Thứ không ngờ từ Việt Nam ‘cứu’ EU khỏi cơn khát khí đốt của Nga?

© Sputnik / Evgeny Yepanchintsev / Chuyển đến kho ảnhNhà máy viên nén gỗ
Nhà máy viên nén gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đăng ký
Khi căng thẳng quan hệ Nga – phương Tây ngày càng tăng, đặc biệt, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu được dự báo sẽ khốc liệt hơn cả ‘bóng m’ dầu mỏ năm 1973, cơn khát viên gỗ nén từ châu Âu đang lan sang châu Á, mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Thực tế, không chỉ cạn khí đốt Nga, châu Âu còn mất nguồn cung 2,4 triệu tấn viên gỗ nén mỗi năm từ lệnh cấm vận của Moskva nên buộc phải tìm nguồn thay thế khác.

Viên nén gỗ Việt Nam cứu EU khỏi cơn khát khí đốt Nga?

Như Sputnik đã đề cập thời gian qua, việc EU ‘khát’ khí đốt tạo cơ hội chưa từng có cho xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam.
Ngày 26/10, tạp chí Nhịp cầu Đầu tư, cơ quan của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cũng có chung nhận định này. Theo đó, viên gỗ nén Việt đang góp phần cứu ‘châu lục già’ vượt qua cơn khát năng lượng khi mùa đông đang đến gần.
Thêm vào đó, nguồn cung càng trở nên khan hiếm khi các nước châu Á cũng đang tăng cường nhập khẩu loại năng lượng này từ Việt Nam.
Dẫn chứng về nhu cầu viên nén gỗ tăng cao cho nguồn cung xuất khẩu, tờ báo dẫn chứng việc kho hàng của Công ty Cổ phần Tân Phú Sơn tại Bình Định ‘luôn trong tình trạng trống rỗng’ dù Công ty đang phải sản xuất 20/24 giờ mỗi ngày.
nén gỗ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Viên nén gỗ Việt Nam có thể thành “cứu cánh” cho mùa đông thiếu khí đốt Nga của EU?
Cùng với đó, hiện tại, sản lượng sản xuất của Tân Phú Sơn đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây 1 năm, do nhu cầu của khách hàng từ các nước châu Á tăng đột biến.
CTCP Tân Phú Sơn cho biết, lẽ ra, họ có thể sản xuất 24/24 nhưng do nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy.
Để tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên liệu này, một kế hoạch trồng rừng vô cùng đáng hoan nghênh đã ra đời.
“Tân Phú Sơn đã triển khai kế hoạch phát triển gỗ rừng trồng lên 50.000 ha và nâng cao nâng năng lực sản xuất”, ông Võ Thành Nam, Giám đốc Công ty Tân Phú Sơn khẳng định.

Viên nén gỗ: Tưởng ‘phế phẩm’ nhưng lại mang về tỷ đô

Đáng chú ý, theo NCĐT, không chỉ riêng Tân Phú Sơn, các công ty trong ngành hiện “đều hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng đối với viên gỗ nén”.
Đặc biệt là những tháng đầu của năm 2022, xuất khẩu viên nén đã tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung thế giới giảm.
Cũng như đã đề cập trong các thống kê trước đó, nhà chức trách Việt Nam cho hay, năm 2021, lượng xuất khẩu của Việt Nam đã đạt trên 3,5 triệu tấn viên nén, đạt gần 413 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và 17,3% về giá trị so với năm 2020.
Tưởng là “phế phẩm” nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại chiếm gần 3% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.
Trong các báo cáo của mình, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng cho biết, ‘viên nén nằm trong nhóm 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của ngành gỗ’.
Thêm vào đó, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu viên nén lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ - đạt 1,05 tỷ USD.
Với nhu cầu về mặt hàng này năm 2022 và các năm tới được dự báo sẽ tăng mạnh, kỳ vọng rằng, Việt Nam sẽ có thêm một ngành xuất khẩu tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở, theo Viforest cũng như ý kiến từ các chuyên gia.
Điển hình như nhận định của Tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia của tổ chức Forest Trends.
“Ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén mới hình thành và phát triển tại Việt Nam chưa đến 10 năm, nhưng đây lại là ngành hứa hẹn đem về tỷ USD trong tương lai gần”, ông Phúc nhấn mạnh.

Tiềm năng lớn cho viên gỗ nén Việt Nam

Như các thông tin sơ bộ từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay, Hàn Quốc và Nhật là 2 thị trường chính tiêu thụ viên nén của Việt Nam.
Cả 2 quốc gia này chiếm tới 99,8% lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu viên nén năm 2021. Một lượng rất nhỏ còn lại được xuất khẩu sang các thị trường khác như Kazakhstan hay Trung Quốc.
Theo chuyên gia, các thị trường xuất khẩu của viên gỗ nén Việt Nam được dự báo sẽ còn mở rộng trong bối cảnh căng thẳng năng lượng đang ngày càng trầm trọng tại châu Âu vì thiếu nguồn cung khí đốt của Nga.
Đặc biệt, nhu cầu năng lượng sinh khối ngày càng tăng khi các nước đang thực hiện cam kết giảm lượng phát thải nhà kính.
Các nước châu Á và châu Âu đang có nhu cầu cao đối với viên gỗ nén trong sản xuất năng lượng sạch. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có số lượng nhà máy điện than nhiều nhất thế giới cũng được dự báo sẽ là thị trường phát triển nhanh.
Không chỉ vậy, theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới, thị trường viên gỗ nén toàn cầu dự kiến đạt 15,63 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm 7,28% giai đoạn 2021-2026. Giá sản phẩm viên gỗ nén cũng ngày càng tăng.
Đại diện Công ty Cổ phần Năng lượng DKC thuộc Tập đoàn Thiên Minh Đức tại Nghệ An, cho biết, doanh nghiệp hiện đã ký được nhiều đơn hàng xuất sang Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cuối tháng 2/2022, DKC đã xuất khẩu hơn 5.000 tấn viên nén gỗ sang Hàn Quốc. Trong tháng 5 và 6, Công ty lại tiếp tục xuất hơn 18.000 tấn vào thị trường này (hơn gấp 3 lần) với giá từ 145-150 USD/tấn, cao hơn những tháng trước đó từ 25-30 USD/tấn.
Viên nén gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
EU khốn đốn vì Nga “khoá van” khí đốt, cơ hội cho Mỹ và Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ?
Đánh giá về tiềm năng sản phẩm này của Việt Nam, ông Esuke Nomura, Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất viên nén Biomass Fuel Việt Nam, cũng đánh giá cao tiềm năng của thị trường viên gỗ nén trong tương lai.
Gần như 100% sản phẩm của Công ty Biomass Fuel Việt Nam đều được đưa về nước sử dụng cho nhà máy nhiệt điện hoặc lò sưởi nhằm thay thế điện và than đá.
Thậm chí, ông Esuke Nomura còn dự báo lượng viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2024-2025 so với hiện nay.
Nhìn nhận rõ tiềm năng lớn từ thị trường viên gỗ nén, thời gian qua, DKC đã mạnh tay đầu tư xây dựng máy sản xuất gỗ viên nén xuất khẩu.
Theo ông Phương Đăng Phúc, Giám đốc sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu của Công ty DKC, khi lượng đơn hàng xuất sang Hàn Quốc tăng cao, DKC đã triển khai nhà máy thứ 2 nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng.
Cùng với năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt, viên nén gỗ được coi là một trong số rất ít nguồn cung cấp năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, góp phần thay thế nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính.
Ở Việt Nam, viên nén gỗ đang được sản xuất bằng cách thu gom mùn cưa, dăm bào, các loại phế thải khác từ các nhà máy chế biến gỗ và gỗ nhỏ từ rừng trồng.
Nhìn vào đà tăng, có thể thấy, nếu năm 2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam chỉ đạt khoảng 145 triệu USD thì đến năm 2021 con số này đã đạt mốc 413 triệu USD với lượng viên nén xuất khẩu lên đến 3,5 triệu tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu viên nén gỗ đạt gần 2,4 triệu tấn với kim ngạch 354 triệu USD. Nhiều dự báo tin tưởng rằng, viên gỗ nén và các sản phẩm phụ từ gỗ có đầy đủ tiềm năng trở thành mặt hàng tỷ đô của Việt Nam nếu tận dụng tốt thời cơ.
Hiện nay, trên thực tế, cơ hội mở ra rất lớn với xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam khi các nước EU đang phải vật lộn xoay sở chuyển từ sử dụng khí gas nhập khẩu từ Nga sang sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế khác, bao gồm cả viên nén gỗ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала