Mỹ dính đòn từ các đồng minh ở Thái Bình Dương

© Ảnh : Unsplash / Aaron Burden Quốc kỳ Mỹ
 Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã khiếu nại Hoa Kỳ khi được đề nghị hợp tác, tờ The Guardian viết.
Theo tác giả bài báo, tại hội nghị thượng đỉnh với những quốc đảo này ở Washington, Mỹ quyết định xích lại gần các nước trong khu vực để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng đề xuất của Mỹ đã gây ra phản ứng cảnh giác từ các đối tác tiềm năng.
Cụ thể, Quần đảo Solomon đã từ chối ký thỏa thuận do Hoa Kỳ xúc tiến. Quốc gia Thái Bình Dương này nói rõ điều đó trong một công hàm ngoại giao mà ấn phẩm tìm hiểu được.
Đại diện Quần đảo Solomon cho biết họ "không định thông qua tuyên bố trong tuần này" và cần thêm thời gian để đánh giá đề xuất từ phía Washington.
Mỹ hy vọng thông qua tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra, nhưng phái đoàn của quốc đảo này đã hoãn cuộc họp thảo luận về thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc họp Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương / ITERS - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Mỹ định mở rộng các chương trình huấn luyện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Theo The Guardian, dự thảo văn kiệm bao gồm 11 điểm trong đó có nội dung bắt buộc các bên tham gia cam kết chống lại "cuộc khủng hoảng khí hậu" trong điều kiện tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp.
Thỏa thuận do Mỹ đưa ra khác với hiệp ước chi tiết mà Trung Quốc đề xuất với các quốc đảo Thái Bình Dương trước đó. Trong văn bản của mình Bắc Kinh quy định rõ số lượng, chương trình cụ thể, thậm chí cả số lượng các đoàn Trung Quốc được cử đến lưu diễn tại quần đảo theo chương trình giao lưu văn hóa.
Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng có ý định mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh khu vực, cùng với đó là xây dựng các phòng thí nghiệm, đào tạo sĩ quan cảnh sát và tăng cường hợp tác về không gian mạng.
Văn bản của Mỹ có tính chất chung chung: tuy dự thảo đề cập đến nhiều vấn đề từ kinh tế, an ninh đến môi trường, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
John Paul Jones - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2022
Quần đảo Solomon cấm tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng
Đồng thời, Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận về liên kết tự do với Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau. Theo đó, Nhà Trắng cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước này để đổi lấy các cam kết về quốc phòng.
Tuy nhiên, ba nước này vẫn còn lo ngại về tuyên bố mới do Mỹ đề xuất.

“Sự hỗ trợ hiện tại được đưa ra không phù hợp với đóng góp của các quốc đảo chúng tôi vào an ninh và ổn định khu vực, qua đó cũng phản ánh lợi ích của Mỹ. Hỗ trợ kinh tế mà Hoa Kỳ đưa ra dường như được xác định từ trước và dựa trên sự phân tích chưa đầy đủ, nói một cách đơn giản: sự hỗ trợ kinh tế của Hoa Kỳ là không đủ”,- bức thư của đại sứ các nước này gửi cho ông Kurt Campbell, điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nêu rõ.

Các nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn là đồng minh chính của họ, nhưng tỏ ý nghi ngờ hiệu quả của sáng kiến do Mỹ đưa ra. Họ cũng lưu ý rằng các quốc gia của họ vẫn chưa hài lòng với sự hỗ trợ do Mỹ đề xuất trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa sự tồn tại của những đảo này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала