Lý do khiến kịch bản tang thương không xảy ra khi siêu bão Noru quét qua miền Trung Việt Nam

© Ảnh : TTXVNĐà Nẵng trước khi bão số 4 đổ bộ
Đà Nẵng trước khi bão số 4 đổ bộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bão Noru 2022 được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Sau 3 năm kể từ thảm họa Rào Trăng cho đến khi siêu bão Noru đổ bộ, may mắn kịch bản tang thương đã không xảy ra.

Từ thảm họa Rào Trăng đến siêu bão Noru

Đã 3 năm kể từ vụ sạt lở đất và ký ức thảm họa Rào Trăng. Cơn bão Molave năm 2020 và hoàn lưu của bão đã gây ra mưa lũ lịch sử chưa từng có trong 60 năm qua tại các tỉnh miền Trung.
Và càng đau lòng hơn, trong đó có sự hy sinh anh dũng của 13 cán bộ, chiến sĩ trong quá trình tìm kiếm cứu hộ cứu nạn nhạn nhân sạt lở Thuỷ điện Rào Trăng 3 cùng 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 khiến người dân cả nước bàng hoàng. Tính chung trong mùa mưa bão năm 2020, ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng.
Con số thống kê trên cho thấy, đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng và khốc liệt chưa từng có trong nhiều năm qua. Tình trạng “bão chồng bão,” “lũ chồng lũ” đã tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi.
Cùng với bão Molave năm 2020, Xangsane 2006, bão Noru 2022 được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua. Bão Noru được đánh giá là cơn bão rất mạnh, có thể so sánh với bão Xangsane năm 2006 về cường độ, thậm chí mạnh hơn.
Cũng đổ bộ vào nước ta vào cao điểm mưa bão tháng 9, thời điểm đó, bão Xangsane với sức gió mới chỉ mạnh cấp 13, giật cấp 14 nhưng đã càn quét kinh hoàng vào Đà Nẵng – Quảng Nam khiến 266 ngư dân chết và mất tích, trong đó chỉ 20 thi thể được vớt, số còn lại mãi mãi nằm dưới lòng biển. Những người chết và mất tích đều là lao động chính trong những gia đình nghèo. Ngoài ra, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại. Tổng thiệt hại ước tính gần 10.000 tỷ đồng thời điểm đó.
Bão Noru là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm. Song, may mắn không có thiệt hại về người.

“Bước đầu ghi nhận không có thiệt hại về người. Có 4 người bị thương; sập 3 nhà; hư hỏng, tốc mái 157 nhà; chìm 3 ghe nhỏ; 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện và 15 xã bị mất điện, hiện đã khắc phục 535 trạm biến áp; gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai”, Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 cho biết.

Có thể thấy, 3 năm hiện tượng Lalina diễn ra là 3 năm mà miền Trung nói riêng và cả nước nói chung hứng chịu nhiều thiên tai khốc liệt và để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Việt Nam chủ động hơn trong công tác dự đoán và phòng, chống thiên tai

Trong báo cáo về cơn bão số của của Tổng cục khí tượng thủy văn, với bão số 04, dự báo về hướng di chuyển, thời gian đổ bộ, khu vực đổ bộ là chính xác, với cường độ khi đổ bộ nhỏ hơn 1-2 cấp so với dự báo ban dầu.
Đà Nẵng khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Chưa thể tính được thiệt hại sau bão Noru
Sức tàn phá của bão Noru tương đương bão Xangsane, song rút kinh nghiệm sâu sắc từ những mùa mưa lũ trước, đặc biệt là trận mưa lũ lịch sử 2020, ngay từ khi bão Noru vào biển Đông, cơ quan khí tượng đã theo sát diễn biến của cơn bão và đưa ra những dự báo để chính quyền cùng người dân có biện pháp phòng chống.
"So với diễn biến thực tế, dự báo quốc tế cao hơn 2-3 cấp khi trên Biển Đông, hơn 3-4 cấp khi đổ bộ vào đất liền. Dự báo của Việt Nam sát nhất, chính xác khi trên Biển Đông, thấp hơn 1-2 cấp khi bão vào đất liền", Tổng cục Khí tượng thủy văn khẳng định.
Đặc biệt, nhờ có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Việt Nam, các lực lượng và người dân nên giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Sau những bài học đắt giá từ các cơn bão trước và thực trạng thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, tinh thần chủ động ứng phó, sự chỉ đạo quyết liệt từ sớm, từ xa và ý thức chấp hành của người dân là yếu tố quyết định đến kết quả phòng, chống bão. Từ đó, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản để không có những con số đau lòng như Xangsane 2006 hay Molave năm 2020.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала