Chính phủ Việt Nam phải trả nợ khoảng 324.583 tỉ đồng trong năm 2022

© Depositphotos.com / Tampatra@hotmail.comĐồng Việt Nam
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Huy động vốn của Chính phủ đến từ nguồn trong nước đang có xu hướng ngày càng tăng, chiếm đến 70% trong cơ cấu nợ.
Theo báo cáo gửi Quốc hội về tình hình nợ công năm 2022 và dự kiến năm 2023, yêu cầu tổng khối lượng huy động vốn của Chính phủ cả năm 2022 đạt khoảng 619.492 tỷ đồng, trong đó vay cho cân đối NSTW 600.046 tỷ đồng, rút vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chính quyền địa phương ước 19.446 tỷ đồng.
Như vậy, Chính phủ dự kiến vay từ nguồn phát hành TPCP, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành TPCP trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Khối lượng huy động vốn nêu trên nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của NSNN, trong trường hợp thu ngân sách đạt khá, giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSTW chậm, khối lượng huy động sẽ điều chỉnh giảm dẫn đến tỷ lệ an toàn nợ công giảm tương ứng”, theo Chính phủ.
Trong khi đó, tổng trả nợ của Chính phủ ước khoảng 324.583 tỉ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 294.300 tỉ đồng, đạt 98% dự toán.
Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Mỗi người Việt đang gánh bao nhiêu tiền nợ công?
Đánh giá về tình hình nợ công năm 2022, Chính phủ cho hay các chỉ tiêu an toàn nợ công tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và góp phần củng cố tính bền vững của chính sách tài khóa, tạo dư địa dự phòng để có thể chủ động ứng phó với rủi ro vĩ mô.
Theo đó. cơ cấu nợ Chính phủ đến cuối năm 2022 tiếp tục duy trì theo kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và định hướng Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra. Dư nợ trong nước tăng lên, chiếm 70% dư nợ Chính phủ, chủ yếu là TPCP có kỳ hạn phát hành dài (trung bình khoảng 13,78 năm tính đến 14/9/2022); nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là vay ODA, vay ưu đãi dài hạn, góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Đáng chú ý, nợ được Chính phủ bảo lãnh tiếp tục xu hướng giảm mạnh, từ mức 8,8% GDP năm 2015 xuống còn khoảng 3,2% GDP năm 2022.
International economic forum opens in Russian Far East - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2022
Nêu tên các quốc gia có thể bất ngờ vỡ nợ
Tuy vậy, chỉ ra những tồn tại hạn chế, Chính phủ cho hay giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra, nhất là đối với vốn ODA, dự kiến đến cuối năm 2022 đạt 65% kế hoạch. Đến tháng 9/2022 đã có một số đơn vị đề xuất trả kế hoạch vốn năm 2022, trong đó 6 bộ, ngành đề xuất trả 1.669 tỉ đồng; 9 địa phương đề nghị trả 9.970 tỉ đồng.
Năm 2023, Trong bối cảnh Việt Nam cũng đối mặt với không ít rủi ro, thách thức, Chính phủ dự kiến huy động 644.515 tỉ đồng vốn vay năm 2023. Bao gồm vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương 430.500 tỉ đồng; vay để trả nợ gốc 190.515 tỉ đồng; vay về cho vay lại 23.500 tỉ đồng, từ các nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, vốn ưu đãi nước ngoài...
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 293.405 tỉ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 190.515 tỉ đồng và trả nợ lãi khoảng 102.890 tỉ đồng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала