Trung Quốc cảnh báo phương Tây đừng đùa với lửa trong vấn đề trừng phạt và chính sách bảo hộ

© AFP 2023 / Noel Celis Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 ở Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Đăng ký
Trung Quốc sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây một cách đối xứng và không đối xứng. Trung Quốc chủ trương giải quyết các vấn đề toàn cầu thông qua hợp tác. Trung Quốc sẽ đáp trả bất kỳ biểu hiện nào của quyền bá chủ và chính sách gây áp lực của Hoa Kỳ bằng sức mạnh quân sự và “quyền lực mềm”.
Cần phải cải thiện các cơ chế để chống lại các biện pháp trừng phạt, để đối phó sự can thiệp từ bên ngoài và quyền tài phán ngoài lãnh thổ quốc gia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố như vậy khi phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20. Nhà nhà lãnh đạo tối cao, quan chức cấp cao nhất ở Trung Quốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện hệ thống an ninh quốc gia và thành lập một "hệ thống phòng thủ toàn diện và hiệu quả" cho đất nước.

Trung Quốc đang "học hỏi" từ các cường quốc phương Tây

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexander Lomanov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét rằng, những biện pháp chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ có một phần đối xứng và một phần không đối xứng.

“Trung Quốc đã “học hỏi” từ các cường quốc phương Tây cách sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây áp lực nếu cần thiết, để bảo vệ lợi ích của mình. Rõ ràng là Trung Quốc sẽ không chủ động sử dụng chiến lược này và sẽ không lạm dụng nó. Trong khi đó, Bắc Kinh đã áp dụng một số biến thể của các biện pháp đối phó này. Ví dụ, đáp trả Mỹ, Trung Quốc áp thuế quan bổ sung, áp hàng rào thuế quan, đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các chính trị gia và quan chức phương Tây sau khi các nước phương Tây áp dụng các biện pháp tương tự đối với công dân Trung Quốc."

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại nhà khác quốc gia Diaoyutai ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
EU cho biết Trung Quốc bắt đầu cạnh tranh với phương Tây vì sự hỗ trợ của Nga

"Tuy nhiên, chính sách trừng phạt của phương Tây dựa trên niềm tin vào sự vượt trội của phương Tây trong lĩnh vực công nghệ, cơ sở hạ tầng kinh tế, tài chính và ngân hàng. Phương Tây cho rằng, không ai có thể đáp trả áp lực của họ một cách đối xứng. Một triết lý như vậy là xa lạ với Trung Quốc, vì vậy đối với Bắc Kinh chiến lược phản ứng bất cân xứng được đặt lên hàng đầu. Các chính trị gia và nhà kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển các chiến lược như vậy sau Đại hội Đảng lần thứ 20. Chiến lược này sẽ dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu của mỗi quốc gia cụ thể tham gia vào các lệnh trừng phạt chống Trung Quốc để tìm cách đáp trả sức ép từ các quốc gia này bằng các bước đi không đối xứng. Mục tiêu của chiến lược này là thuyết phục các quốc gia đó về việc áp lực lên Trung Quốc có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với các quốc gia tham gia vào các lệnh trừng phạt”.

Điều kiện quốc tế

Bình luận về bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc, Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa thuộc Đại học Kinh tế Đối ngoại và Thương mại Trung Quốc Wang Zhimin lưu ý đến các điều kiện quốc tế vào thời điểm này. Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong suốt hơn một thế kỷ, bao gồm cả các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống.

“Chúng ta cũng nhận thấy sự trỗi dậy tập thể của các nước đang phát triển, sự chuyển đổi của hệ thống quản trị toàn cầu và những thay đổi đột ngột trong bối cảnh quốc tế. Trong điều kiện này, chúng ta có thể gặp nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội trong những thách thức này. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai loại chủ nghĩa đơn phương (unilateralism) - học thuyết cho rằng các quốc gia nên tiến hành các hoạt động đối ngoại của mình một cách cá nhân mà không cần sự tư vấn hoặc can dự của các quốc gia khác. Một là chủ nghĩa đơn phương thời Trump bỏ qua lợi ích của các đồng minh. Và loại thứ hai là chủ nghĩa đa phương giả dưới thời Biden, nhằm thu hút các đồng minh thành lập các nhóm khác nhau."

Đại hội toàn quốc lần thứ XX của ĐCSTQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Việt Nam nói gì về giấc mộng Trung Hoa, nỗ lực chấn hưng Trung Quốc của Tập Cận Bình?

"Không giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc luôn tôn trọng chủ nghĩa đa phương thực sự, chủ trương hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội dựa trên cơ sở cùng có lợi và tư duy cùng thắng. Trung Quốc là một quốc gia sản xuất lớn, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp toàn cầu. Ngoài ra, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng kim ngạch thương mại trong 10 năm liền, trở thành động lực hàng đầu trong tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời là thị trường lớn nhất thế giới. Mới đây, Thủ tướng Đức và Cao ủy Thương mại EU thừa nhận rằng, việc tách khỏi Trung Quốc không phục vụ lợi ích của hầu hết các nước”, - chuyên gia Wang Zhimin nhận xét.

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc , ông Tập Cận Bình tái khẳng định rằng, Trung Quốc phản đối mọi hình thức chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền. Nga tuân thủ các ưu tiên tương tự trong các vấn đề quốc tế. Sự phối hợp các nỗ lực của hai cường quốc trong lĩnh vực này sẽ giúp đối phó hiệu quả hơn với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала