https://kevesko.vn/20221021/thuc-trang-tieu-thu-thit-thu-rung-o-viet-nam-18770190.html
Thực trạng tiêu thụ thịt thú rừng ở Việt Nam
Thực trạng tiêu thụ thịt thú rừng ở Việt Nam
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 21/10, tại buổi phát động "Chiến dịch thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị" của Tổ chức Quốc tế... 21.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-21T17:26+0700
2022-10-21T17:26+0700
2022-10-21T17:26+0700
cứu hộ động vật hoang dã tại việt nam
việt nam
thông tin
động vật
wwf
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/15/10533831_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_537eab345070955f1273c442477a901e.jpg
Theo ban tổ chức, chiến dịch truyền thông này hướng đến người dân ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là các quốc gia đang tiêu thụ nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim, thú được bày bán nhiều ở chợ dân sinh và các nhà hàng.Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật.Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Cố vấn của WWF Việt Nam, qua khảo sát thực tế, đối tượng tiêu thụ thịt thú rừng nhiều nhất nằm ở Hà Nội và TP.HCM. Người tiêu dùng sản phẩm thịt động vật hoang dã có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng và thường sử dụng thịt thú rừng trong các dịp liên hoan tại các nhà hàng.Chia sẻ tại họp báo, bà Jan Vertefeuille, Cố vấn cấp cao về vận động chính sách của WWF Hoa Kỳ, cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Theo nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ cho thấy, 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua. Trong khi, tỷ lệ này ở Việt Nam cao nhất với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%."Chiến dịch thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị" nhằm giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng, nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng là rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.Chiến dịch với sự tài trợ của WWF Hoa Kỳ, do WWF Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế và Báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đồng thực hiện, sẽ diễn ra từ nay tới tháng 11/2022, tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
https://kevesko.vn/20220727/3-nguoi-viet-bi-bat-vi-buon-ban-dong-vat-hoang-gia-16628025.html
https://kevesko.vn/20220921/17994594.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/05/15/10533831_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_2b70cb9c4f7d6095cb13ed8cf23ea106.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, động vật, wwf
việt nam, thông tin, động vật, wwf
Thực trạng tiêu thụ thịt thú rừng ở Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 21/10, tại buổi phát động "Chiến dịch thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị" của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) và Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết Hà Nội và TP.HCM đang là những thị trường tiêu thụ thịt thú rừng nhiều nhất.
Theo ban tổ chức, chiến dịch truyền thông này hướng đến người dân ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là các quốc gia đang tiêu thụ nhiều động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim, thú được bày bán nhiều ở chợ dân sinh và các nhà hàng.
Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và động vật hoang dã. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75%
các bệnh mới ở người là do lây truyền từ động vật.
Theo bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, Cố vấn của
WWF Việt Nam, qua khảo sát thực tế, đối tượng tiêu thụ thịt thú rừng nhiều nhất nằm ở Hà Nội và TP.HCM. Người tiêu dùng sản phẩm thịt động vật hoang dã có thu nhập từ 20 triệu đồng/tháng và thường sử dụng thịt thú rừng trong các dịp liên hoan tại các nhà hàng.
Chia sẻ tại họp báo, bà Jan Vertefeuille, Cố vấn cấp cao về vận động chính sách của WWF Hoa Kỳ, cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này. Theo nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ cho thấy, 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ động vật hoang dã tại các khu chợ bán động vật hoang dã trong 12 tháng qua. Trong khi, tỷ lệ này ở Việt Nam cao nhất với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%.
21 Tháng Chín 2022, 17:45
"Mặc dù khó xác định chính xác nơi đại dịch mới sẽ bùng phát, nhưng chúng ta xác định được các hành vi như ăn thịt thú rừng làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người", bà Jan Vertefeuille nói.
"Chiến dịch thay đổi hành vi tiêu thụ
thịt thú rừng của nhóm người tiêu dùng thành thị" nhằm giảm cầu tiêu thụ thịt thú rừng, nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng là rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.
Chiến dịch với sự tài trợ của WWF Hoa Kỳ, do WWF Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế và Báo Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đồng thực hiện, sẽ diễn ra từ nay tới tháng 11/2022, tại Việt Nam, Lào và Campuchia.