Bộ Công an Việt Nam tiết lộ thêm chi tiết về vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, Tân Hoàng Minh, AIC

© Ảnh : Vũ Minh Đức - TTXVNHọp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2022
Đăng ký
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ Công an đã thông tin về diễn biến kết quả điều tra các vụ trọng án như Việt Á (Phan Quốc Việt), Tân Hoàng Minh (Lê Anh Dũng), AIC (Nguyễn Thị Thanh Nhàn), trục lợi từ chuyến bay giải cứu của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Bộ Nội vụ lên tiếng về tình trạng nhiều cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và lý giải xu hướng “nhảy việc” từ công sang tư. Trong khi đó, Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời về việc rà soát quốc tịch cổ đông hãng bay IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn.

Bộ Công an thông tin vụ Việt Á, Tân Hoàng Minh, AIC, Cục Lãnh sự

Trả lời câu hỏi của báo chí tại họp báo Chính phủ chiều nay, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, kiêm người phát ngôn Bộ Công an đã cập nhật tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo như vụ Việt Á, Tân Hoàng Minh, chuyến bay giải cứu, AIC…
Trong đó, riêng vụ Việt Á, phóng viên đã đề nghị Bộ Công an cho biết, đến nay đã xác định cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng có hành vi trục lợi, liên quan tham nhũng hay chưa. Còn với vụ các chuyến bay giải cứu của Cục Lãnh sự, cơ quan điều tra đã xác định được số tiền nhận hối lộ của các bị can bị khởi tố, bắt giam hay chưa.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay, theo chức năng nhiệm vụ, Bộ Công an thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
“Bộ Công an đang quyết liệt, tập trung lực lượng điều tra theo đúng tiến độ, theo phương châm thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội, xử lý một vụ để cảnh tỉnh một vùng, lĩnh vực, làm không ngừng nghỉ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó”, Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định.
Theo người phát ngôn Bộ Công an, đến nay vụ Việt Á đã khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn 28 bị can, vụ Cục lãnh sự 21 bị can, Tân Hoàng Minh 7 bị can.
“Bộ Công an sẽ tiếp tục mở rộng điều tra trong thời gian tới”, tướng Xô nói.
Chánh Văn phòng Bộ Công an bổ sung thêm, điểm đặc biệt, đây là các vụ án kinh tế, nên trong quá trình tố tụng, Bộ Công an rất chú trọng điều tra xác minh, làm rõ nguồn tài chính, nguồn tiền đi, đến đều được tra soát kỹ.
Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng phát biểu tại buổi lễ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Sự nghiệp chính trị bất ngờ dang dở của ông Phạm Xuân Thăng vì Việt Á
Việc này, theo tướng Xô, là để các tài sản của các đối tượng để khi khởi tố vụ án, bị can, số tài sản, nguồn tiền được phong toả, kê biên để bảo đảm thu hồi tiền cho người dân và nhà nước.
Trung tướng Tô An Xô dẫn chứng, trong vụ Tân Hoàng Minh, số tài sản được kê biên phong toả là 4.000 tỷ đồng, vụ việc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tài sản thiệt hại 150 tỷ đồng (AIC), nhưng số tài sản các đối tượng bị kê biên lên tới 1.150 tỷ đồng, tài sản nhà nước được bảo đảm.
“Đó là điểm mới trong các vụ án kinh tế, làm sao kiểm soát nguồn tiền, tài sản của các bị can bảo đảm người bị hại, người dân, nhà nước không bị ảnh hưởng, thiệt hại”, người phát ngôn Bộ Công an nhấn mạnh.

Bình quân một năm có 15.800 cán bộ, công chức nghỉ việc

Tại họp báo Chính phủ chiều 1/10, đại diện Bộ Nội vụ đã trả lời câu hỏi về vấn đề vì sao cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc ở nhiều bộ ngành, địa phương của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, thời gian qua, đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là báo cáo của Bộ Y tế với Tổng Liên đoàn Lao động về số lượng 9.397 nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, chuyển từ khu vực công ra khu vực tư trong 1 năm rưỡi qua (tính trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022).
Ông Thăng cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 năm 2020-2021 phát sinh nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người khó khăn, ảnh hưởng dịch bệnh, liên quan đến việc làm, đời sống.
Trên tinh thần đó, Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng có văn bản gửi các bộ, ngành địa phương đề nghị các đơn vị báo cáo lại số liệu trong 2,5 năm từ năm 2020 đến 6 tháng 2022. Thời điểm này, Bộ Nội vụ nhận được được báo cáo của 28 cơ quan Trung ương, 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
“Kết quả là trong 2,5 năm, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Như vậy, tính bình quân 1 năm, Việt Nam có khoảng 15.820 người nghỉ việc. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8%, trong đó ở Trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ thông tin cụ thể, trong 39.552 nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục hơn 16.400 người, ngành y tế là 12.198 người.
“Ngoài ngành y tế còn có giáo dục cũng có tỷ lệ nghỉ việc nhiều do áp lực, thu nhập, có thể phân thành các nguyên nhân có khách quan, chủ quan”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết.

Vì sao cán bộ, công chức nghỉ việc nhiều?

Về nguyên nhân khách quan, theo Thứ trưởng Thăng, nguyên nhân đầu tiên, Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có thị trường lao động, phát triển thị trường lành mạnh, khu vực công sang khu vực tư, xuất khẩu lao động đều là liên thông. Nền kinh tế nhiều thành phần, khu vực công- tư có sự cạnh tranh lao động.
“Qua việc này chúng ta cũng nhìn nhận lại khu vực công, chính sách ra làm sao, khu vực tư chính sách như thế nào để chúng ta hoàn thiện, phát triển”, Thứ trưởng Thăng nói.
Nguyên nhân thứ hai là xã hội hoá, tự chủ đơn vị sự nghiệp. Theo các quy định của luật Viên chức, các Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết Trung ương, nếu đơn vị sự nghiệp tự chủ quản trị như doanh nghiệp, nhiều đơn vị có chế độ ký hợp đồng thì việc ra vào khu vực công -tư là thường xuyên, nhất là với 2 ngành y và giáo dục.
Cảnh sát đọc lệnh khám xét trụ sở AIC, ngày 29/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Cựu Chủ tịch AIC bị khởi tố, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở đâu?
Về nguyên nhân chủ quan, ông Thăng cho hay, thứ nhất, Trung ương, Chính phủ có nhiều Nghị quyết nâng cao chế độ chính sách tiền lương, nhưng chế độ chính sách còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cuộc sống.
Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đã báo cáo Chính phủ căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét tăng lương thế nào cho phù hợp.
Thứ hai, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia chưa tốt, nhiều người có kiến thức chuyên môn, năng lực giỏi sang làm việc tại khu vực tư với nhiều chính sách thu hút.
Thứ ba, thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, nên tại các cơ quan, đơn vị, khối lượng công việc gia tăng, tạo sức ép cho người lao động.
“Quá trình này cũng có những cơ quan, đơn vị khối lượng công việc có tăng, đây cũng là sức ép cho anh em, đặc biệt với ngành y tế do tác động bởi dịch COVID-19. Rồi môi trường làm việc, điều kiện làm việc một số thời điểm trong khu vực công cũng chưa thực sự hấp dẫn, chưa thực sự tạo ra cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tốt năng lực của mình”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ lưu ý.
Thứ tư, là do chủ quan, môi trường, điều kiện làm việc tại một số khu vực công chưa thật sự hấp dẫn, tạo cơ hội để cán bộ viên chức phát huy tốt năng lực. Nguyên nhân thứ năm là về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của cán bộ.
Ngoài ra, nghỉ việc, chuyển việc còn vì lý do cá nhân, muốn thử sức, thay đổi công việc từ khu vực công sang tư, thay đổi định hướng nghề nghiệp.

Rà soát quốc tịch cổ đông IPP Air Cargo là bình thường

Tại họp báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời về việc cấp phép bay đối với hãng bay và việc rà soát quốc tịch của cổ đông liên quan hãng bay IPP Air Cargo của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, việc rà soát quốc tịch cổ đông liên quan hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một nội dung trong công văn góp ý của bộ gửi Bộ Giao thông vận tải.
“Vấn đề xác định quốc tịch của cổ đông là bình thường, không có gì phức tạp hóa”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc rà soát quốc tịch này mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, việc xác định quốc tịch của cổ đông để biết tư cách của doanh nghiệp đấy thuộc thể loại nào.
Ông Phương cho biết, theo quy định hiện hành của Luật đầu tư cũng như các văn bản hướng dẫn, trong công ty có nhiều cổ đông mà có hai cổ đông quốc tịch nước ngoài thì ứng xử khác với doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, giữa doanh nghiệp 100% trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì chính sách khác nhau.
FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Những vụ như FLC, Tân Hoàng Minh cũng có cán bộ công chức tham gia
Thứ hai, theo ông Phương, hiện nay theo Luật Quốc tịch năm 2014, một số trường hợp, tình huống người Việt Nam có thể mang hai quốc tịch.
Trong quy định hướng dẫn của Luật đầu tư cũng có các tình huống ứng xử với các nhà đầu tư mang hai quốc tịch, gồm quốc tịch Việt Nam để có quy định, trình tự thủ tục cụ thể với các trường hợp cụ thể.
“Do vậy, việc xác định cổ đông, nhất là cổ đông sáng lập, thành lập để ứng xử cho phù hợp”, Thứ trưởng Phương nói và nhấn mạnh, đây là việc thận trọng trước khi cấp phép.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, sau khi Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho ý kiến thì Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Hàng không rà soát hồ sơ.
Ông Thọ thông tin, đến ngày 26/9 vừa qua, hồ sơ lập hãng bay IPP Cargo của ông Hạnh Nguyễn đã được trình lên Thủ tướng.
“Hiện nay, Thủ tướng chưa cho ý kiến về chủ trương đầu tư. Sau khi có chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ thực hiện quy trình cấp phép”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала