https://kevesko.vn/20220926/viet-nam-tinh-nhap-khau-dien-khi-lng-tu-nga-va-iran-18117806.html
Việt Nam tính nhập khẩu điện khí LNG từ Nga và Iran
Việt Nam tính nhập khẩu điện khí LNG từ Nga và Iran
Sputnik Việt Nam
Liên quan đến dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương cho rằng, trong ngắn và trung hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu điện khí thiên nhiên hoá lỏng LNG từ... 26.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-26T18:55+0700
2022-09-26T18:55+0700
2022-09-26T18:55+0700
việt nam
kinh tế
nga
iran
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/448/55/4485554_0:92:3077:1823_1920x0_80_0_0_12d0d0f4997ca3dc6ff453e43f35edf7.jpg
Theo chiến lược an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo đủ nguồn cung ứng điện, Bộ Công Thương cho rằng, khả năng nhập khẩu điện khí LNG cho các nhà máy điện có quy mô công suất 23.900MW năm 2030 của Việt Nam là khả thi.Năng lượng Việt Nam, điện khí LNG và Quy hoạch Điện VIIINhư đã biết, khí thiên nhiên hoá lỏng (Liquefied Natural Gas- LNG) là khí thiên nhiên được hóa lỏng khi làm lạnh sâu đến âm 162oC sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là methane.Là loại năng lượng quan trọng, điện khí LNG được giao dịch mua bán rất phổ biến trên thị trường quốc tế và trở thành nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới như: các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Những quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới là Nga, các nước khu vực Trung Đông, Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia), Australia. Khu vực Đông Bắc Á là thị trường tiêu thụ LNG truyền thống với Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu tấn.Vì chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15 độ C, 1 atm), LNG là sản phẩm khí thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển từ nơi sản xuất đến các thị trường tiêu thụ trên thế giới.Phương tiện vận chuyển chủ yếu hiện nay là các tàu LNG với tải trọng từ 170,000 m3 đến 260,000 m3, trong đó tải trọng phổ biến nhất là từ 155,000 m3 đến 170,000 m3. Sau khi được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, LNG được chuyển trở lại trạng thái khí khi đi qua thiết bị tái hóa khí sau đó được bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ. Hiện nay, LNG được sử dụng tương tự như khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện, hộ công nghiệp, khu đô thị.Ở nhiều nước trên thế giới LNG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải như tàu biển, tàu hỏa và xe vận tải nặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, LNG có thể được chuyên chở bằng xe bồn, tàu hỏa, tàu ven biển có tải trọng từ 2,500-12,000 m3 đến những hộ tiêu thụ ở xa đường ống dẫn khí, các thị trường khu vực ven biển, các đảo ngoài khơi.Nhu cầu LNG của Việt NamCho đến nay, LNG vẫn được Việt Nam xem như một loại nhiên liệu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.Theo phân tích của Công ty Luật TNHH Duane Morris Việt Nam (Duane Morris Vietnam LLP), chính phủ Việt Nam coi điện khí LNG là nguồn nhiên liệu hoá thạch thân thiện nhất với môi trường và đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.Tuy nhiên, dù mang nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam, tuy nhiên, trên thực tế, việc đưa vào sử dụng và phát triển nguồn điện khí LNG tại Việt Nam đã và đang còn còn nhiều khó khăn, trở ngại.Theo Lexology dẫn quan điểm của công ty luật Duane Morris Việt Nam, điều này không phải chỉ vì giá nhiên liệu tăng và thị trường bất ổn trong những tháng gần đây, mà là để thực hiện mục tiêu phát thải ròng “net zero” vào năm 2050 và phát triển các nguồn điện sạch hơn như Việt Nam đã cam kết tại COP26.Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII (PDP8), Việt Nam ước tính lượng khí LNG nhập khẩu vào khoảng 23.900 MW, tương đương 16,4% tổng nguồn điện vào năm 2030. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG cao hơn so với Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị.Trước đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với phát triển ngành than “Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn. Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên…”.Dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam cũng hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới. Các dự án nhiệt điện than tiếp tục triển khai là những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, phần lớn đã có chủ đầu tư được Bộ Công Thương đánh giá tình khả thi cao sẽ được kế thừa trong Quy hoạch điện VIII. Tổng công suất đặt các nguồn điện than trong phương án phụ tải cơ sở năm 2030 là 40.700 GW, thấp hơn so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.000 MW.Cùng với đó, nhiều nhà máy điện than trên khắp Việt Nam đã không được xem xét để phát triển trong thời gian tới tại các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bạc Liêu, Tân Phước… và được thay thế bằng các nguồn điện khí LNG thân thiện hơn với môi trường. Chính vì vậy, tỷ trọng các nhà máy nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 31% năm 2030 trong kịch bản phụ tải cơ sở và khoảng 28% với kịch bản phụ tải cao.Theo lý giải của Bộ Công Thương, để thông qua Nghị quyết số 55, các nguồn nhiệt điện than vẫn đạt 55 GW trong khi LNG đạt 22 GW. Trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tính đến các chi phí bên ngoài để xác định khả năng cung ứng điện từ các nguồn này. Như vậy, đến năm 2030, tổng công suất các nguồn nhiệt điện than chỉ đạt 37GW. Phần chênh lệch 18GW đã được thay thế bằng 14GW LNG và một số nguồn năng lượng tái tạo khác của đất nước, trong đó chú trọng điện gió, điện mặt trời.Cũng cần lưu ý rằng, có tới 17.900MW trong tổng số 23.900MW điện khí LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII là từ các dự án đã được phê duyệt trong Quy hoạch Điện VII sửa đổi. Khu vực phía Bắc của Việt Nam sẽ phát triển thêm 6.000 MW LNG nhằm đảm bảo nền tảng năng lượng của hệ thống điện miền Bắc, nhất là vào mùa cao điểm khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng điện tăng cao.Cần tính đến nhập khẩu LNG từ Nga, Úc, IranĐánh giá về quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển điện khí LNG trong quá trình chuyển đổi năng lượng, theo Duane Morris Việt Nam, văn bản đáng lưu ý nhất là Văn bản số 3787/BCT-ĐL (ngày 4/7/2022) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát một số nội dung của quy hoạch điện VIII thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công thư số 182 / LĐCP ngày 10/6/2022.Theo văn bản số 3787/BCT-ĐL, Bộ Công Thương giải thích rằng kế hoạch nhập khẩu LNG của Việt Nam tuân thủ theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.Cụ thể, về quy hoạch điện khí LNG nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định các dự án LNG dự kiến phát triển trong Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 với tổng công suất 23.900MW (chiếm 16,4%) là cần thiết.Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cân nhắc sự cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị hoặc hướng dẫn của Ban Kinh tế Trung ương về các chỉ tiêu nêu trên trước khi phê duyệt Quy hoạch điện VIII.Đáng chú ý, theo nhà chức trách, trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu điện khí hoá lỏng LNG từ Nga, Australia, Mỹ và Qatar vì đây là các nước có lượng LNG xuất khẩu nhiều nhất và cũng có kế hoạch tăng lượng xuất khẩu thời gian tới.Trong khi đó, về lâu dài, Việt Nam cần xem xét nhập khẩu LNG từ Mozambique, Turkmenistan và Iran. Với nguồn cung đa dạng như vậy, Việt Nam có thể nhập khẩu LNG cho các nhà máy điện có tổng công suất 23.900MW vào năm 2030.Về rủi ro tăng giá LNG trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương cũng đã tính phương án. Cụ thể, trong trường hợp giá LNG tăng cao trên thị trường thế giới, mức tăng giá sản xuất điện trung bình của hệ thống vẫn có thể chấp nhận được đối với Việt Nam.Bộ cho biết, hiện tại có 2 hệ thống giá LNG trên thị trường là: giá giao ngay và giá hợp đồng. Đối với nhà máy điện tua-bin khí hóa hơi (TBKHH) sử dụng LNG, do nhu cầu sử dụng cao và ổn định nên thường sẽ sử dụng giá hợp đồng dài hạn để mua LNG. Bộ Công thương cho biết, giá hợp đồng cũng được điều chỉnh hàng năm theo thị trường nhưng tốc độ điều chỉnh chậm hơn và không có biến động lớn như giá giao ngay.Các nhà máy LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII có thay đổi không?Theo phản hồi mới nhất của Bộ Công Thương, các nhà máy điện khí LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam vẫn không thay đổi.Trả lời cho câu hỏi, liệu có bất kỳ nhà máy chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng LNG thành điện nào của Việt Nam được lên kế hoạch hủy bỏ hay không? Hoặc có bất kỳ kế hoạch nào cho cơ sở hạ tầng kho / khí LNG bị hủy bỏ hoặc trì hoãn không?, theo Duane Morris Việt Nam thì không có bất kỳ sự thay đổi nào.“Không có dự án nhà máy điện khí LNG nào bị hủy bỏ. Một số dự án bị chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong thu xếp vốn, bên cạnh việc nhà đầu tư thay đổi mục tiêu ưu tiên đầu tư”, theo Duane Morris Việt Nam.Trong năm tài chính 2022, có hai Dự án LNG (tổng công suất 750 MWx2 - Kiên Giang 1 và Kiên Giang 2 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PVN dự kiến hoạt động trong giai đoạn 2021-2022) được phê duyệt trong Quy hoạch Điện VII sửa đổi nhưng chưa được đưa vào dự thảo Quy hoạch Điện VIII.Bộ Công Thương đã giải thích rằng hai dự án này chưa tìm được nguồn cung điện phù hợp (LNG nhập khẩu hoặc nguồn cung khí nội địa tại chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn) nên không được xem xét đưa vào dự thảo Quy hoạch Điện VIII.Triển vọng Quy hoạch Điện VIIINgày 6 tháng 9 năm 2022, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo kết luận các nội dung tại phiên họp Chính phủ ngày 20 tháng 8 năm 2022.Đây là cuộc Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và có sự tham gia của một số thành viên Chính phủ như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đáng chú ý, theo Lexology, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chưa thực sự hài lòng với dự thảo Quy hoạch Điện VIII và yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, chỉnh sửa kỹ lưỡng Quy hoạch điện 8 với nguyên tắc cơ bản là bảo đảm lợi ích và an ninh năng lượng quốc gia.Đề án Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình lại (tại Tờ trình 4778/TTr-BCT ngày 11/8/2022).Trong đó có 6 nội dung xin ý kiến Thường trực Chính phủ như rà soát các dự án điện than, điện khí; Các dự án điện mặt trời; Các chỉ tiêu liên quan đến điện tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị; Cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII; Cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).Về cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét thông qua đề án Quy hoạch điện VIII với cơ cấu nguồn đến năm 2030. Cụ thể: Tổng công suất các nhà máy điện (đã tính đến 2.428,42 MW công suất các dự án điện mặt trời sau khi đã rà soát nêu trên, đưa vào vận hành trước năm 2030) khoảng 120.995 - 148.358 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).Trong đó, thủy điện (tính cả thủy điện nhỏ) đạt 26.795 - 28.946 MW, chiếm tỷ lệ 19,5 - 22,1%; nhiệt điện than 37.467 MW, chiếm tỷ lệ 25,3 - 31%; nhiệt điện khi (tỉnh cả nguồn điện sử dụng LNG) 29.880 - 38.980 MW, chiếm tỷ lệ 24,726,3%; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...) 21.666 - 35.516 MW, chiếm tỷ lệ 17,9 - 23,9%, nhập khẩu điện 3.937 - 5.000 MW, chiếm tỷ lệ 3,3 -3,4%.Đến nay, hiện vẫn chưa rõ khi nào Quy hoạch Điện VIII sẽ được thông qua hay hoàn thiện triệt để. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng, Quy hoạch Điện VIII có thể được phê chuẩn trong năm nay.
https://kevesko.vn/20220919/quy-hoach-dien-viii-cua-viet-nam-lng-dien-hat-nhan-va-at-chu-bai-khi-hydrogen--17944736.html
https://kevesko.vn/20220913/tu-lng-den-nang-luong-tai-tao-sieu-du-an-trung-tam-hydro-xanh-75-ty-usd-o-quang-tri-17796756.html
https://kevesko.vn/20220923/pakistan-noi-ve-trien-vong-cung-cap-lng-tu-nga-18041659.html
iran
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/448/55/4485554_184:0:2915:2048_1920x0_80_0_0_f01336c05865bc9eb8ba57a25d90cb53.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, nga, iran, bộ công thương
việt nam, kinh tế, nga, iran, bộ công thương
Theo chiến lược an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo đủ nguồn cung ứng điện, Bộ Công Thương cho rằng, khả năng nhập khẩu điện khí LNG cho các nhà máy điện có quy mô công suất 23.900MW năm 2030 của Việt Nam là khả thi.
Năng lượng Việt Nam, điện khí LNG và Quy hoạch Điện VIII
Như đã biết, khí thiên nhiên hoá lỏng (Liquefied Natural Gas- LNG) là khí thiên nhiên được hóa lỏng khi làm lạnh sâu đến âm 162oC sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là methane.
Là loại năng lượng quan trọng, điện khí LNG được giao dịch mua bán rất phổ biến trên thị trường quốc tế và trở thành nguồn năng lượng quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới như: các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Những quốc gia xuất khẩu LNG nhiều nhất thế giới là Nga, các nước khu vực Trung Đông,
Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia), Australia. Khu vực Đông Bắc Á là thị trường tiêu thụ LNG truyền thống với Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm khoảng 80 triệu tấn.
Vì chỉ chiếm 1/600 thể tích so với khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn (15 độ C, 1 atm), LNG là sản phẩm khí thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển từ nơi sản xuất đến các thị trường tiêu thụ trên thế giới.
Phương tiện vận chuyển chủ yếu hiện nay là các tàu LNG với tải trọng từ 170,000 m3 đến 260,000 m3, trong đó tải trọng phổ biến nhất là từ 155,000 m3 đến 170,000 m3. Sau khi được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, LNG được chuyển trở lại trạng thái khí khi đi qua thiết bị tái hóa khí sau đó được bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ. Hiện nay, LNG được sử dụng tương tự như khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện, hộ công nghiệp, khu đô thị.
19 Tháng Chín 2022, 18:43
Ở nhiều nước trên thế giới LNG còn được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải như tàu biển, tàu hỏa và xe vận tải nặng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, LNG có thể được chuyên chở bằng xe bồn, tàu hỏa, tàu ven biển có tải trọng từ 2,500-12,000 m3 đến những hộ tiêu thụ ở xa đường ống dẫn khí, các thị trường khu vực ven biển, các đảo ngoài khơi.
Cho đến nay, LNG vẫn được Việt Nam xem như một loại nhiên liệu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Theo phân tích của Công ty Luật TNHH Duane Morris Việt Nam (Duane Morris Vietnam LLP), chính phủ Việt Nam coi điện khí LNG là nguồn nhiên liệu hoá thạch thân thiện nhất với môi trường và đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Tuy nhiên, dù mang nhiều cơ hội cho ngành năng lượng Việt Nam, tuy nhiên, trên thực tế, việc đưa vào sử dụng và phát triển nguồn điện khí LNG tại Việt Nam đã và đang còn còn nhiều khó khăn, trở ngại.
Theo Lexology dẫn quan điểm của công ty luật Duane Morris Việt Nam, điều này không phải chỉ vì giá nhiên liệu tăng và thị trường bất ổn trong những tháng gần đây, mà là để thực hiện mục tiêu phát thải ròng “net zero” vào năm 2050 và phát triển các nguồn điện sạch hơn như Việt Nam đã cam kết tại COP26.
Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII (PDP8), Việt Nam ước tính lượng khí LNG nhập khẩu vào khoảng 23.900 MW, tương đương 16,4% tổng nguồn điện vào năm 2030. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG cao hơn so với Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị.
Trước đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với phát triển ngành than “Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành than gắn với nhiệm vụ đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và nhập khẩu than dài hạn. Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất điện. Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên…”.
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam cũng hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới. Các dự án nhiệt điện than tiếp tục triển khai là những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, phần lớn đã có chủ đầu tư được Bộ Công Thương đánh giá tình khả thi cao sẽ được kế thừa trong Quy hoạch điện VIII. Tổng công suất đặt các nguồn điện than trong phương án phụ tải cơ sở năm 2030 là 40.700 GW, thấp hơn so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.000 MW.
Cùng với đó,
nhiều nhà máy điện than trên khắp Việt Nam đã không được xem xét để phát triển trong thời gian tới tại các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bạc Liêu, Tân Phước… và được thay thế bằng các nguồn điện khí LNG thân thiện hơn với môi trường. Chính vì vậy, tỷ trọng các nhà máy nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 31% năm 2030 trong kịch bản phụ tải cơ sở và khoảng 28% với kịch bản phụ tải cao.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, để thông qua Nghị quyết số 55, các nguồn nhiệt điện than vẫn đạt 55 GW trong khi LNG đạt 22 GW. Trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương đã tính đến các chi phí bên ngoài để xác định khả năng cung ứng điện từ các nguồn này. Như vậy, đến năm 2030, tổng công suất các nguồn nhiệt điện than chỉ đạt 37GW. Phần chênh lệch 18GW đã được thay thế bằng 14GW LNG và một số nguồn năng lượng tái tạo khác của đất nước, trong đó chú trọng điện gió, điện mặt trời.
Cũng cần lưu ý rằng, có tới 17.900MW trong tổng số 23.900MW điện khí LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII là từ các dự án đã được phê duyệt trong Quy hoạch Điện VII sửa đổi. Khu vực phía Bắc của Việt Nam sẽ phát triển thêm 6.000 MW LNG nhằm đảm bảo nền tảng năng lượng của hệ thống điện miền Bắc, nhất là vào mùa cao điểm khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng điện tăng cao.
Cần tính đến nhập khẩu LNG từ Nga, Úc, Iran
Đánh giá về quan điểm của Chính phủ Việt Nam đối với việc phát triển điện khí LNG trong quá trình chuyển đổi năng lượng, theo Duane Morris Việt Nam, văn bản đáng lưu ý nhất là Văn bản số 3787/BCT-ĐL (ngày 4/7/2022) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát một số nội dung của quy hoạch điện VIII thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công thư số 182 / LĐCP ngày 10/6/2022.
Theo văn bản số 3787/BCT-ĐL, Bộ Công Thương giải thích rằng kế hoạch nhập khẩu LNG của Việt Nam tuân thủ theo Nghị quyết 55 của
Bộ Chính trị.
13 Tháng Chín 2022, 23:16
Cụ thể, về quy hoạch điện khí LNG nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định các dự án LNG dự kiến phát triển trong Quy hoạch điện VIII đến năm 2030 với tổng công suất 23.900MW (chiếm 16,4%) là cần thiết.
“Việc nhu cầu cần nhập khẩu LNG dự kiến là 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và 13-16 tỷ m3 vào năm 2045, cao hơn mục tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW đã nêu "Đủ năng lực nhập khẩu khi tự nhiên hỏa lỏng LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045”, Bộ Công Thương cho biết.
Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cân nhắc sự cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị hoặc hướng dẫn của Ban Kinh tế Trung ương về các chỉ tiêu nêu trên trước khi phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
Đáng chú ý, theo nhà chức trách, trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu điện khí hoá lỏng LNG từ Nga, Australia, Mỹ và Qatar vì đây là các nước có lượng LNG xuất khẩu nhiều nhất và cũng có kế hoạch tăng lượng xuất khẩu thời gian tới.
Trong khi đó, về lâu dài, Việt Nam cần xem xét nhập khẩu LNG từ Mozambique, Turkmenistan và Iran. Với nguồn cung đa dạng như vậy, Việt Nam có thể nhập khẩu LNG cho các nhà máy điện có tổng công suất 23.900MW vào năm 2030.
Về rủi ro tăng giá LNG trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương cũng đã tính phương án. Cụ thể, trong trường hợp giá LNG tăng cao trên thị trường thế giới, mức tăng giá sản xuất điện trung bình của hệ thống vẫn có thể chấp nhận được đối với Việt Nam.
Bộ cho biết, hiện tại có 2 hệ thống giá LNG trên thị trường là: giá giao ngay và giá hợp đồng. Đối với nhà máy điện tua-bin khí hóa hơi (TBKHH) sử dụng LNG, do nhu cầu sử dụng cao và ổn định nên thường sẽ sử dụng giá hợp đồng dài hạn để mua LNG. Bộ Công thương cho biết, giá hợp đồng cũng được điều chỉnh hàng năm theo thị trường nhưng tốc độ điều chỉnh chậm hơn và không có biến động lớn như giá giao ngay.
Các nhà máy LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII có thay đổi không?
Theo phản hồi mới nhất của Bộ Công Thương, các nhà máy điện khí LNG trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam vẫn không thay đổi.
Trả lời cho câu hỏi, liệu có bất kỳ nhà máy chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng LNG thành điện nào của Việt Nam được lên kế hoạch hủy bỏ hay không? Hoặc có bất kỳ kế hoạch nào cho cơ sở hạ tầng kho / khí LNG bị hủy bỏ hoặc trì hoãn không?, theo Duane Morris Việt Nam thì không có bất kỳ sự thay đổi nào.
“Không có dự án nhà máy điện khí LNG nào bị hủy bỏ. Một số dự án bị chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong thu xếp vốn, bên cạnh việc nhà đầu tư thay đổi mục tiêu ưu tiên đầu tư”, theo Duane Morris Việt Nam.
Trong năm tài chính 2022,
có hai Dự án LNG (tổng công suất 750 MWx2 - Kiên Giang 1 và Kiên Giang 2 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia PVN dự kiến hoạt động trong giai đoạn 2021-2022) được phê duyệt trong Quy hoạch Điện VII sửa đổi nhưng chưa được đưa vào dự thảo Quy hoạch Điện VIII.
Bộ Công Thương đã giải thích rằng hai dự án này chưa tìm được nguồn cung điện phù hợp (LNG nhập khẩu hoặc nguồn cung khí nội địa tại chuỗi khí, điện Lô B - Ô Môn) nên không được xem xét đưa vào dự thảo Quy hoạch Điện VIII.
Triển vọng Quy hoạch Điện VIII
Ngày 6 tháng 9 năm 2022, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo kết luận các nội dung tại phiên họp Chính phủ ngày 20 tháng 8 năm 2022.
Đây là cuộc Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và có sự tham gia của một số thành viên Chính phủ như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đáng chú ý, theo Lexology,
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chưa thực sự hài lòng với dự thảo Quy hoạch Điện VIII và yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, chỉnh sửa kỹ lưỡng Quy hoạch điện 8 với nguyên tắc cơ bản là bảo đảm lợi ích và an ninh năng lượng quốc gia.
Đề án Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình lại (tại Tờ trình 4778/TTr-BCT ngày 11/8/2022).
Trong đó có 6 nội dung xin ý kiến Thường trực Chính phủ như rà soát các dự án điện than, điện khí; Các dự án điện mặt trời; Các chỉ tiêu liên quan đến điện tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị; Cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII; Cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (DPPA).
23 Tháng Chín 2022, 12:57
Về cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét thông qua đề án Quy hoạch điện VIII với cơ cấu nguồn đến năm 2030. Cụ thể: Tổng công suất các nhà máy điện (đã tính đến 2.428,42 MW công suất các dự án điện mặt trời sau khi đã rà soát nêu trên, đưa vào vận hành trước năm 2030) khoảng 120.995 - 148.358 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).
Trong đó, thủy điện (tính cả thủy điện nhỏ) đạt 26.795 - 28.946 MW, chiếm tỷ lệ 19,5 - 22,1%; nhiệt điện than 37.467 MW, chiếm tỷ lệ 25,3 - 31%; nhiệt điện khi (tỉnh cả nguồn điện sử dụng LNG) 29.880 - 38.980 MW, chiếm tỷ lệ 24,726,3%; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...) 21.666 - 35.516 MW, chiếm tỷ lệ 17,9 - 23,9%, nhập khẩu điện 3.937 - 5.000 MW, chiếm tỷ lệ 3,3 -3,4%.
Đến nay, hiện vẫn chưa rõ khi nào Quy hoạch Điện VIII sẽ được thông qua hay hoàn thiện triệt để. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng, Quy hoạch Điện VIII có thể được phê chuẩn trong năm nay.