https://kevesko.vn/20221013/my-lai-be-lai-sang-viet-nam-18553867.html
Mỹ lại bẻ lái sang Việt Nam
Mỹ lại bẻ lái sang Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Khẳng định quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển hết sức mạnh mẽ, chính quyền Biden – Harris đang dùng nhiều công cụ khác nhau để ngày càng lôi kéo sự tham... 13.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-13T19:12+0700
2022-10-13T19:12+0700
2022-10-13T19:11+0700
việt nam
hoa kỳ
quan hệ mỹ-việt
tình hữu nghị
quan hệ thương mại
đầu tư
ấn độ - thái bình dương
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0d/18554574_0:233:2000:1358_1920x0_80_0_0_d64d429f2f80bb915fbc0c81a532e2cf.jpg
Những nhà ngoại giao kỳ cựu, từng đảm trách vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đều bày tỏ kỳ vọng quan hệ Hà Nội – Washington sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tiến đến mở rộng nâng cấp quan hệ Việt– Mỹ.Đương nhiên, chính quyền Biden cũng đặc biệt hoan nghênh việc Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia đàm phán IPEF.Quan hệ tiến xaViệt Nam là một trong hai điểm đến của cựu Đại sứ Mỹ Daniel Joseph Kritenbrink, hiên đang là Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, cùng với Lào.Chuyến trở lại Hà Nội lần này của Kritenbrink, theo thông cáo báo chí trước đó của chính quyền Biden – Harris, là để “tái khẳng định” cam kết của Washington với hai đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á là Việt Nam và CHDCND Lào ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới.Theo chia sẻ trước đó của ông Daniel Kritenbrink, nếu nhìn vào kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hồi tháng 5 năm nay thì những điều này đã vạch ra chương trình nghị sự của Hoa Kỳ tại khu vực.Liên quan đến tình hình an ninh trong khu vực, theo cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, mục tiêu của Washington là đống góp mạnh mẽ và thường xuyên hơn nữa vào nền hòa bình, ổn định tại đây.Đáng chú ý, đánh giá về Khung IPF hay Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Hoa Kỳ đề xuất, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc biệt đề cao vai trò, vị thế và tiếng nói của Việt Nam.Theo đại diện chính quyền Biden, IPEF là khung hợp tác qua đó khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ về kinh tế với tương lai thịnh vượng chung của khu vực, đóng góp cho quá trình định hình trật tự mới và những luật lệ thế kỷ 21 này.Như Sputnik đã thông tin, Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework - IPEF) là một sáng kiến kinh tế do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Khung IPEF cũng chính là một bộ phận trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington.Ở lĩnh vực kinh tế, IPEF tạo ra không gian tự do, rộng mở, phát triển bền vững và dung nạp, tạo điều kiện, cơ hội cho tất cả các nước cùng thúc đẩy hợp tác với các trụ cột chính là một sự bổ sung tuyệt vời cho quan hệ Mỹ - ASEAN trong bối cảnh Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP dưới thời Donald Trump.IPEF là một khuôn khổ với nhiều nền kinh tế khác nhau, chiếm tới 40% GDP toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn về hàng loạt các vấn đề, trong đó tập trung vào 4 trụ cột, gồm có “thương mại công bằng và linh hoạt”; “khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng”; “cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch”; “ngăn chặn trốn thuế và chống tham nhũng”.Đánh giá về IPEF, trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng Joe Biden cho biết, trong thế kỷ 21, tương lai nền kinh tế thế giới phần lớn sẽ được viết nên ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồng thời, IPEF là một cam kết hợp tác giữa những “người bạn” và “đối tác thân thiết” trong khu vực nhằm ứng phó với những thách thức mới, đảm bảo tính cạnh tranh và đem lại lợi ích cụ thể cho người dân trong khu vực hợp tác công bằng này.Với IPEF, Việt Nam đang nắm thế chủ độngTheo đánh giá của Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - ASEAN, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đang điều hành rất tốt nền kinh tế, đưa Việt Nam vươn lên thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu khu vực ASEAN, với sự chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực thảo luận đàm phán IPEF.Theo ông Ted Osius, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua đã dự báo trong năm nay, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể đạt 7,5%. Trao đổi với TTXVN, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng, việc Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19 là một điều rất tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát, khủng hoảng lương thực, năng lượng như hiện nay.Theo ông Osius, Việt Nam đang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Việt Nam cũng chủ động tích cực hội nhập cộng đồng quốc tế và quan tâm đến quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.Cùng với đó, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng và ngày càng có nhiều công ty hàng đầu của Mỹ đổ vốn chọn Việt Nam để đầu tư.Đặc biệt, Việt Nam đang tham gia đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) với 4 trụ cột chính là thương mại tự do, khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, năng lượng sạch thông qua giảm phát thải carbon và cơ sở hạ tầng, vấn đề thuế quan và chống tham nhũng.Nhấn mạnh nền Việt Nam hiện có rất nhiều triển vọng, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, cá nhân ông đánh giá tích cực thực tế Việt Nam tham gia đàm phán IPEF.Đề cập tới các thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt như lạm phát, giá năng lượng, nhiên liệu, lương thực tăng, ông Ted Osius cho rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu Việt Nam tham gia đàm phát và đưa ra quyết định cùng các đối tác thương mại khác.Từ đó, Việt Nam sẽ chủ động hơn với những gì mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước, theo tính toán của Hà Nội.Mỹ giữ nguyên ý định nâng cấp quan hệ với Việt NamTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink không chỉ nhấn mạnh những kết quả đạt được trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam, nêu bật vị thế, vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cũng như các thảo luận về Khung kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) mà còn một lần nữa nhắc lại về nỗ lực của chính quyền Washington trong việc nâng cấp quan hệ với Hà Nội.Theo đó, năm sau 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Kritenbrink cho rằng, đây là cơ hội tuyệt vời, thời điểm phù hợp để Hà Nội và Washington mở rộng, nâng cấp quan hệ song phương trên nhiều phương diện, lĩnh vực.Ông cũng cho rằng, đó là một cơ hội để hai nước có các bước đi mở rộng hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực củng cố hơn nữa quan hệ song phương.Đóng góp vào kỳ vọng cải thiện và nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có việc khởi công xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đưa ĐSQ vào hoạt động mà còn là nỗ lực từ cả hai phía để tăng cường gắn kết hơn nữa sợi dây liên hệ giữa Hà Nội – Washington. Quan hệ Việt – Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.
https://kevesko.vn/20220912/viet-nam-hoa-ky-to-chuc-doi-thoai-chinh-sach-quoc-phong-17743650.html
https://kevesko.vn/20220912/xin-visa-vao-my-dai-su-quan-hoa-ky-neu-dieu-kien-voi-ho-chieu-moi-cua-viet-nam-17760881.html
ấn độ - thái bình dương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0a/0d/18554574_146:0:1957:1358_1920x0_80_0_0_5623144138cb50a9035ddec2967f46a9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hoa kỳ, quan hệ mỹ-việt, tình hữu nghị, quan hệ thương mại, đầu tư, ấn độ - thái bình dương, kinh tế
việt nam, hoa kỳ, quan hệ mỹ-việt, tình hữu nghị, quan hệ thương mại, đầu tư, ấn độ - thái bình dương, kinh tế
Mỹ lại bẻ lái sang Việt Nam
Khẳng định quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển hết sức mạnh mẽ, chính quyền Biden – Harris đang dùng nhiều công cụ khác nhau để ngày càng lôi kéo sự tham gia chủ động hơn của Hà Nội thảo luận về khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương IPEF.
Những nhà ngoại giao kỳ cựu, từng đảm trách vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đều bày tỏ
kỳ vọng quan hệ Hà Nội – Washington sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tiến đến mở rộng nâng cấp quan hệ Việt– Mỹ.
Đương nhiên, chính quyền Biden cũng đặc biệt hoan nghênh việc Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia đàm phán IPEF.
Việt Nam là một trong hai điểm đến của cựu Đại sứ Mỹ Daniel Joseph Kritenbrink, hiên đang là Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, cùng với Lào.
Chuyến trở lại Hà Nội lần này của Kritenbrink, theo thông cáo báo chí trước đó của chính quyền Biden – Harris, là để “tái khẳng định” cam kết của Washington với hai đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á là Việt Nam và CHDCND Lào ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới.
Theo chia sẻ trước đó của ông Daniel Kritenbrink, nếu nhìn vào kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN hồi tháng 5 năm nay thì những điều này đã vạch ra chương trình nghị sự của Hoa Kỳ tại khu vực.
“Chúng tôi đã công bố các sáng kiến mới về hàng hải, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, xây dựng năng lực thương mại”, - theo ông Kritenbrink khi đề cập đến các lĩnh vực hợp tác mới với ASEAN trong đó có Việt Nam.
Liên quan đến tình hình an ninh trong khu vực, theo cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, mục tiêu của Washington là đống góp mạnh mẽ và thường xuyên hơn nữa vào nền hòa bình, ổn định tại đây.
“Điều này thể hiện qua các hoạt động bao gồm hỗ trợ tăng cường khả năng của đối tác”, - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói và nhấn mạnh, các bên còn có thể tăng hợp tác thông qua các kênh như ASEAN, nỗ lực đảm bảo rằng trong khu vực các vấn đề được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng lẫn nhau.
Đáng chú ý, đánh giá về Khung IPF hay Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Hoa Kỳ đề xuất, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc biệt đề cao vai trò, vị thế và tiếng nói của Việt Nam.
“Việc Việt Nam tham gia thảo luận có tính xây dựng về cả 4 trụ cột của khuôn khổ này là rất quan trọng”, - ông Kritenbrink nhấn mạnh.
Theo đại diện chính quyền Biden, IPEF là khung hợp tác qua đó khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ về kinh tế với tương lai thịnh vượng chung của khu vực, đóng góp cho quá trình định hình trật tự mới và những luật lệ thế kỷ 21 này.
“Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ hợp tác mang tính xây dựng để đảm bảo khuôn khổ IPEF mang lại những lợi ích cho người dân trong toàn khu vực trong 4 trụ cột (bao gồm thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng)”, - cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nêu rõ.
Như Sputnik đã thông tin, Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework - IPEF) là một sáng kiến kinh tế do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Khung IPEF cũng chính là một bộ phận trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington.
Ở lĩnh vực kinh tế, IPEF tạo ra không gian tự do, rộng mở, phát triển bền vững và dung nạp, tạo điều kiện, cơ hội cho tất cả các nước cùng thúc đẩy hợp tác với các trụ cột chính là một sự bổ sung tuyệt vời cho quan hệ Mỹ - ASEAN trong bối cảnh Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP dưới thời Donald Trump.
IPEF là một khuôn khổ với nhiều nền kinh tế khác nhau, chiếm tới 40% GDP toàn cầu, nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn về hàng loạt các vấn đề, trong đó tập trung vào 4 trụ cột, gồm có “thương mại công bằng và linh hoạt”; “khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng”; “cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch”; “ngăn chặn trốn thuế và chống tham nhũng”.
Đánh giá về IPEF, trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng Joe Biden cho biết, trong thế kỷ 21, tương lai nền kinh tế thế giới phần lớn sẽ được viết nên ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đồng thời, IPEF là một cam kết hợp tác giữa những “người bạn” và “đối tác thân thiết” trong khu vực nhằm ứng phó với những thách thức mới, đảm bảo tính cạnh tranh và đem lại lợi ích cụ thể cho người dân trong khu vực hợp tác công bằng này.
12 Tháng Chín 2022, 14:09
Với IPEF, Việt Nam đang nắm thế chủ động
Theo đánh giá của Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - ASEAN, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đang điều hành rất tốt nền kinh tế, đưa Việt Nam vươn lên thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu khu vực ASEAN, với sự chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực thảo luận đàm phán IPEF.
Theo ông Ted Osius, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua đã dự báo trong năm nay, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể đạt 7,5%. Trao đổi với TTXVN, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho rằng, việc Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19 là một điều rất tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát, khủng hoảng lương thực, năng lượng như hiện nay.
Theo ông Osius, Việt Nam đang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Việt Nam cũng chủ động tích cực hội nhập cộng đồng quốc tế và quan tâm đến quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Cùng với đó, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng và ngày càng có nhiều công ty hàng đầu của Mỹ đổ vốn chọn Việt Nam để đầu tư.
Đặc biệt, Việt Nam đang tham gia
đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) với 4 trụ cột chính là thương mại tự do, khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, năng lượng sạch thông qua giảm phát thải carbon và cơ sở hạ tầng, vấn đề thuế quan và chống tham nhũng.
Nhấn mạnh nền Việt Nam hiện có rất nhiều triển vọng, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, cá nhân ông đánh giá tích cực thực tế Việt Nam tham gia đàm phán IPEF.
Đề cập tới các thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt như lạm phát, giá năng lượng, nhiên liệu, lương thực tăng, ông Ted Osius cho rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu Việt Nam tham gia đàm phát và đưa ra quyết định cùng các đối tác thương mại khác.
Từ đó, Việt Nam sẽ chủ động hơn với những gì mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước, theo tính toán của Hà Nội.
Mỹ giữ nguyên ý định nâng cấp quan hệ với Việt Nam
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink không chỉ nhấn mạnh những kết quả đạt được trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam, nêu bật vị thế, vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cũng như các thảo luận về Khung kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) mà còn một lần nữa nhắc lại về nỗ lực của chính quyền Washington trong việc nâng cấp quan hệ với Hà Nội.
Theo đó, năm sau 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ông Kritenbrink cho rằng, đây là cơ hội tuyệt vời, thời điểm phù hợp để Hà Nội và Washington mở rộng, nâng cấp quan hệ song phương trên nhiều phương diện, lĩnh vực.
“Chúng tôi đồng ý rằng đây là cơ hội to lớn để chúc mừng tất cả những thành tựu hai nước đã đạt được cùng nhau, rằng chúng ta đã cùng nhau tiến xa như thế nào, không chỉ trong thập kỷ vừa rồi mà còn trong cả 28 năm (từ thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ (1995)”, - theo Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Ông cũng cho rằng, đó là một cơ hội để hai nước có các bước đi mở rộng hơn nữa hợp tác trong nhiều lĩnh vực củng cố hơn nữa quan hệ song phương.
“Chúng tôi rất mong muốn được nâng cấp mối quan hệ không chỉ về danh nghĩa mà còn trên thực chất với Việt Nam”, - ông Daniel Kritenbrink nêu rõ.
12 Tháng Chín 2022, 20:44
Đóng góp vào kỳ vọng cải thiện và nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có việc khởi công xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, đưa ĐSQ vào hoạt động mà còn là nỗ lực từ cả hai phía để tăng cường gắn kết hơn nữa sợi dây liên hệ giữa Hà Nội – Washington. Quan hệ Việt – Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay.