"Chỉ có một mục tiêu". Tại sao Mỹ mang bom nhiệt hạch đến Châu Âu?

© Ảnh : National Nuclear Security Administration Các cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ. Ảnh chụp màn hình video
Các cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ. Ảnh chụp màn hình video - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Đăng ký
Lầu Năm Góc đang cập nhật kho vũ khí hạt nhân ở Châu Âu, - Politico viết, bom nhiệt hạch sau nâng cấp B61-12 sẽ đến các căn cứ không quân trong tháng 12, mặc dù chỉ dự kiến vào mùa xuân. Về những gì đang xảy ra ở châu Âu — trong tài liệu của Sputnik.

Đe dọa đối thủ cạnh tranh

Truyền thông Mỹ giải thích chương trình tái cấu trúc kho vũ khí hạt nhân ở châu Âu của Hoa kỳ đã diễn ra trong một thời gian dài. Ngân sách là 10 tỷ USD. Bom nhiệt hạch cải tiến B61-12 sẽ thay thế các phiên bản trước đó đang lưu trữ ở Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo chuyên gia, việc tái cơ cấu đã được tăng tốc do các hành động quân sự ở Ukraina. Lầu năm Góc phủ nhận điều này.

"Mặc dù chúng tôi sẽ không thảo luận chi tiết về kho vũ khí hạt nhân, việc hiện đại hóa B61 đã tiếp tục diễn ra trong nhiều năm và quyết định thay thế vũ khí lỗi thời không phải bây giờ mới được đưa ra, - phát ngôn viên Bộ quốc phòng Mỹ Patrick Ryder nói. - Không có mối liên hệ nào với các sự kiện hiện tại đang diễn ra".

© Ảnh : National Nuclear Security AdministrationBom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ
Bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Bom nhiệt hạch B61-12 của Mỹ
Tất nhiên, Mỹ đang nói dối. Washington Và Brussels gần đây nhiều lần cáo buộc Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraina và đe dọa đáp trả bằng các biện pháp khắc nghiệt nhất. Không phải ngẫu nhiên mà từ ngày 17 tháng 10, NATO đã tiến hành tập trận răn đe hạt nhân "Steadfast Noon” với sự tham gia của 14 quốc gia cùng 60 thiết bị hàng không quân sự. Và mức độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng Mỹ ở châu Âu đã được nâng lên DEFCON 2, cho phép thực hiện cuộc tấn công hạt nhân trả đũa. Trước đây, điều này chỉ xảy ra trong cuộc khủng hoảng Caribbean năm 1962 và trước Chiến dịch Bão Táp Sa mạc.

"Việc vội vàng tái vũ trang trong bối cảnh các sự kiện như vậy có vẻ rõ ràng. Đây chắc chắn là một hành động đe dọa nhắm vào Nga",ông Konstantin Sokolov, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị cho biết, - Mục tiêu là để thuyết phục Moskva rằng họ có khả năng thực hiện biện pháp cực đoan, cũng như để khuyến khích quân đội Ukraina hành động tích cực hơn. Kiev không nên nghi ngờ về việc người Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế, không có kẻ ngốc hay chán sống nào ngồi ở Washington. Họ hiểu rất rõ là không ai cần đến một cuộc xung đột hạt nhân".

Cựu chiến binh của chiến tranh lạnh

Lầu năm góc đã nhận được bom B61 từ năm 1968 để thay B53 lỗi thời với công suất quá mạnh vượt quá 9 Mt. B61 nhỏ gọn hơn: trọng lượng khoảng 320 kg, chiều dài 3,5 mét, đường kính là 0,33 mét. Sức mạnh của đầu đạn là từ 0,3 đến 340 Kt. Do đó, nó có thể là vũ khí chiến thuật và hay vũ khí chiến lược hạng trung.
CC BY-SA 4.0 / Sixflashphoto / W53 (cropped photo)Bom nhiệt hạch B53 của Mỹ
Bom nhiệt hạch B53 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Bom nhiệt hạch B53 của Mỹ
Kể từ năm 1968, hơn 3 000 "sản phẩm" loại này đã được ra xưởng trong 12 bản sửa đổi cấu hình. Năm trong số đó hiện đang trong biên chế. Mỹ không giao vai trò quyết định cho loại vũ khí này, xếp vào loại chiến thuật hoặc chiến thuật chiến dịch, với khoảng 180 quả bom tích trữ trong các biến thể chiến thuật. Ở châu Âu — chủ yếu là B61-11, được trang bị vào năm 1997.

Lắp dưới cánh máy bay chiến đấu

Chương trình nâng cấp bom B61 lên phiên bản B61-12 chủ yếu để điều chỉnh các phiên bản đầu tiên. Một tính năng của B61-12 là hệ thống định vị. Bom có thể được thả ở một khoảng cách xa mục tiêu, không phải ở ngay bên trên đối tượng. Thiết kế B61-12 cho phép nó được treo bên ngoài máy bay F-35 và F-22. Sức mạnh của B61-12 khoảng 50 KT (hai hoặc ba "Hiroshima"), độ lệch khỏi mục tiêu không quá 30 mét (mặc dù với sức mạnh như vậy điều này không quá quan trọng). Bom nhằm vào công sự, điểm kiểm soát, sân bay, sử dụng trong xung đột cường độ thấp. (Mặc dù bất kỳ cuộc xung đột nhỏ nào liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đều leo thang thành Chiến Tranh Thế giới Thứ Ba: đây là một tiên đề).
© Ảnh : U.S. Air Force/Master Sgt. Donald AllenMáy bay chiến đấu F-35A của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ
Tuy nhiên, để đến được khu vực ném bom, máy bay sẽ phải bay vào khu vực phòng không của đối phương với nguy cơ bị bắn hạ. Tầm bay của bom B61 - 12 kém hơn tầm hoạt đông tên lửa phòng không của Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала