“Học hỏi từ thành công của Việt Nam”: Toan tính của Malaysia ở CPTPP

© Ảnh : Sam GaoKuala-Lumpur
Kuala-Lumpur  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Đăng ký
Malaysia đã học hỏi từ thành công của Việt Nam khi quyết tâm để nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn trong khu vực và toàn cầu.
Malaysia đã trở thành quốc gia mới nhất phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Malaysia thành quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Ngày 5 tháng 10, Malaysia đã thành quốc gia thứ 9 sau Việt Nam, Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore phê chuẩn CPTPP.
Đáng lưu ý, trong số, 11 quốc gia ký kết tham gia hiệp định này, hiện chỉ còn Brunei và Chile chưa phê chuẩn Hiệp định.
Nêu rõ trong thông báo ngày 5/10, Chính phủ Malaysia cho biết nước này đã phê chuẩn CPTPP với nhiều kỳ vọng.
Trong khi đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) cho biết vào ngày thứ Sáu tức 30/9/2022, Chính phủ Malaysia đã chính thức đệ trình văn kiện phê chuẩn CPTPP cho New Zealand, cơ quan lưu ký của hiệp định CPTPP.
Như đã biết, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào tháng 3/2018 với 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
CPTPP thiết lập các quy tắc về thương mại phi thuế quan, đầu tư, cũng như dòng chảy dữ liệu. Các quốc gia trong hiệp định này có tổng dân số 495 triệu người và chiếm 13,5% GDP toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Hàn Quốc muốn gia nhập CPTPP nhưng nếu như Tokyo ngăn cản…

Malaysia có nhiều tham vọng nhìn từ thành công của Việt Nam

Động thái mới nhất của chính quyền Kuala Lumpur cho thấy, Malaysia đã nhận thức được tầm quan trọng của các hiệp định thương mại tự do, và ít nhiều học hỏi được từ thành công của Việt Nam.
Là một nền kinh tế có độ mở hơn 200%, từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quốc gia này còn tiếp tục tham gia mạng lưới 15 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương - đa phương, bao gồm cả các FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao.
Việt Nam hiện đang đàm phán 2 FTA với các nước và khu vực trên thế giới. Chính nhờ vào số lượng lớn các FTA đã ký, Việt Nam đã gặt hái vô vàn thành tựu kinh tế, giao thương, xuất khẩu nhờ vào tận dụng giá trị của các hiệp định thương mại này.
Việc ký kết các FTA đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và hàng hoá của Việt Nam ngày càng có vị thế trên trường quốc tế, từ đó, nhận diện thương hiệu quốc gia cũng tăng lên đáng kể.
Trong số các thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong số các quốc gia phê chuẩn CPTPP sớm nhất. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định này vào ngày 12/11/2018.
Kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Điều tương tự cũng được Malaysia tính toán. Malaysia kỳ vọng việc gia nhập hiệp định CPTPP sẽ giúp nước này thúc đẩy hoạt động thương mại đạt 655,9 tỷ USD vào năm 2030.
Theo đó, kết quả của “Phân tích lợi ích và chi phí” của Malaysia cho thấy với CPTPP, tổng thương mại của nước này được dự báo tăng lên 655,9 tỷ USD vào năm 2030. Năm 2021, con số này là khoảng 2,2 nghìn tỷ Ringgit (tương đương 481 tỷ USD).
“Malaysia hy vọng hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy thương mại và tiếp cận tốt hơn với các quốc gia mà Malaysia chưa có thỏa thuận thương mại tự do song phương”, thông báo của Chính phủ cho biết.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia tin rằng, CPTPP cũng giúp Malaysia tăng khả năng tiếp cận các thị trường mới như Canada, Mexico và Peru.
“Đây là các quốc gia mà chúng tôi chưa có hiệp định thương mại tự do song phương. CPTPP cũng giúp chúng tôi tăng cả khăng tiếp cận với nguồn đa dạng vật liệu thô chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, đồng thời tăng sức hấp dẫn của Malaysia như một điểm đến đầu tư”, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia nhấn mạnh.
MITI cũng lưu ý, Malaysia đang mong đợi sự tham gia của các thành viên mới như Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador và Costa Rica. Đây là các quốc gia, vùng lãnh thổ đã chính thức đệ đơn xin gia nhập CPTPP.
“Việc CPTPP có thêm thành viên, đặc biệt là Anh và Trung Quốc, sẽ giúp các nhà xuất khẩu Malaysia có cơ hội tiếp cận sâu rộng hơn với các thị trường này” - MITI không giấu giếm tham vọng của mình.

CPTPP mở ra những chân trời mới cho hàng hoá Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc thực thi Hiệp định CPTPP đã và đang mang lại những kết quả tích cực trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Ở đây bao gồm các giá trị và lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp cần khai thác một cách nghiêm túc, từ đó gia tăng thêm cơ hội để tiếp cận nhiều thị trường mới ở khu vực châu Mỹ hay như trong chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP năm 2021 đều ghi nhận mức tăng trưởng dương.
Điển hình như xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, Chile đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.
Bên cạnh đó, 3 thị trường còn lại là Peru, Brunei và New Zeland đều tuy tăng trưởng cao nhưng giá trị tuyệt đối trong giao dịch thương mại còn khá khiêm tốn. Riêng trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,47 tỷ USD, tăng 21,43 % so cùng kỳ năm 2021 và chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Quốc kỳ Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Danh sách thành viên CPTPP sẽ mở rộng: Tiếp sau Trung Quốc có thể là Thái Lan
Theo nhà chức trách, việc thực thi Hiệp định CPTPP, nếu tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, sau khoảng 3 năm, doanh nghiệp đã thể hiện được khả năng vươn lên, thích ứng trong điều kiện bình thường mới để tận dụng, khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP để gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường thành viên trong nội khối này.
Phát biểu tại tọa đàm “Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam” do Báo Công Thương tổ chức vừa qua, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam đánh giá, dù có những khó khăn nhưng doanh nghiệp đã bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP mang lại, thể hiện khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh mới.
“Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu đạt thành tích đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Đáng chú ý là sự gia tăng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chưa có FTA, như Canada, Mexico, Peru. Điều này, theo TS. Bình cũng cho thấy, doanh nghiệp dù có những khó khăn nhưng đã bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP mang lại, thể hiện khả năng tích ứng linh hoạt.
“Chúng ta đã làm ăn xa hơn, doanh nghiệp sẵn sàng đi đến vùng đất mới, thị trường mới mà trước đây tưởng chừng như rất khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam như Chi Lê, Peru, Mexico”, TS Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ đạt 113,6 tỷ USD, tăng 26,7%, nhập khẩu 24,9 tỷ USD, tăng 14,1%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 138,4 tỷ USD, tăng 24,2%.
Đây cũng là khu vực thị trường Việt Nam xuất siêu lớn với giá trị xuất siêu khoảng 88,7 tỷ USD.
Xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ, nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, máy móc, thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,3%), tiếp đó là dệt may, da giày (25%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (8%), nông thủy sản (4%).
Về cơ bản, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hiện tại phù hợp với định hướng xuất khẩu của Việt Nam, theo đó các mặt hàng công nghệ, mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với nhóm hàng nông, thủy sản.
Chỉ tính riêng tại thị trường Canada, nếu tính cả dệt may, da giày, đồ gỗ thì khu vực FDI đóng góp tới gần 80% giá trị xuất khẩu, trong khi sản phẩm dệt may, da giày, gỗ nội thất của doanh nghiệp Việt chỉ chiếm khoảng 5% giá trị xuất khẩu.
Xét về nhu cầu thị trường, các nước châu Mỹ, đặc biệt là các nước thành viên CPTPP có nhu cầu tiêu thụ lớn đối với các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ và nông thủy sản của Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ.
Đặc biệt, khu vực này có nhiều khối liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do với mối ràng buộc chặt chẽ với nhau, thí dụ như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Canada, Mexico với gần 500 triệu dân, GDP:21.000 tỷ USD), khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR, gồm các nước Brazil, Achentina, Uruguay, Paraguay với 265 triệu dân, GDP: 2.400 tỷ USD), khối Liên minh Thái Bình Dương (AP, gồm các nước Mexico, Chilê, Colombia, Peru với 230 triệu dân, GDP: 2.100 tỷ USD), Cộng đồng Andean (CAN, gồm Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia với 111 triệu dân, GDP: 700 tỷ USD).

Xuất khẩu Việt Nam đã vượt Malaysia

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ FTA, trong đó, có Hiệp định CPTPP. Đồng thời, nhiều hoạt động sẽ được tăng cường thời gian tới như phổ biến, tuyên truyền các cam kết cũng như quy tắc xuất xứ hàng hoá.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương, tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Gạo trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Ấn Độ cấm xuất khẩu, Trung Quốc tăng mua, gạo Việt Nam dư sức vượt kế hoạch xuất khẩu
Nhìn vào câu chuyện thành công của Việt Nam, có thể thấy rằng, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tiếp tục mở ra những chân trời mới, hàng loạt ưu đãi thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư FDI, đóng góp cho xuất khẩu tiếp tục trở thành động lực của nền kinh tế, tạo cơ hội giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen như hiện nay, Malaysia hẳn nhiên, hiểu được những điều quan trọng này.
Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam hiện đã vượt qua Malaysia và Thái Lan. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336 tỷ USD, trong khi Malaysia là 270 tỷ USD và Thái Lan là 271 tỷ USD, trong thành công này của Việt Nam có đóng góp không nhỏ của các hiệp định thương mại tự do như CPTPP.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала