Chủ tịch DIC Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp cổ phiếu DIG, chuyện gì đã xảy ra?

© Ảnh : Tổng Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Xây DungTổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng.
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Đăng ký
Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) đã phát hành 3.500 tỷ đồng cổ phiếu. Dù vậy, thị giá DIG giảm sâu khiến Chủ tịch DIC Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp cổ phiếu, đúng như dự báo.
Ngoài ông Tuấn, hai người con là Nguyễn Hùng Cường và Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng tiếp tục bị call-margin, bị bán giải chấp hơn 5 triệu cổ phiếu DIG trong bối cảnh kinh doanh không mấy khả quan.

DIC đã huy động đến 3.500 tỷ đồng qua trái phiếu

Năm qua, Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) đã thực hiện nhiều đợt phát hành trái phiếu, đáng chú ý, chỉ trong vọng 3 tháng cuối năm, DIC của ông Nguyễn Thiện Tuấn đã huy động đến 3.500 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu.
Ba lô trái phiếu trị giá 3.500 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào các ngày 16/9/2024, 30/9/2024 và 16/11/2024.
Được biết, tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các quyền lợi ích hiện hữu, phát sinh trong tương lai từ việc đầu tư, phát triển, khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại dự án Khu đô thị du lịch Long Tân, Đồng Nai cùng với cổ phiếu DIG, toàn bộ cổ tức, lợi tức (bằng tiền hay cổ phần hoặc tài sản khác), phát sinh từ số lượng cổ phiếu thế chấp tại một ngân hàng.
Đồng thời, các tài sản và biện pháp bảo đảm khác thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) và/hoặc bên thứ ba theo thoả thuận giữa các bên liên quan được bổ sung, thay thế tại từng thời điểm cũng được bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán liên quan đến trái phiếu.
Cùng với việc phát hành trái phiếu, DIC của ông Tuấn còn có nhiều khoản vay khác. Tại ngày 30/9, tổng nợ vay của DIC vào khoảng hơn 5.302 tỷ đồng, trong đó, có 804 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Dù thời gian đáo hạn còn dài (tận năm 2024), nhưng tài sản đảm bảo là cổ phiếu DIG của DIC đã giảm sâu thời gian qua trong bối cảnh niềm tin thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều làn sóng biến động.
Tính tới 7/11, DIG ghi nhận 2 phiên giảm sàn liên tiếp. Cho đến sáng 8/11, đà giảm sàn được duy trì khi DIG giao dịch ở mức 14.400 đồng/CP.
Với mức giá này, DIG đã giảm 12.730 đồng/CP, tương đương 46,9% so với phiên 16/9/2021; giảm 11.010 đồng/CP, tương đương 43,3% với phiên 30/9/2021 và giảm 42.900 đồng/CP, tương đương 74,9% so với phiên 26/11/2021.
Tương tự, so với các thời điểm DIC phát hành trái phiếu, thị giá DIG đã giảm giá tới 46,9%, 43,3% và 74,9%. Không ngoài dự đoán, với đà lao dốc này của DIG, Chủ tịch DIC và nhiều cổ đông khác đã bị bán giải chấp cổ phiếu DIG.
 Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Việt Nam họp loạt ông lớn bất động sản giữa biến động trái phiếu, cạn nguồn tiền

Bị bán giải chấp hàng loạt

Hôm 4/11, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) thông báo bán giải chấp 2,8 triệu cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn.
Tiếp đó, ngày 7/11, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết bán giải chấp 2.131.548 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp.
Đơn vị này cũng dự kiến giải chấp 1.474.031 cổ phiếu DIG của ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn và bán giải chấp 1.445.195 cổ phiếu DIG của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn.
Yuanta Việt Nam cũng ước tính sẽ bắt đầu bán khoảng 5.050.774 cổ phiếu của gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn.
Trước khi rơi vào tình trạng liên tục bị call-margin, cổ phiếu DIG đã từng có thời hoàng kim giữa đại dịch Covid-19 nhưng chịu cảnh tương tự như nhiều ông lớn bất động sản khác, sau giai đoạn “vàng”, doanh nghiệp của ông Nguyễn Thiện Tuấn bắt đầu chịu đà giảm sâu của giá cổ phiếu khi trên sàn, nhóm bất động sản cũng liên tục bị bán tháo thời gian qua.
Sau khi có chuỗi ngày dài giao dịch sát mệnh giá (10.000 đồng/CP), thời điểm hậu 30/9/2020 là thời điểm cuối cùng của DIG được giao dịch dưới mệnh giá (theo giá quy đổi) với mức 9.710 đồng/CP. Từ ngày 1/10/2020, DIG bắt đầu bứt tốc và chốt năm 2020 ở mức 17.640 đồng/CP.
Kế đó, năm ngoái 2021 là năm thăng hoa của DIG khi DIG chốt năm ở mức “đỉnh” 119.800 đồng/CP (giá quy đổi 98.200 đồng/CP) vào ngày 11/1/2022.
Sau đó, cố phiếu này bắt đầu đà sụt giảm mạnh, khi đến thời điểm 11/10, 1 ngày trước khi diễn ra Đại hội cổ đông bất thường năm 2022, giá cổ phiếu của DIG đã giảm còn 24.650 đồng/CP, mất tới hơn 73.500 đồng/CP, xấp xỉ 74% so với mức đỉnh trước đó, vốn hóa của doanh nghiệp cũng bay hơi khoảng 1,8 tỷ đô – trên 44.855 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại đại hội cổ đông bất thường hôm 12/10, ông nguyễn Thiện Tuấn tỏ ra khá bất ngờ khi cổ phiếu DIG liên tục cắm đầu giảm thời gian qua.
Ông này cũng cho hay, con gái Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu, đồng thời, khẳng định, nếu giá cổ phiếu DIG sau 30/10 vẫn dưới mốc 30.000 đồng thì cá nhân ông sẽ đăng ký mua vào thêm khoảng 10 triệu cổ phiếu nữa.
Ngay sau phát biểu này, cổ phiếu DIG tiếp tục giảm chỉ còn 17.700 đồng (31/10) và rơi xuống còn 14.400 (8/11). Như vậy, DIG mất 85,3% so với đỉnh và giảm 83.800 đồng/CP, vốn hóa doanh nghiệp bay hơi trên 51 ngàn tỷ đồng (tương đương khoảng 2 tỷ USD).
Tới ngày 7/11, cổ phiếu DIG tiếp tục giảm giá, được giao dịch quanh mốc 15.450 đồng/ CP nhưng ông Tuấn lại không “giữ lời” và không có dấu hiệu mua vào mà ngược lại, còn liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.
Ghi nhận từ ngày 7/10-4/11, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, con gái ông Tuấn, đã đăng ký mua vào 20 triệu CP nhằm nâng sở hữu từ 3,61% lên 6,89%.
Dù vậy, sau khi kết thúc đợt đăng ký, bản thân bà Huyền cũng chưa báo cáo kết quả giao dịch nhưng lại bất ngờ bị Chứng khoán Yuanta Việt Nam bán giải chấp hơn 1.445.195 cổ phiếu DIG.
Từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Hùng Cường, anh trai bà Huyền cũng liên tục đăng ký mua vào nhưng tỷ lệ rất nhỏ hoặc không mua vào cổ phiếu nhà mình với lý do “giá thị trường hiện không phù hợp” hay “không thu xếp kịp tài chính”.
Trước đó, hôm 19/10, Chứng khoán Yuanta cho biết, đơn vị này đã cấp margin cho cổ phiếu DIG với tỷ lệ 40%. Thế nhưng, trong thông báo ngày 7/11, tỷ lệ này giảm chỉ còn khoảng 30%, giảm 10%. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ cho vay của cổ phiếu DIG bị hạ.
Trong khi ông Tuấn còn chưa thực hiện lời hứa của mình thì các công ty chứng khoán và đối tác liên tục bán giải chấp. trong các ngày 27 và 28/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 3 triệu cổ phiếu DIG. Sau giao dịch, ông Tuấn còn nắm giữ gần 58,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 9,59% cổ phần.
Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường cũng đã bị bán giải chấp gần 1,4 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 31/10 và 1/11. Hiện ông Cường còn sở hữu 61,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 10,06% cổ phần sau giao dịch.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân bị giải chấp 4,2 triệu cổ phiếu DIG trong ngày 27/10. Sau giao dịch, công ty này còn nắm giữ gần 89,8 triệu cổ phiếu, tương đương với 14,7% vốn. Nhìn lại, chỉ trong vòng 4 ngày có giao dịch, các lãnh đạo và cổ đông lớn của DIC đã đồng loạt bị công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng 8,6 triệu cổ phiếu DIG.

Thua lỗ

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 được công bố cho thấy DIC lần đầu tiên ghi nhận 1 quý thua lỗ sau 5 năm.
Trước đó, thời điểm thua lỗ gần đất nhất của DIC là quý 1/2017 với khoản lỗ 15,5 tỷ đồng.
Bế mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
Việt Nam “đổ tiền” vào giao thông, tỷ phú Vượng và bầu Hiển muốn làm Vành đai 4 Hà Nội
Báo cáo vừa công bố về quý 3/2022 cho thấy, DIC ghi nhận khoản lỗ sau thuế 970 triệu đồng, luỹ kế 9 tháng đầu năm lợi nhuận sau thuế vẫn tăng nhẹ từ 139 tỷ đồng lên 142 tỷ đồng.
Doanh nghiệp của ông Nguyễn Thiện Tuấn thua lỗ khi phải đóng bù thuế thu nhập doanh nghiệp (9,8 tỷ đồng). Nếu không phải nộp bù thuế, DIC không thua lỗ nhưng lợi nhuận rất khiêm tốn vì lợi nhuận trước thuế quý 3 chỉ là 9,9 tỷ đồng, giảm sâu so với 64,2 tỷ đồng của quý 3/2021.
Quý 3/2022, DIC thua lỗ trong bối cảnh doanh thu giảm đáng kể, giảm từ 539 tỷ đồng xuống 428 tỷ đồng. Thu giảm nhưng hàng tồn kho lại tăng 3.844 tỷ đồng lên 5.630 tỷ đồng. Các con số này cho thấy hoạt động bán hàng của DIC đã gặp nhiều khó khăn.
Cũng chịu chung hoàn cảnh khó khăn như nhiều doanh nghiệp bất động sản khác, DIC đang gặp gian nan xoay sở để tiếp cận dòng tiền khi dòng tiền bị âm nặng.
Chốt tại ngày 30/9/2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của DIC là âm 2.380 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 353 tỷ đồng hồi đầu năm.
Được biết, từ khi niêm yết (năm 2009) tới nay, chưa năm nào DIC Corp báo cáo dòng tiền kinh doanh chính âm vượt 2.380,3 tỷ đồng. Trong đó, 3 năm gần đây, Công ty liên tục duy trì mô hình thâm hụt dòng tiền, năm sau cao hơn năm trước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала