https://kevesko.vn/20221005/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-de-xuat-tam-dung-phe-duyet-doi-voi-cac-du-an-do-gio-ngoai-khoi-18336553.html
Đề xuất tạm dừng phê duyệt đối với các dự án đo gió ngoài khơi
Đề xuất tạm dừng phê duyệt đối với các dự án đo gió ngoài khơi
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có đề xuất tạm dừng cấp phép cho đến khi xây dựng được quy định liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt cấp... 05.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-05T16:10+0700
2022-10-05T16:10+0700
2022-10-05T16:12+0700
pháp luật
việt nam
chính phủ
năng lượng gió
thông tin
dự án
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/11/10675349_0:257:2731:1793_1920x0_80_0_0_ffc623e199993f60f1de32245e2dca9f.jpg
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tới cuối tháng 8, đã có 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi, chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước (65,5%). Tuy nhiên, mới chỉ có một đề xuất được chấp thuận, của Tre, Tập đoàn Năng lượng tái tạo Mainstream và đối tác Việt Nam là AIT để lắp trạm Lidar với tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD, phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre.Ngoài ra có 19 đề xuất đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển đã được bộ đưa ra lấy ý kiến, với tổng công suất đề xuất là hơn 100 GW và tổng diện tích khảo sát trên biển xấp xỉ 30.000km2.Một số dự án có đề xuất công suất và diện tích lớn, như của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình với công suất dự kiến 5 GW, khảo sát 3.162km2. Dự án điện gió ngoài khơi Bắc Thanh Hóa do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi đề xuất, công suất 5 GW, khảo sát 3.719km2.Khoảng 40 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi 100% của nhà đầu tư trong nước có phạm vi vùng biển từ 6 hải lý trở vào thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận của UBND cấp tỉnh.Mặc dù có nhiều đề xuất, song hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các bộ ngành. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện còn vướng mắc về pháp lý, cách hiểu khác nhau về cho phép hoặc không cho phép với hoạt động này. Chưa có quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận đo đạc, quan trắc, điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên biển, cũng như các vướng mắc về kỹ thuật….Vì vậy, Bộ đề nghị Chính phủ cho phép tạm dừng thẩm định, chấp thuận phê duyệt về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển trong thời gian chờ quy định ban hành.Đồng thời, theo Tuổi Trẻ, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình; ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo thống nhất từ khi đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường biển tới khu đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng mua bán điện với các dự án điện gió ngoài khơi....
https://kevesko.vn/20220726/bo-cong-an-thu-thap-tai-lieu-ve-62-du-an-dien-gio-ti-do-dap-chieu-16599155.html
https://kevesko.vn/20220725/rosatom-du-kien-xay-trang-trai-dien-gio-128-mw-tai-viet-nam-16586202.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/11/10675349_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_71307a4c3e5e376b7cb6a5d526a94a9b.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
pháp luật, việt nam, chính phủ, năng lượng gió, thông tin, dự án
pháp luật, việt nam, chính phủ, năng lượng gió, thông tin, dự án
Đề xuất tạm dừng phê duyệt đối với các dự án đo gió ngoài khơi
16:10 05.10.2022 (Đã cập nhật: 16:12 05.10.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có đề xuất tạm dừng cấp phép cho đến khi xây dựng được quy định liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt cấp phép đối với hoạt động đo gió ngoài khơi.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tới cuối tháng 8, đã có 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi, chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước (65,5%). Tuy nhiên, mới chỉ có một đề xuất được chấp thuận, của Tre, Tập đoàn
Năng lượng tái tạo Mainstream và đối tác Việt Nam là AIT để lắp trạm Lidar với tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD, phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre.
Ngoài ra có 19 đề xuất đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển đã được bộ đưa ra lấy ý kiến, với tổng công suất đề xuất là hơn 100 GW và tổng diện tích khảo sát trên biển xấp xỉ 30.000km2.
Một số dự án có đề xuất công suất và diện tích lớn, như của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình với công suất dự kiến 5 GW, khảo sát 3.162km2. Dự án điện gió ngoài khơi Bắc Thanh Hóa do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi đề xuất, công suất 5 GW, khảo sát 3.719km2.
Khoảng 40 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi 100% của nhà đầu tư trong nước có phạm vi vùng biển từ 6 hải lý trở vào thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận của UBND cấp tỉnh.
Mặc dù có nhiều đề xuất, song hiện còn nhiều ý kiến khác nhau của các bộ ngành. Theo
Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện còn vướng mắc về pháp lý, cách hiểu khác nhau về cho phép hoặc không cho phép với hoạt động này. Chưa có quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận đo đạc, quan trắc, điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên biển, cũng như các vướng mắc về kỹ thuật….
Vì vậy, Bộ đề nghị Chính phủ cho phép tạm dừng thẩm định, chấp thuận phê duyệt về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển trong thời gian chờ quy định ban hành.
Đồng thời, theo Tuổi Trẻ, Bộ cũng kiến nghị
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình; ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo thống nhất từ khi đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường biển tới khu đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng mua bán điện với các dự án điện gió ngoài khơi....