Việt Nam thành lập Vụ Đất đai để làm gì?
© Sputnik / Сергей Русанов
/ Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau khi cơ cấu lại bộ máy tổ chức, Bộ TN-MT đã thành lập 3 đơn vị: Vụ Đất đai, Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai thay cho Tổng cục Quản lý đất đai. Trong đó có Vụ Đất đai được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Theo Bộ TN-MT, Vụ Đất đai là tổ chức trực thuộc Bộ TN-MT, có 1 vụ trưởng và không quá 3 phó vụ trưởng, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng về xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đánh giá tác động chính sách, pháp luật về đất đai; theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật về đất đai.
Các nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Đất đai được quy định:
1.
Công tác xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai: tổng hợp, đề xuất chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đất đai dài hạn, hàng năm; đánh giá tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; đề xuất giải pháp giải quyết các chồng chéo của pháp luật đất đai và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan…2.
Thực hiện rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về đất đai; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về đất đai: đề xuất kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; chủ trì, phối hợp kiểm tra và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.3.
Hướng dẫn việc thực hiện quyền và trách nhiệm của nhà nước; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo chế độ sử dụng các loại đất và khi thực hiện quyền sử dụng đất của mình.4.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đất đai theo phân công của Bộ trưởng.5.
Kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật đất đai: đề xuất kế hoạch kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành chính sách, pháp luật đất đai do các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp…6.
Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất ở địa phương.7.
Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai theo phân công của Bộ trưởng.8.
Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai theo phân công của Bộ trưởng.9.
Về pháp luật quốc tế và thực hiện chính sách pháp luật đất đai có yếu tố nước ngoài: đề xuất nội dung luật hóa các quy định của điều ước quốc tế về quản lý đất đai trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyền tiếp cận đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng…10.
Tham mưu trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực đất đai theo phân công của Bộ trưởng.11.
Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ trả lời các tổ chức và cá nhân về chính sách, pháp luật đất đai theo phân công của Bộ trưởng.12.
Tham gia nghiên cứu khoa học, chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ trưởng.13.
Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.14.
Đầu mối tổng hợp, báo cáo về lĩnh vực quản lý đất đai; thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.15.
Quản lý công chức, tài sản thuộc Vụ theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.