https://kevesko.vn/20221019/trung-quoc-se-khong-bao-gio-chap-nhan-trat-tu-the-gioi-theo-kieu-my-18685585.html
Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận trật tự thế giới theo kiểu Mỹ
Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận trật tự thế giới theo kiểu Mỹ
Sputnik Việt Nam
Mỹ không có lý do gì để cáo buộc Trung Quốc vi phạm các quy tắc quốc tế. Hoa Kỳ có tư tưởng thực dân về trật tự thế giới, nhưng họ không thể tước bỏ quyền của... 19.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-19T09:51+0700
2022-10-19T09:51+0700
2022-10-19T13:47+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
tác giả
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/915/40/9154096_0:0:1200:676_1920x0_80_0_0_9a70ec929ca633b74fab5aff789ff27d.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng, cộng đồng quốc tế không thể tồn tại nếu không có sự lãnh đạo của Mỹ. Nếu Hoa Kỳ không dẫn đầu thế giới, thì sẽ có một nước khác, có lẽ là Trung Quốc, đảm nhận vai trò này, - ông Blinken nói tại một diễn đàn tại Đại học Stanford ở California. Ngoại trưởng Mỹ giải thích sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc là do Trung Quốc chủ trương xây dựng một trật tự thế giới "phi tự do".Lời nói sáo, câu nói rập khuôn của MỹTrả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện Á Phi (IAAS) thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, Giáo sư Alexei Maslov gọi những tuyên bố này là "một tập hợp những lời sáo rỗng của Mỹ" không liên quan gì đến thực tế.Trên thực tế, Antony Blinken đang tước đoạt không chỉ Trung Quốc, mà cả các đồng minh và đối tác của ông ta quyền phát triển theo con đường riêng của họ. Giáo sư Alexei Maslov nói, đây là một ví dụ về tư duy thuộc địa.Hoa Kỳ đóng vai trò hàng đầu trong việc phá hoại các quy tắc quốc tế, điều này dẫn đến việc thẩm quyền quốc tế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước này bị giảm sút. Chuyên gia Wang Peng từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Học viện Ngoại ngữ Chiết Giang nói với Sputnik.Antony Blinken cũng cáo buộc Trung Quốc hành động “hung hăng hơn ở nước ngoài”. Theo ông, trong nhiều trường hợp hành vi này thách thức các lợi ích và giá trị của Mỹ. Đồng thời, ông Blinken thừa nhận rằng, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không nên bị thu hẹp lại thành một "nhãn dán xe" (bumper sticker).Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị Nga, nhà phân tích kinh tế độc lập Mikhail Belyaev lưu ý rằng, Hoa Kỳ muốn đạt được lợi ích của mình thông qua hợp tác có chọn lọc với Trung Quốc:Phát biểu tại Đại học Stanford ở California, Antony Blinken đã nói lên những điều mà giới tinh hoa chính trị địa phương muốn nghe từ ông. Để làm như vậy, ông đã bỏ qua tình hình thực tế ở Trung Quốc và đảm nhận vai trò cố vấn về sự phát triển mà Trung Quốc không thể chấp nhận vai trò này của ông. Rất có thể, những nhận xét của ông Blinken đã củng cố tinh thần yêu nước của giới thượng lưu Hoa Kỳ, nhưng không tạo tiền đề cho việc tái khởi động mối quan hệ Trung-Mỹ.
https://kevesko.vn/20221018/chuyen-gia-my-muon-bien-bac-cuc-thanh-khu-vuc-xung-dot-voi-nga-va-trung-quoc-18654024.html
https://kevesko.vn/20221007/my-dua-31-cong-ty-trung-quoc-vao-danh-sach-han-che-xuat-khau-18408554.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/915/40/9154096_112:0:1089:733_1920x0_80_0_0_0b572bd998eb388d8ac949cbd60fca20.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, chính trị
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, chính trị
Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận trật tự thế giới theo kiểu Mỹ
09:51 19.10.2022 (Đã cập nhật: 13:47 19.10.2022) Mỹ không có lý do gì để cáo buộc Trung Quốc vi phạm các quy tắc quốc tế. Hoa Kỳ có tư tưởng thực dân về trật tự thế giới, nhưng họ không thể tước bỏ quyền của Trung Quốc và các nước khác tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng, cộng đồng quốc tế không thể tồn tại nếu không có sự lãnh đạo của Mỹ. Nếu Hoa Kỳ không dẫn đầu thế giới, thì sẽ có một nước khác, có lẽ là Trung Quốc, đảm nhận vai trò này, - ông Blinken nói tại một diễn đàn tại Đại học Stanford ở California. Ngoại trưởng Mỹ giải thích sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc là do Trung Quốc chủ trương xây dựng một trật tự thế giới "phi tự do".
Lời nói sáo, câu nói rập khuôn của Mỹ
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện Á Phi (IAAS) thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, Giáo sư Alexei Maslov gọi những tuyên bố này là "một tập hợp những lời sáo rỗng của Mỹ" không liên quan gì đến thực tế.
“Hoa Kỳ thường đưa ra những cáo buộc nhằm vào Trung Quốc không vì những điểm thiết yếu. Về cơ bản, họ không thể chấp nhận thực tế rằng, con đường phát triển của Trung Quốc, cũng như của nhiều quốc gia khác, không phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ. Ví dụ, ngay từ những năm 1940 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không chia sẻ và không ủng hộ các giá trị tự do.
Và cho đến ngày nay Mỹ tiếp tục đưa ra những cáo buộc như vậy. Trong khi đó, Trung Quốc không bao giờ phản đối bất kỳ giá trị nào của quốc gia khác, kể cả những giá trị tự do, nhưng, Bắc Kinh muốn bảo vệ những giá trị của chính mình, điều mà Hoa Kỳ không thích”, - giáo sư Alexei Maslov nói.
Trên thực tế, Antony Blinken đang tước đoạt không chỉ Trung Quốc, mà cả các đồng minh và đối tác của ông ta quyền phát triển theo con đường riêng của họ. Giáo sư Alexei Maslov nói, đây là một ví dụ về tư duy thuộc địa.
“Không thể có chuyện khi các quốc gia khác không thể đưa ra mô hình phát triển riêng của họ. Nhưng, Hoa Kỳ phản đối quy chuẩn này. Họ không chịu chấp nhận thực tế rằng, trong quá trình phát triển, một quốc gia như Trung Quốc đang tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế, đưa ra các mô hình phát triển và hợp tác của riêng mình. Bởi vì Trung Quốc, giống như mỗi quốc gia khác, quan tâm đến dân số của mình và muốn duy trì tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, việc từ bỏ và thậm chí cấm Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác quyền tự lựa chọn mô hình tăng trưởng và phát triển độc lập là một ví dụ về tàn dư của tư duy thuộc địa.
18 Tháng Mười 2022, 09:18
Hoa Kỳ là một cường quốc đang bị suy yếu. Hiện nay, mọi nỗ lực của Mỹ không nhằm mục đích ổn định tình hình thế giới mà nhằm hạn chế sự phát triển của các nước khác. Ngày nay, họ chỉ cố gắng kìm hãm sự phát triển của các quốc gia khác. Trong bối cảnh này, việc Trung Quốc đưa ra mô hình phát triển của riêng mình là điều hoàn toàn bình thường. Nhiều quốc gia khác cũng có thể đưa ra các mô hình phát triển của riêng họ, và đây cũng là điều bình thường. Vì vậy, Hoa Kỳ ngày nay ủng hộ nhiệt thành nhất những ý tưởng cũ kỹ không còn hữu ích từ rất lâu”, - ông Alexei Maslov nói.
Hoa Kỳ đóng vai trò hàng đầu trong việc phá hoại các quy tắc quốc tế, điều này dẫn đến việc thẩm quyền quốc tế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước này bị giảm sút. Chuyên gia Wang Peng từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Học viện Ngoại ngữ Chiết Giang nói với Sputnik.
Antony Blinken cũng cáo buộc Trung Quốc hành động “hung hăng hơn ở nước ngoài”. Theo ông, trong nhiều trường hợp hành vi này thách thức các lợi ích và giá trị của Mỹ. Đồng thời, ông Blinken thừa nhận rằng, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không nên bị thu hẹp lại thành một "nhãn dán xe" (bumper sticker).
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà khoa học chính trị Nga, nhà phân tích kinh tế độc lập Mikhail Belyaev lưu ý rằng, Hoa Kỳ muốn đạt được lợi ích của mình thông qua hợp tác có chọn lọc với Trung Quốc:
“Khi nói về “nhãn dán xe” ông Blinken gợi ý rằng, cần phải đối tác với Trung Quốc, nhưng chỉ vì lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ hiểu rằng nếu họ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu với Trung Quốc, làm sâu sắc thêm chủ nghĩa ly khai, thì điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến hình ảnh của họ.
Do đó, Hoa Kỳ chấp nhận hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề biến đổi khí hậu, y tế cộng đồng và chống buôn bán ma túy. Họ nhận thức được rằng, sự hợp tác có chọn lọc như vậy không chỉ là “nhãn dán xe”. Đồng thời, trong các vấn đề trao đổi công nghệ, chẳng hạn, họ có thể chấp nhận tình trạng “nhãn dán xe”.
Trung Quốc đã từng bước “xây dựng cơ bắp” mà không phô trương những thành công của mình. Và khi Hoa Kỳ nhận ra rằng, họ đã không ghi nhận bước đột phá của Trung Quốc, rằng Trung Quốc đang tự tin và kiên định theo đuổi chính sách của mình với tầm nhìn riêng về tương lai, họ bắt đầu cáo buộc Bắc Kinh hành xử “ngày càng hung hăng hơn ở nước ngoài”. Lý do là Trung Quốc đã làm rung chuyển nền tảng của Hoa Kỳ, tăng cường tiếng nói của mình, và nói rõ với Mỹ: họ cần phải hạ thấp giọng điệu vì đã đến lúc đạt được một số thỏa hiệp", - Mikhail Belyaev nói.
Phát biểu tại Đại học Stanford ở California, Antony Blinken đã nói lên những điều mà giới tinh hoa chính trị địa phương muốn nghe từ ông. Để làm như vậy, ông đã bỏ qua tình hình thực tế ở Trung Quốc và đảm nhận vai trò cố vấn về sự phát triển mà Trung Quốc không thể chấp nhận vai trò này của ông. Rất có thể, những nhận xét của ông Blinken đã củng cố tinh thần yêu nước của giới thượng lưu Hoa Kỳ, nhưng không tạo tiền đề cho việc tái khởi động mối quan hệ Trung-Mỹ.