Da giày Việt Nam trên đường vượt người láng giềng khổng lồ phương Bắc

© AP Photo / Chitose SuzukiNhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đăng ký
Các dự báo cho rằng, đến năm 2031, thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục đến 38,7 tỷ USD, cao gấp đôi so với con số ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD.
Việt Nam đang là một trong những nước được hưởng lợi chính trong bối cảnh làn sóng chuyển dịch sản xuất ra ngoài Trung Quốc, và ngành da giày hiện cho thấy khả năng bắt nhịp tốt với làn sóng ‘rời bỏ Đại lục’ này.

Bối cảnh chung: ‘Vượt láng giềng phương Bắc’

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh TP.HCM. Xuất khẩu da giày đã mang về khoảng 20,78 tỷ USD cũng trong năm này.
Đất nước láng giềng phương Bắc - Trung Quốc – vừa là nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, vừa là nước chi tiêu nhiều nhất cho mặt hàng này. Trong đó, người dân Hồng Kông là nhóm chi tiêu cho giày dép lớn nhất toàn cầu, vào khoảng 372 USD/người trong năm 2021.
Trong bối cảnh hiện nay bị ảnh hưởng bởi mức lương tăng và chính sách Zero Covid của Trung Quốc, các nhà sản xuất giày dép đã dần chuyển hoạt động của họ ra nước ngoài. Và Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi cho quá trình này.
Sau một sự cố lớn hồi tháng 9/2021, Trung Quốc đã đóng cửa trung tâm đóng giày Phủ Điền sau 139 ca lây nhiễm virus. Được biết, có đến hơn 500.000 công nhân và 4.200 nhà sản xuất giày cho các thương hiệu quốc tế và địa phương đặt tại Phủ Điền. Thành phố này cho ra hơn 1,3 tỷ đôi giày mỗi năm. Các vụ phong toả khác ở Thượng Hải cũng tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng giày dép.
Các nhà sản xuất cho biết, họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Không chỉ là một trung tâm sản xuất giày dép thành phẩm, Trung Quốc còn sản xuất các nguyên liệu thô và tổng hợp được dùng trong sản xuất giày dép ở những nơi khác trên thế giới.
Cần lưu ý, Việt Nam cũng ban hành các lệnh tương tự, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất giày dép. Một số nhà máy buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng vào năm 2021, tác động sâu sắc đến chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã tiếp cận thân thiện hơn với doanh nghiệp. Ngày 16/3/2022, chính phủ Việt Nam bãi bỏ các quy định về kiểm dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngoài ra, chi phí lao động cũng là một yếu tố quan trọng. Chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng một nửa chi phí lao động của Trung Quốc, ở mức 2,99 đôla Mỹ (68.000 đồng) mỗi giờ so với 6,50 đôla Mỹ (148.000 đồng) mỗi giờ tương ứng.
Các quốc gia trong ASEAN cũng bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn đối với các công ty trong lĩnh vực này.
Năm 2021, xuất, nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày

Chuyển dịch sản xuất

Có thể Việt Nam không có nhu cầu nội địa bằng Trung Quốc, nhưng ngành công nghiệp giày dép đang bùng nổ với việc xuất khẩu hàng tỷ đôi giày mỗi năm. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi các nhà sản xuất giày dép chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang nước láng giềng phía nam.
Theo ghi nhận của Đài Quan sát phức hợp kinh tế (OEC), giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2020. Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong ngành này là Mỹ (6,43 tỷ USD), Trung Quốc (2,24 tỷ USD), Đức (1,03 tỷ USD), Nhật Bản (953 triệu USD) và Hàn Quốc (730 triệu USD).
OEC cho biết, các thị trường xuất khẩu giày dép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam từ năm 2019 - 2020 là Trung Quốc (272 triệu USD), Ba Lan (25,6 triệu USD) và Đài Loan (22,6 triệu USD).
Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cho thấy sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các thương hiệu lớn như Nike và Adidas đã chọn đặt các cơ sở sản xuất chính của họ tại Việt Nam. Theo thông tin trên báo Công Thương, hiện Nike có hơn 100 nhà cung cấp tại Việt Nam, với 96 nhà máy tập trung ở miền Nam.
Trong khi đó, Adidas chọn Việt Nam là khu vực sản xuất chính, với khoảng 40% tổng sản lượng giày dép đến từ Việt Nam vào năm 2019 (theo báo cáo thường niên năm 2020).
Bên cạnh việc có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc, Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại lớn, giảm thuế quan và các rào cản thương mại cho các thị trường lớn.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã góp phần giúp xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada và Mexico tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp da giày địa phương hiện vẫn yếu kém, trong khi vẫn tồn tại các thách thức về tài chính và nâng cấp.

Da giày Việt Nam trên đường vươn đến đỉnh cao

Trong giai đoạn 2022-2031, sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Nhóm dự đoán CAGR là 8,1% trong 9 năm tới. Đến năm 2031, Tổ chức Nghiên cứu và Thị trường kỳ vọng thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt giá trị khổng lồ 38,7 tỷ USD - cao gấp đôi so với ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD.
Nhiều hãng lớn như Nike đã nhấn mạnh dự định mở rộng sản xuất ở Việt Nam. Các yếu tố khác như lực lượng lao động trẻ, có định hướng, cũng có thể ảnh hưởng đến việc các công ty chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh bên sông Sài Gòn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2022
Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ
Dù vậy, cần lưu ý, ngành công nghiệp này vẫn đang trong giai đoạn phục hồi kể từ cuối năm 2021. Mặc cho lượng đặt hàng tăng mạnh, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết chỉ có 80% công nhân quay trở lại sau đại dịch, và chính điều này đang kìm hãm hoạt động sản xuất.
Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh doanh từ các quốc gia ASEAN đang phát triển khác, bao gồm Indonesia và Malaysia, hai quốc gia đều có lực lượng lao động trẻ với mức lương thấp so với Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала