Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc vào tầm ngắm của NATO, khu vực Biển Đông đối mặt nguy cơ xung đột lớn

© AP Photo / Mindaugas KulbisMáy bay NATO ở Lithuania
Máy bay NATO ở Lithuania - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – “Sớm muộn gì cũng diễn ra cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, vấn đề là thời gian và diễn ra như thế nào. Đối tượng đặc biệt của NATO trong tương lai là Trung Quốc, không phải Nga. Chiến tuyến thực sự trên Biển Đông và mặt trận chính là Châu Á – Thái Bình Dương”.
Đó là lời nhận định của Thiếu tướng PGS. TS. Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam khi trao đổi với Sputnik.

Tuyến phòng thủ tiếp theo của NATO sẽ là Biển Đông

Tuyến phòng thủ tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ là Biển Đông. Điều này đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố mới đây tại cuộc họp báo về kết quả tham gia khóa họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Nhận định về “tuyến phòng thủ” tiếp theo của NATO, trao đổi với Sputnik, Thiếu tướng PGS. TS. Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam hoàn toàn đồng ý với tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga.

“Tôi nghĩ rằng, nếu xét trong tương lai xa điều Ngoại trưởng Lavrov nói là đúng. Có lẽ, Ngoại trưởng Nga trên một phán đoán về lâu dài thì sẽ xảy ra cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn đồng ý vấn đề này với ông Lavrov. Sớm muộn gì cũng diễn ra cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, vấn đề là thời gian và diễn ra như thế nào. Nhưng điều này thuộc về thì tương lai. Tôi cho rằng, 5-10 năm nữa có lẽ chưa diễn ra việc phòng tuyến của NATO ở biển Đông”.

Thiếu tướng phân tích thêm, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc bằng mọi cách sẽ không để xảy ra cuộc chiến tranh với Mỹ - Trung. Đối với Hoa Kỳ, họ cũng chưa sẵn sàng “chiến tranh lạnh” với Trung Quốc. Bởi nếu xảy ra chiến tranh lạnh, Trung Quốc sẽ rơi vào thế bất lợi cả về kinh tế - chính trị - đối ngoại – an ninh. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc phát triển rất nhanh.

“Cá nhân tôi cho rằng khả năng chiến tranh lạnh Mỹ - Trung là chưa có. Nghĩa là “tuyến phòng thủ” của NATO chưa thể tới biển Đông, ít nhất trong vòng 10 năm tới. Cuộc đối đầu Mỹ - Trung là không thể tránh khỏi, nhưng chưa thể xảy ra trong 5-10 năm tới đây”, nhà phân tích, nghiên cứu chiến lược quan hệ quốc tế Lê Văn Cương nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov phát biểu tại phiên họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2022
Biển Đông
Ngoại trưởng Nga Lavrov: “Tuyến phòng thủ” kế tiếp của NATO sẽ là Biển Đông

Mục tiêu tiếp theo của NATO là Trung Quốc

Từ khi thành lập năm 1949 đến năm 2019, trong giai đoạn này NATO xác định đối tượng là Liên Xô, sau này là Nga. Nhưng từ sau cuộc họp NATO vào năm 2019, họ đưa Trung Quốc vào tầm ngắm. Hiện nay, trong giới học giả chính khách, có ý kiến cho rằng Nga không phải là đối thủ của NATO. Về lâu dài, đối thủ của NATO nói chung và Hoa Kỳ nói riêng là Trung Quốc. Vì thế, từ năm 2019 đến giờ, đặc biệt trong thời kỳ Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ chuyển trọng tâm cả về mặt chính trị - ngoại giao - quân sự sang Châu Á – Thái Bình Dương, điển hình việc triển khai mạnh mẽ quyết liệt chiến lược Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, khả năng sẽ thành lập một liên minh "Bộ Tứ" (cách gọi khác của “Đối thoại Tứ giác An ninh”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ),...
Chia sẻ quan điểm đánh giá với Sputnik, Thiếu tướng PGS. TS. Lê Văn Cương cho hay:

“Nhận thức mới của NATO, đối tượng đặc biệt của NATO trong tương lai là Trung Quốc, không phải Nga. Theo đó, mặt trận chính là Biển Đông. Cụ thể, chiến tuyến thực sự trên Biển Đông và mặt trận chính là Châu Á – Thái Bình Dương”.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2022
Biển Đông
Ngoại trưởng Nga: NATO không giấu mưu đồ lập «tuyến phòng thủ» ở Biển Đông

Bộ tứ “NATO châu Á” có kìm chân được Trung Quốc?

Có thể thấy, NATO không hề có ý định giấu giếm việc tuyến phòng thủ kế tiếp của Liên minh này sẽ nằm ở Biển Đông, bởi trong các văn kiện tổng kết của hội nghị thượng đỉnh vừa hoàn thành ở Madrid, NATO đã xác định Trung Quốc là thách thức chính, mang tính hệ thống và dài hạn.
Trong cuộc đối đầu mang tính hệ thống giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khi Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc có sức mạnh Kinh tế - Quân sự - Chính trị đang áp đặt luật chơi ép buộc các nước nhỏ trong khu vực. Ngược lại, phía Bắc Kinh cho rằng, việc Biển Đông là việc của Trung Quốc với ASEAN và Hoa Kỳ không nên can dự vào việc này.

“Mục đích sâu xa của “bộ tứ” là đối phó với Trung Quốc. Cuộc đối đầu này diễn ra từ cấp độ thấp đến cao. Thực ra, hiện vai trò của NATO ở Biển Đông là chưa nhiều. Về phía NATO, rõ ràng Tổ chức này chưa can dự vào biển Đông một cách trực tiếp. Thực chất đây là cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”, vị Thiếu tướng bình luận với Sputnik.

Đáng nói, Nhật Bản và Australia đang là thành viên của “Bộ Tứ” cùng với hai quốc gia Mỹ và Ấn Độ. Trung Quốc đã gọi “Bộ Tứ” là “NATO ở châu Á” và cáo buộc mục đích là nhằm kiềm chế Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực.
Tổng thống Joe Biden hiện nay đang tiếp nối tham vọng xây dựng một “NATO châu Á” từ chính quyền tiền nhiệm với mục đích ngăn chặn ảnh hưởng ngày một lớn mạnh của Trung Quốc tại khu vực.
Trái với những nỗ lực và các tuyên bố cứng rắn từ Mỹ, các nước thành viên còn lại trong “Bộ tứ” khá dè dặt trước ý tưởng về một “NATO châu Á”. Ấn Độ vốn là quốc gia đi đầu phong trào không liên kết, thường quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lợi ích chung, như an ninh hàng hải, hợp tác chống khủng bố… Sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc cũng khiến Úc quan ngại về ý định tham gia một liên minh quân sự chính thức để kiềm chế Trung Quốc.

“Tôi cho rằng, “bộ tứ” ít nhất trong vòng 5-7 năm tới sẽ lỏng lẻo, không thể hình thành được “NATO châu Á” như những lời học giả phương Tây nói”, vị Thiếu tướng khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала