https://kevesko.vn/20220930/viet-nam-xep-so-1-the-gioi-ve-nhap-khau-cong-nghe-cao-18222216.html
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao
Sputnik Việt Nam
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam đứng đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, chỉ số đổi mới công nghệ sáng tạo toàn cầu 2022 cũng có sự... 30.09.2022, Sputnik Việt Nam
2022-09-30T18:49+0700
2022-09-30T18:49+0700
2022-09-30T18:49+0700
công nghệ
kinh tế
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1a/14402327_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_f435783b4b0da891209959ac09cb3542.jpg
Theo đó, với vị trí 48/132 trên bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua về đổi mới sáng tạo, đứng thứ 3 Đông Nam Á về đổi mới sáng tạo, sau Singapore và Thái LanTrong khi đó, Thụy Sĩ tiếp tục giữ ngôi đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Đất nước này dẫn đầu thế giới về kết quả đổi mới, nhất là trong lĩnh vực sáng chế, đầu tư phần mềm và sản xuất công nghệ cao.Việt Nam dẫn đầu nhóm 3 đất nước về đổi mới theo nhóm thu nhậpSáng 30/9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) năm 2022.Theo báo cáo này, Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia và nền kinh tế. So với năm 2021, Việt Nam đã giảm 4 bậc (từ vị trí 44 xuống 48). Ở Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3, sau Singapore (thứ 7) và Thái Lan (thứ 43).Trong báo cáo năm nay, Ấn Độ đã vượt qua Việt Nam để giành vị trí dẫn đầu nhóm 3 đất nước về đổi mới theo nhóm thu nhập (Iran vượt qua Ukraina để vào nhóm xếp hạng này).Việt Nam, cùng với Philippines (59), Indonesia (75), Campuchia (97) và Lào (112), được cho là đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua, cũng như dẫn đầu trong các đổi mới quan trọng về chỉ số.Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, cải thiện vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 35, trong khi năm 2021 là 38). Cùng với Iran (hạng 53) và Philippines (hạng 59), Việt Nam lọt top 3 nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất hiện nay.Thuỵ Sĩ là “nhà vô địch”Thụy Sĩ tiếp tục ngôi đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Đất nước này dẫn đầu thế giới về kết quả đổi mới, nhất là trong lĩnh vực sáng chế, đầu tư phần mềm, sản xuất công nghệ cao.Lần lượt xếp tiếp theo là Mỹ (2), Thụy Điển (3) và Anh (4). Thụy Điển dẫn đầu về cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường kinh doanh cũng như chỉ số nhà nghiên cứu, quỹ cho R&D.Đã có một số thay đổi trong top 15 nước dẫn đầu bảng xếp hạng: Mỹ tăng một bậc lên vị trí 2, Hà Lan (xếp thứ 5), Singapore (xếp thứ 7), Đức (xếp thứ 8) và Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí 11.Các quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á vào top 15 gồm Hàn Quốc (6), Singapore (7), Trung Quốc (11), Nhật Bản (13) và Hong Kong (14). Cùng với nhóm nước trên, cả New Zealand (thứ 24) và Australia (thứ 25) cùng được xếp trong nhóm các nhà lãnh đạo đổi mới.Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước vươn lên mạnh mẽ nhất trong bảng xếp hạng 10 năm qua. Từ vị trí thứ 21 năm 2012, Hàn Quốc đã vào nhóm top 10 (năm 2020) và tiến lên vị trí thứ 6 như hiện nay.Trong khi đó, Nhật Bản đã từ vị trí 25 (năm 2012) thăng lên vị trí thứ 13. Về phần mình, Trung Quốc đã leo từ vị trí thứ 34 (năm 2012) lên vị trí thứ 11.Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã thăng hạng từ vị trí thứ 100 năm 2012 lên vị trí 75, nhờ dẫn đầu thế giới về chính sách khởi nghiệp. Nước này cũng được đánh giá cao về cải thiện các tiểu chỉ số tài chính đầu tư khởi nghiệp và mở rộng quy mô, hợp tác nghiên cứu và phát triển trường đại học-ngành...Ở Trung và Nam Á, Ấn Độ dẫn đầu khu vực với vị trí thứ 40. Iran xếp tiếp theo với thứ hạng 53 và Uzbekistan (vị trí82).Ấn Độ dẫn đầu về đổi mới trong nhóm thu nhập trung bình thấp, xếp số 1 về xuất khẩu ICT và giành vị trí cao trong nhiều chỉ số khác như vốn mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật, tăng trưởng năng suất lao động và đa dạng hóa ngành công nghiệp.Tại châu Phi, các quốc gia dẫn đầu về đổi mới là Kenya (88), Rwanda (105) và Mozambique (123). Ở khu vực Mỹ Latin và Caribe, Chile là nước duy nhất lọt vào top 50. Xếp tiếp theo là Brazil, Peru và Jamaica.Hai làn sóng đổi mớiĐể cho ra báo cáo GII năm 2022, WIPO đã phối hợp với Viện Portulans, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Liên đoàn Công nghiệp quốc gia Brazil (CNI), Ecopetrol (Colombia) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (TİM ).Việc xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo với 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.Báo cáo GII 2022 đã cho thấy 2 làn sóng đổi mới. Thứ nhất là làn sóng kỹ thuật số được xây dựng trên siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang trên đà tạo ra nhiều tác động các ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học.Làn sóng thứ hai dựa trên những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu mới và các ngành khoa học khác.
https://kevesko.vn/20220924/samsung-de-xuat-ve-van-de-chuyen-giao-cong-nghe-voi-viet-nam-18070380.html
https://kevesko.vn/20220531/vingroup-hop-tac-chien-luoc-cung-intel-nang-cao-cac-giai-phap-cong-nghe-15417807.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/1a/14402327_165:0:2896:2048_1920x0_80_0_0_3191f11999945ee93d90da5004ae8006.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
công nghệ, kinh tế, việt nam
công nghệ, kinh tế, việt nam
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam đứng đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, chỉ số đổi mới công nghệ sáng tạo toàn cầu 2022 cũng có sự thay đổi.
Theo đó, với vị trí 48/132 trên bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua về đổi mới sáng tạo, đứng thứ 3 Đông Nam Á về đổi mới sáng tạo, sau Singapore và Thái Lan
Trong khi đó, Thụy Sĩ tiếp tục giữ ngôi đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Đất nước này dẫn đầu thế giới về kết quả đổi mới, nhất là trong lĩnh vực sáng chế, đầu tư phần mềm và sản xuất công nghệ cao.
Việt Nam dẫn đầu nhóm 3 đất nước về đổi mới theo nhóm thu nhập
Sáng 30/9,
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) năm 2022.
Theo báo cáo này, Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia và nền kinh tế. So với năm 2021, Việt Nam đã giảm 4 bậc (từ vị trí 44 xuống 48). Ở Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3, sau Singapore (thứ 7) và Thái Lan (thứ 43).
Trong báo cáo năm nay, Ấn Độ đã vượt qua Việt Nam để giành vị trí dẫn đầu nhóm 3 đất nước về đổi mới theo nhóm thu nhập (Iran vượt qua Ukraina để vào nhóm xếp hạng này).
Việt Nam, cùng với Philippines (59), Indonesia (75), Campuchia (97) và Lào (112), được cho là đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua, cũng như dẫn đầu trong các đổi mới quan trọng về chỉ số.
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao, cải thiện vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 35, trong khi năm 2021 là 38). Cùng với Iran (hạng 53) và Philippines (hạng 59), Việt Nam lọt top 3 nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất hiện nay.
24 Tháng Chín 2022, 14:40
Thụy Sĩ tiếp tục ngôi đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Đất nước này dẫn đầu thế giới về kết quả đổi mới, nhất là trong lĩnh vực sáng chế, đầu tư phần mềm, sản xuất công nghệ cao.
Lần lượt xếp tiếp theo là Mỹ (2), Thụy Điển (3) và Anh (4). Thụy Điển dẫn đầu về cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường kinh doanh cũng như chỉ số nhà nghiên cứu, quỹ cho R&D.
Đã có một số thay đổi trong top 15 nước dẫn đầu bảng xếp hạng: Mỹ tăng một bậc lên vị trí 2, Hà Lan (xếp thứ 5), Singapore (xếp thứ 7), Đức (xếp thứ 8) và Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí 11.
Các quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á vào top 15 gồm Hàn Quốc (6), Singapore (7), Trung Quốc (11), Nhật Bản (13) và Hong Kong (14). Cùng với nhóm nước trên, cả New Zealand (thứ 24) và Australia (thứ 25) cùng được xếp trong nhóm các nhà lãnh đạo đổi mới.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước vươn lên mạnh mẽ nhất trong bảng xếp hạng 10 năm qua. Từ vị trí thứ 21 năm 2012, Hàn Quốc đã vào nhóm top 10 (năm 2020) và tiến lên vị trí thứ 6 như hiện nay.
Trong khi đó, Nhật Bản đã từ vị trí 25 (năm 2012) thăng lên vị trí thứ 13. Về phần mình, Trung Quốc đã leo từ vị trí thứ 34 (năm 2012) lên vị trí thứ 11.
Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã thăng hạng từ vị trí thứ 100 năm 2012 lên vị trí 75, nhờ dẫn đầu thế giới về chính sách khởi nghiệp. Nước này cũng được đánh giá cao về cải thiện các tiểu chỉ số tài chính đầu tư khởi nghiệp và mở rộng quy mô, hợp tác nghiên cứu và phát triển trường đại học-ngành...
Ở Trung và Nam Á, Ấn Độ dẫn đầu khu vực với vị trí thứ 40. Iran xếp tiếp theo với thứ hạng 53 và Uzbekistan (vị trí82).
Ấn Độ dẫn đầu về đổi mới trong nhóm thu nhập trung bình thấp, xếp số 1 về xuất khẩu ICT và giành vị trí cao trong nhiều chỉ số khác như vốn mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật, tăng trưởng năng suất lao động và đa dạng hóa ngành công nghiệp.
Tại châu Phi, các quốc gia dẫn đầu về đổi mới là Kenya (88), Rwanda (105) và Mozambique (123). Ở khu vực Mỹ Latin và Caribe, Chile là nước duy nhất lọt vào top 50. Xếp tiếp theo là Brazil, Peru và Jamaica.
Để cho ra báo cáo GII năm 2022, WIPO đã phối hợp với Viện Portulans, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Liên đoàn Công nghiệp quốc gia Brazil (CNI), Ecopetrol (Colombia) và Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (TİM ).
Việc xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo với 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng;
thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.
Báo cáo GII 2022 đã cho thấy 2 làn sóng đổi mới. Thứ nhất là làn sóng kỹ thuật số được xây dựng trên siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang trên đà tạo ra nhiều tác động các ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Làn sóng thứ hai dựa trên những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu mới và các ngành khoa học khác.