Vì sao Việt Nam phải đặc biệt quan tâm về tình hình Tây Nguyên lúc này?

© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội ngh triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội ngh triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Đăng ký
Tại Việt Nam, Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ, vùng Tây Nguyên là “địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng” về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước.
Bộ Chính trị Việt Nam cũng nhấn mạnh, phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ.

Họp bàn về Tây Nguyên

Như đã biết, vùng Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm tới 1/6 diện tích tự nhiên của Việt Nam.
Vùng Tây Nguyên cũng là nơi có khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được. Đặc biệt là khoảng 1 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, hơn 3 triệu ha rừng, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước, và khoảng 10 tỷ tấn trữ lượng bôxit, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước. Cùng với đó, Tây Nguyên được biết đến như là một vùng đất huyền thoại, là nơi cùng sinh sống của gần 6 triệu người thuộc tất cả 53/53 dân tộc anh em cả nước, trong đó có 52 dân tộc thiểu số, với gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37,5% dân số toàn vùng; lâu đời và đông nhất là đồng bào Ê đê, Mnông, Giarai, Bana.
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường, có nền văn hoá dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng.
Ngày 14/10, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Cờ Việt Nam trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Bộ Chính trị có trách nhiệm giới thiệu nhân sự bầu “tứ trụ” của Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại hội nghị. Cùng dự tại điểm cầu Hà Nội có tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Ngoài ra, còn có các Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng và lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương.
Ngày 6/10/2022 vừa qua, Bộ Chính trị khoá XIII đã chính thức ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây là hội nghị thứ 3 sau 2 hội nghị toàn quốc để phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khoá XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; và ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vì sao Bộ Chính trị lại bàn về Tây Nguyên lúc này?

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh và tập trung làm rõ trả lời 3 câu hỏi.
“Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Những nội dung mới, ý tưởng mới, tinh thần mới của Nghị quyết lần này là gì? Chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để tổ chức triển khai thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị đã đề ra, biến Nghị quyết thành hiện thực của cuộc sống?”, -Tổng Bí thư Trọng đặt vấn đề.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại, xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng đất Tây Nguyên, ngày 18/01/2002, Bộ Chính trị khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 10 Bộ Chính trị khoá XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10 và ban hành Kết luận số 12 ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020.
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây nguyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây nguyên  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây nguyên
Sau 20 năm thực hiện các địa phương trong Vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của Vùng Tây Nguyên. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng, và giữa Vùng với cả nước. Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong Vùng và cả nước. Toàn Vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng như đã nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ.
Theo Tổng Bí thư, thật đáng mừng khi ngày nay, đến với Tây Nguyên, là đến với vùng đất bao đời nắng gió, ngày càng giàu đẹp hơn, khiến ta quên cả lối về thành phố như Nhà thơ Đoàn Minh Hợp đã khắc hoạ trong bài thơ "Tây Nguyên Đại ngàn".
Tuy nhiên, theo người đứng đầu Đảng, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức lớn như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp. Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỉ lệ xã đạt chuẩn "Nông thôn mới" còn thấp.
Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn bất cập. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm. Nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì khai mạc Hội nghị Trung ương 6
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, thực tế này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương và nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 12 của Bộ Chính trị khoá XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Đây cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng và cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - vùng đất cách mạng, anh hùng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đúng với truyền thống đoàn kết, thuỷ chung, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam ta.

Tây Nguyên cần chuyển biến mạnh mẽ

Đề cập về những nội dung mới, ý tưởng mới, tinh thần mới của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, 3 điểm mới đáng chú ý là Nghị quyết đã kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10 thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng ta tại Đại hội XIII, quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới.
Tổng Bí thư nói: “Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ: Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước”.
Do đó, phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại.
Lấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội. Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
© Ảnh : TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội ngh triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội ngh triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội ngh triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên
Điểm mới thứ 2 của Nghị quyết là về mục tiêu và tầm nhìn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là một nội dung và yêu cầu hoàn toàn mới. Nếu như Nghị quyết số 37 và Kết luận số 12 trước đây chỉ đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020 thì Nghị quyết lần này đã xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện rõ khát vọng, ý chí và quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, nhất là cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong Vùng.
Và điểm mới thứ 3 về nhiệm vụ và giải pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Nghị quyết lần này đề ra đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các nhiệm vụ, giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị phù hợp với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và mục tiêu, yêu cầu phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ mới.

“Phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này”, -Tổng Bí thư đặt câu hỏi và yêu cầu các địa phương trong Vùng phải quán triệt thật đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết; nắm vững các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm.

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, của người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Vùng.
Đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng; về cơ chế, chính sách đặc thù; về phân bổ nguồn lực; về nguồn nhân lực và tiềm năng, lợi thế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, các tiểu vùng và từng tỉnh trong vùng, tiểu vùng; giải quyết các vấn đề trọng điểm quốc gia tại vùng; các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tiểu vùng.

Phấn đấu đều có đảng viên và chi bộ đảng

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng. Các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với Hội đồng Vùng và các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển Vùng. Xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia.
Bên cạnh đó đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
“Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan toả, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng; phát triển vùng toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên”, - Tổng Bí thư nêu rõ.
Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên gặp gỡ cán bộ, nhân viên ngành y tế  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Bí thư Nên được kỳ vọng quyết liệt như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, coi đây là nhân tố hàng đầu có tính quyết định.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW.
“Phấn đấu để các thôn, bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ”, - Tổng Bí thư chỉ đạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала