https://kevesko.vn/20221028/de-xuat-chi-hon-61-ty-usd-lam-duong-sat-cao-toc-bac---nam-toc-do-250-kmh-18923548.html
Đề xuất chi hơn 61 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 250 km/h
Đề xuất chi hơn 61 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 250 km/h
Sputnik Việt Nam
Sau khi nghiên cứu báo cáo tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị thẩm tra độc lập không ủng hộ phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tốc độ... 28.10.2022, Sputnik Việt Nam
2022-10-28T17:45+0700
2022-10-28T17:45+0700
2022-10-28T17:45+0700
kinh tế
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/14/12182196_0:79:1505:926_1920x0_80_0_0_3f183b39f023fdb0c9e736444f4a7d53.jpg
Thay vào đó, bên tư vấn đề xuất phương án thiết kế tốc độ 250 km/h, đồng thời nâng mức đầu tư lên 61,67 tỷ USD.Đề xuất làm đường sắt Bắc - Nam tốc độ 250 km/h, tổng vốn 61 tỷ USDMới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố kết quả thẩm tra báo cáo tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.Liên danh tư vấn Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại học Giao thông Vận tải, Công ty TNHH Evo mc, Công ty Ove Arup & Partners Hong Kong Limited và Công ty CP Tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú là bên chịu trách nhiệm lập kết quả thẩm tra.Theo đó, kết quả thẩm tra cho thấy: Có nhiều luận cứ chỉ ra rằng, thiết kế đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tốc độ 350 km/h là không hợp lý. Do vậy, bên tư vấn đề xuất phương án thiết kế tốc độ 250 km/h.Cụ thể, phía tư vấn đề xuất lựa chọn tàu tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ khai thác 225 km/h để chạy hỗn hợp tàu khách và tàu hàng. Tổng mức đầu tư dự án là 61,67 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn.Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài từ 2025-2031, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án, đồng thời xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm - Nha Trang với tổng chiều dài 361 km (23,94% chiều dài dự án). Số vốn đầu tư giai đoạn này là 16,58 tỷ USD.Giai đoạn 2 kéo dài từ 2031-2038, tiến hành xây dựng đoạn Hà Nội - Đà Nẵng dài 677,2 km (44,91% chiều dài dự án). Số vốn đầu tư giai đoạn này là 26,44 tỷ USD.Giai đoạn 3 kéo dài từ 2038-2041, tiến hành xây dựng đoạn tuyến Đà Nẵng - Nha Trang dài 468,85 km (31,15% tổng chiều dài dự án) để thông toàn tuyến. Số vốn đầu tư giai đoạn này là 18,65 tỷ USD.Phương án làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam của Bộ GTVTVới phương án thiết kế tốc độ 250 km/h, con số tổng mức đầu tư 61,67 tỷ USD mà bên tư vấn đưa ra gây bất ngờ bởi vượt cả mức đầu tư 58,7 tỷ USD mà Bộ GTVT đề xuất cho phương án tốc độ 320 km/h.Trước đó, Bộ GTVT nêu 2 kịch bản mới nhất về đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.Theo đó, kịch bản 1: Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại (khổ 1.000 mm), được nâng cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đồng thời xây dựng thêm một đường bên cạnh, khổ 1.435 mm để khai thác toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường đôi, vận tải hành khách và hàng hóa với năng lực thông qua 170 tàu/ngày đêm/2 hướng.Kịch bản này có ưu điểm là chi phí đầu tư khoảng 42 tỷ USD, tận dụng một phần hạ tầng hiện hữu.Tuy nhiên, do tuyến đường sắt hiện tại có tiêu chuẩn kỹ thuật rất thấp (phần lớn chưa được vào cấp kỹ thuật), nên việc nâng cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn sẽ khó khăn, mức độ tận dụng là không cao, không tạo động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo thêm không gian phát triển mới, thêm nguồn lực từ quỹ đất, góp phần chuyển dịch mô hình, cơ cấu tăng trưởng các địa phương liên quan.Kịch bản 2, được Bộ GTVT đề xuất lựa chọn, đó là xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa khoảng 180 km/h - 225 km/h, chi phí đầu tư khoảng 64,8 tỷ USD.Sau khi hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước sẽ nghiên cứu đề xuất công năng tuyến đường sắt hiện hữu.Bộ GTVT cũng dự kiến phương án phân kỳ đầu tư như sau: Giai đoạn 2025-2032 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn TP.HCM - Nha Trang (kết nối với sân bay Long Thành). Sau khi đầu tư giai đoạn I, sẽ tổng kết đánh giá, hoàn thiện công nghệ xây dựng, quản lý khai thác để rút kinh nghiệm, rút ngắn thời gian triển khai giai đoạn tiếp theo.Giai đoạn 2030 - 2035 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh. Giai đoạn 2035-2045 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Vinh - Nha Trang.‘Chưa nên chốt ngay’Theo bên tư vấn, chi phí giải phóng mặt bằng mà báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là chưa sát thực tế về khối lượng, suất đầu tư, tiềm ẩn rủi ro vượt tổng mức đầu tư của dự án.Liên quan đến vấn đề này, GS-TS. Tống Trần Tùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, cho rằng phương án mà bên tư vấn thẩm tra đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.Nó cũng phù hợp với chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, theo đó xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h, tốc độ khai thác khoảng 200 km/h.Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chưa nên chốt ngay tốc độ 200-250 km/h, mà cần tiếp tục nghiên cứu, so sánh để tìm ra dải tốc độ phù hợp nhất.Theo trình tự, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Báo cáo sau đó được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra để trình Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước ra kết luận. Cuối cùng, dự án sẽ được trình lên Bộ Chính trị xem xét.
https://kevesko.vn/20210329/viet-nam-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac---nam-co-giam-chi-phi-logistic-10288694.html
https://kevesko.vn/20221026/chuyen-gi-dang-xay-ra-voi-duong-sat-do-thi-viet-nam-18858500.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/14/12182196_83:0:1422:1004_1920x0_80_0_0_6326a5fda88d2c7f744b9e03686e1923.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
kinh tế, việt nam
Thay vào đó, bên tư vấn đề xuất phương án thiết kế tốc độ 250 km/h, đồng thời nâng mức đầu tư lên 61,67 tỷ USD.
Đề xuất làm đường sắt Bắc - Nam tốc độ 250 km/h, tổng vốn 61 tỷ USD
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố kết quả thẩm tra báo cáo tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải đối với
dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Liên danh tư vấn Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại học Giao thông Vận tải, Công ty TNHH Evo mc, Công ty Ove Arup & Partners Hong Kong Limited và Công ty CP Tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú là bên chịu trách nhiệm lập kết quả thẩm tra.
Theo đó, kết quả thẩm tra cho thấy: Có nhiều luận cứ chỉ ra rằng, thiết kế đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tốc độ 350 km/h là không hợp lý. Do vậy, bên tư vấn đề xuất phương án thiết kế tốc độ 250 km/h.
Cụ thể, phía tư vấn đề xuất lựa chọn tàu tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ khai thác 225 km/h để chạy hỗn hợp tàu khách và tàu hàng. Tổng mức đầu tư dự án là 61,67 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 kéo dài từ 2025-2031, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án, đồng thời xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm - Nha Trang với tổng chiều dài 361 km (23,94% chiều dài dự án). Số vốn đầu tư giai đoạn này là 16,58 tỷ USD.
Giai đoạn 2 kéo dài từ 2031-2038, tiến hành xây dựng đoạn Hà Nội - Đà Nẵng dài 677,2 km (44,91% chiều dài dự án). Số vốn đầu tư giai đoạn này là 26,44 tỷ USD.
Giai đoạn 3 kéo dài từ 2038-2041, tiến hành xây dựng đoạn tuyến Đà Nẵng - Nha Trang dài 468,85 km (31,15% tổng chiều dài dự án) để thông toàn tuyến. Số vốn đầu tư giai đoạn này là 18,65 tỷ USD.
Phương án làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam của Bộ GTVT
Với phương án thiết kế tốc độ 250 km/h, con số tổng mức đầu tư 61,67 tỷ USD mà bên tư vấn đưa ra gây bất ngờ bởi vượt cả mức đầu tư 58,7 tỷ USD mà Bộ GTVT đề xuất cho phương án tốc độ 320 km/h.
Trước đó, Bộ GTVT nêu 2 kịch bản mới nhất về đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo đó, kịch bản 1: Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại (khổ 1.000 mm), được nâng cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đồng thời xây dựng thêm một đường bên cạnh, khổ 1.435 mm để khai thác toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường đôi, vận tải hành khách và hàng hóa với năng lực thông qua 170 tàu/ngày đêm/2 hướng.
Kịch bản này có ưu điểm là chi phí đầu tư khoảng 42 tỷ USD, tận dụng một phần hạ tầng hiện hữu.
Tuy nhiên, do tuyến đường sắt hiện tại có tiêu chuẩn kỹ thuật rất thấp (phần lớn chưa được vào cấp kỹ thuật), nên việc nâng cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn sẽ khó khăn, mức độ tận dụng là không cao, không tạo động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa, tạo thêm không gian phát triển mới, thêm nguồn lực từ quỹ đất, góp phần chuyển dịch mô hình, cơ cấu tăng trưởng các địa phương liên quan.
Kịch bản 2, được Bộ GTVT đề xuất lựa chọn, đó là xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa khoảng 180 km/h - 225 km/h, chi phí đầu tư khoảng 64,8 tỷ USD.
Sau khi hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước sẽ nghiên cứu đề xuất công năng tuyến đường sắt hiện hữu.
Bộ GTVT cũng dự kiến phương án phân kỳ đầu tư như sau: Giai đoạn 2025-2032 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn TP.HCM - Nha Trang (kết nối với sân bay Long Thành). Sau khi đầu tư giai đoạn I, sẽ tổng kết đánh giá, hoàn thiện công nghệ xây dựng, quản lý khai thác để rút kinh nghiệm, rút ngắn thời gian triển khai giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2030 - 2035 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh. Giai đoạn 2035-2045 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Vinh - Nha Trang.
26 Tháng Mười 2022, 11:06
Theo bên tư vấn, chi phí giải phóng mặt bằng mà báo cáo của
Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là chưa sát thực tế về khối lượng, suất đầu tư, tiềm ẩn rủi ro vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Liên quan đến vấn đề này, GS-TS. Tống Trần Tùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, cho rằng phương án mà bên tư vấn thẩm tra đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.
Nó cũng phù hợp với chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, theo đó xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h, tốc độ khai thác khoảng 200 km/h.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chưa nên chốt ngay tốc độ 200-250 km/h, mà cần tiếp tục nghiên cứu, so sánh để tìm ra dải tốc độ phù hợp nhất.
“Tôi đánh giá cao việc tư vấn thẩm tra đề xuất phương án huy động vốn từ TOD để giảm áp lực vay vốn ODA, tạo sự độc lập tương đối trong lựa chọn công nghệ cho đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam”, ông Tùng chia sẻ.
Theo trình tự, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Báo cáo sau đó được đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra để trình Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước ra kết luận. Cuối cùng, dự án sẽ được trình lên Bộ Chính trị xem xét.