển sang
cơ chế đấu thầu.
Do vậy, EVN kiến nghị trước mắt cho phép các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp tham gia thị trường điện, được thanh toán theo giá thị trường điện giao ngay và không vượt quá khung giá phát điện của loại hình nguồn điện tương ứng do Bộ Công Thương phê duyệt (việc chào giá và công bố công suất từng chu kỳ giao dịch tuân thủ quy định vận hành thị trường điện).
Về dài hạn, EVN đề nghị áp dụng cơ chế đấu thầu theo hai bước:
Bước 1 là lựa chọn chủ đầu tư theo đúng Luật đầu tư mới với quyết định chủ trương đầu tư có thời hạn nhất định.
Bước 2 nếu chủ đầu tư không triển khai dự án trong thời gian quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền thu lại dự án để giao chủ đầu tư khác. Các chủ đầu tư được lựa chọn tham gia thị trường điện hoặc tham gia đấu thầu để ký hợp đồng mua bán điện (PPA) và phát triển dự án, đơn vị tổ chức đấu thầu là
Bộ Công Thương.