Việt Nam: tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tăng cao do đâu?

© Ảnh : Bệnh viện Ung bướu Hà NộiBệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Đăng ký
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng.
Ước tính, trung bình cứ 100.000 người thì có 159 người được chẩn đoán ung thư và 106 ca tử vong.

Tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam tăng cao

Ngày hôm nay 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội thảo phòng, chống ung thư Hà Nội năm 2022.
Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), trong năm 2020, toàn thế giới có hơn 19 triệu ca mắc mới và gần 10 triệu ca tử vong do ung thư. Trong đó, có đến 49% số ca mắc mới và 58% số ca tử vong là ở châu Á.
Đây là báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư thường niên của 185 quốc gia có ghi nhận tỷ lệ bệnh này. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, hiện chưa có dữ liệu thống kê năm 2021-2022.
Valentina Plastun, nhà nghiên cứu cấp cơ sở tại Phòng thí nghiệm “Hệ thống điều khiển từ xa cho theranostics”, tại nơi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Việt Nam tham gia "cuộc đua" sản xuất vaccine phòng ung thư
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư năm 2020 đã tăng 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia), từ 164.671 ca vào năm 2018, lên 182.563 ca vào năm 2020.
Cũng sau 2 năm nói trên, số người tử vong do ung thư đã tăng từ 114.871 người lên 122.690 người, tương ứng tăng 6 bậc, xếp thứ 50/185 quốc gia.
Ước tính, cứ khoảng 100.000 dân thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Trung bình, mỗi năm Việt Nam có hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca tử vong do ung thư.

Còn hạn chế trong chẩn đoán sớm

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, tình trạng mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Theo ông, đây là xu hướng chung của nhiều nước, trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong do ung thư ở những nước này lại đang được kéo giảm.
Theo vị lãnh đạo Bộ Y tế, việc phát hiện sớm hay muộn được xem là yếu tố chính tác động đến tỷ lệ chữa khỏi ung thư. Khả năng sống thêm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, đáp ứng điều trị, phối hợp các phương pháp.
Tế bào ung thư trong cơ thể con người - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
Các nhà khoa học tạo ra công cụ để chẩn đoán bệnh ung thư với độ chính xác cao
Trong khi ở Việt Nam, các yếu tố quan trọng nói trên còn bị hạn chế, thì tại các nước như Nhật Bản, tỷ lệ máy chiếu chụp và bác sĩ chuyên ngành ung thư trên dân số ở mức cao nhất. Nhờ đó, người bệnh được phát hiện sớm, khả năng điều trị hiệu quả cao nên tỷ lệ tử vong do ung thư cũng theo đó trở nên thấp hơn.

Mô hình bệnh tật khác nhau

Theo các chuyên gia, mô hình bệnh tật của mỗi nước là khác nhau, khiến cho tỷ lệ tử vong do ung thư cũng khác nhau. Giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết tại Australia, tỷ lệ ung thư vú, tiền liệt tuyến cao nhất. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, tỷ lệ ung thư dạ dày, giáp trạng, đại tràng cao hơn. Những loại ung thư này có tiên lượng tốt, tỷ lệ sống cao, đặc biệt ung thư giáp gần như có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Ở Việt Nam, ba loại ung thư thường gặp lại là ung thư phổi, gan, dạ dày. Đáng tiếc, đây đều là bệnh lý có tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân đến khám đa phần đã ở giai đoạn muộn, các bác sĩ không thể can thiệp, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ.
Một phụ nữ trong thẩm mĩ viện ở Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.05.2022
Bác sĩ nêu các thủ thuật làm đẹp có thể gây ung thư
"Đây chính là lý do khiến tỷ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam cao", - ông Quảng cho biết.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, khi gia tăng gánh nặng bệnh tật, số ca mắc mới và tử vong thì nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng gia tăng. Vì lẽ đó, chuyên ngành ung thư phải nỗ lực phát triển, có thêm nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị.
Hiện nay, điều trị ung thư phải kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và miễn dịch. Trong đó, miễn dịch là liệu pháp được các chuyên gia đánh giá rất có triển vọng, giúp tối ưu hóa điều trị, cho kết quả tiệm cận quốc tế.
Trước đây, 2/3 bệnh nhân ung thư đến viện trong giai đoạn đến muộn, không còn khả năng phẫu thuật. Tuy vậy, số bệnh nhân được phát hiện sớm thời gian gần đây đã tăng lên. Các bệnh như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, khả năng điều trị thành công và tỷ lệ sống cũng theo đó tăng cao hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала