Biến động từ cú sốc Vạn Thịnh Phát-SCB, trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước ngăn khủng hoảng

© Fotolia / ChachaniṭĐồng Việt Nam
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Đăng ký
Theo báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam vừa trải qua tháng 10 đầy biến động sau cú sốc Vạn Thịnh Phát, sự kiện SCB gây tâm lý bất an đối với nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán.
VDSC cho rằng, khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng thêm lãi suất điều hành ít nhất 50-100 điểm cơ bản trong quý 4/2022-quý 1/2023 tùy vào một số yếu tố. Cần khẳng định rằng, nỗ lực ngăn khủng hoảng, ổn định thị trường trong nước từ Ngân hàng Trung ương của Việt Nam là không thể phủ nhận.
Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục bơm tiền, đẩy lãi suất giao dịch thị trường liên ngân hàng giảm xuống.

VDSC: Thị trường tài chính đầy biến động sau ‘cú sốc’ Vạn Thịnh Phát

Công ty Chứng khoán Rồng Việt mới đây có báo cáo cho rằng, sự kiện Vạn Thịnh Phát hồi đầu tháng 10 là một cú sốc đối với các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Trước đó, sự kiện Tân Hoàng Minh đã khiến việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn diễn ra mạnh mẽ. Trong 9 tháng đầu năm, quy mô mua lại trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 142.200 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu tính cả lượng trái phiếu doanh nghiệp mua lại, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tính đến cuối tháng 9/2022 ước tính là 1,1 triệu tỷ đồng, tương đương 13,4% GDP năm 2021 và 9,8% tổng dư nợ tín dụng tại ngày 28/09/2022.
Theo đánh giá của VDSC, việc bà Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát bị bắt và tập đoàn An Đông bị điều tra đã tạo ra “một cú hích mạnh” làm gia tăng khủng hoảng niềm tin đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, gây nên làn sóng tháo chạy khỏi kênh đầu tư này, bao gồm việc rút tiền khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp.
Vì ‘đà phát triển quá nóng’ – đúng hơn - thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có nhiều bước phát triển nhanh và mạnh trong các năm qua, bám rễ vào hệ thống tài chính và tiếp cận một lượng lớn nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, việc niềm tin lung lay đã dẫn đến nhiều xáo trộn trên thị trường.
Theo VDSC, việc mua lại trước hạn đã ít nhiều giúp giảm bớt quy mô đáo hạn phát triển nhanh và mạnh. Dù vậy, áp lực thời gian và quy mô phát triển nhanh và mạnh đáo hạn vẫn còn khá lớn.
Giá trị phát triển nhanh và mạnh đáo hạn từ quý 4/2022 đến quý 4/2024 được dự báo vào khoảng 865.000 tỷ đồng, mà đỉnh điểm sẽ rơi vào quý 2 và quý 3 năm sau.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
SCB làm việc với Bộ Công an, Chứng khoán Tân Việt về trái phiếu doanh nghiệp
“Trong ngắn hạn, tâm lý rời bỏ kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể dần ổn định trở lại nhưng nếu như những nút thắt về pháp lý không được tháo gỡ, thiếu đi sự hỗ trợ và định hướng từ nhà điều hành thì nhiều khả năng sự khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn tiếp diễn”, báo cáo của VDSC ghi nhận.

Khủng hoảng Vạn Thịnh Phát kéo theo biến cố tại SCB

VDSC cho rằng, không giống như vụ Tân Hoàng Minh, khủng hoảng Vạn Thịnh Phát không chỉ dừng lại ở vấn đề trái phiếu doanh nghiệp mà còn liên quan đến biến cố tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Cụ thể là do ngân hàng SCB này nằm trong hệ sinh thái tài chính của Vạn Thịnh Phát đồng thời, những gì đã xảy ra tại SCB được xem là một cú sốc thanh khoản trong ngắn hạn.
“Nhìn lại tháng 10, biến cố tại SCB có thể coi là một cú sốc thanh khoản trong ngắn hạn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam”, báo cáo nêu.
Đến đầu tháng 10, lãi suất cho vay qua đêm đã tăng vọt lên trên mức 8%/năm, cao nhất kể từ tháng 4/2012.
Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành bơm thanh khoản và đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt. Đây là quyết định kịp thời, đúng đắn. Nhờ vậy, lãi suất liên ngân hàng đã hạ nhiệt khá nhanh. Ngày 1/11/2022, lãi suất cho vay qua đêm cao hơn 1,68 điểm % so với hồi cuối tháng 9/2022.
Dù doanh số giao dịch ở các kỳ hạn còn lại không đáng kể, VDSC cũng ghi nhận một số căng thẳng nhất định về thanh khoản ở các kỳ hạn 1-6 tháng.
Kể từ đầu tháng 10/2022, hơn 95.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước bơm ròng qua thị trường mở.
VDSC cho rằng, những căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống đã phần nào dịu lại.
“Tuy nhiên, tác động của vụ việc Vạn Thịnh Phát – SCB vẫn còn âm ỉ kéo dài”, Chứng khoán Rồng Việt lưu ý.
Dễ thấy điều này qua số dư kênh mua kỳ hạn tăng mạnh chỉ từ hơn 4.700 tỷ đồng vào cuối tháng 9 lên xấp xỉ 90.000 tỷ đồng vào giữa tháng 10/2022, và duy trì đều đặn ở quanh mức này suốt nửa tháng trở lại đây.
Số thành viên tham gia vào các phiên đấu thầu ở kênh mua kỳ hạn cũng được duy trì ở mức cao, hầu như hơn hẳn số thành viên tham gia nghiệp vụ mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đang bơm tiền với kỳ hạn dài hơn (14 ngày) trong 3 phiên gần đây.
Cũng theo báo cáo của VDSC, có sự tương quan giữa trục trặc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các sự kiện Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát và thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, có thể lan tỏa đến tình hình sức khỏe của hệ thống ngân hàng nói riêng và triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023 nói chung.

Dư địa tăng lãi suất của NHNN phụ thuộc vào 3 yếu tố

VDSC cho rằng, vụ việc Vạn Thịnh Phát – SCB đã kích hoạt vòng xoáy áp lực tỷ giá và lãi suất tại Việt Nam. Chỉ trong tháng 10/2022, tiền VND đã mất giá 4,1% so với đồng USD, xấp xỉ mức mất giá của tiền đồng trong suốt 9 tháng đầu năm.
Áp lực mất giá của tiền đồng là mạnh nhất trong tháng 10, khi so sánh với các đồng tiền khác. Trước áp lực tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản.
Trong tuần cuối tháng 10, nhìn chung tỷ giá đã ổn định trở lại và tỷ giá USD/VND cũng không phản ứng nhiều sau khi Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản hôm 2/11.
Hiện lãi suất điều hành đã trở lại mức trước Covid-19 vào cuối năm 2019. Theo đánh giá của VDSC, dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành sẽ tùy thuộc vào 3 yếu tố.
Thứ nhất là diễn biến áp lực các yếu tố bên ngoài (Fed, diễn biến chỉ số DXY, đồng NDT). Thứ hai là lạm phát trong nước. Thứ ba là áp lực mất giá của tiền đồng (cung-cầu ngoại tệ, triển vọng cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, thanh khoản tiền đồng).
Theo VDSC, cả ba yếu tố này đều hỗ trợ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tăng thêm lãi suất điều hành ít nhất 50-100 điểm cơ bản trong quý 4/2022-quý 1/2023.
Cần chú ý, lãi suất huy động hiện đã cao hơn 1,7-1,9 điểm % so với đầu năm nay và cao hơn 20-50 điểm cơ bản so với đầu năm 2019.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm tiền đẩy lãi suất đi xuống

Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước bơm qua thị trường mở hơn 8.746 tỷ đồng.
Có 8 thành viên đã trúng thầu với lãi suất 6%/năm kỳ hạn 14 ngày. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước Việt nam bơm tiền ra thị trường tổng cộng hơn 60.243 tỷ đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2022
Biến động trái phiếu, Ngân hàng SCB kêu gọi người dân bình tĩnh
Ghi nhận chỉ có 1 phiên duy nhất vào đầu tháng hút về gần 10.000 tỷ đồng. Chỉ tính từ đầu tháng 11 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 50.243 tỷ đồng.
Đây là động thái nỗ lực kéo giảm đà tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Theo đó, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng Việt Nam đã có dấu hiệu hạ nhiệt - giảm ở những kỳ hạn ngắn.
Lãi suất liên ngân hàng ngày 8/11 ở kỳ hạn qua đêm giảm 0,56%, xuống còn 5,52%/năm, 1 tuần giảm 0,4%, xuống còn 6,52%/năm; 2 tuần giảm 0,12%, còn 7,15%/năm.
Dù vậy ở các kỳ hạn dài trên 1 tháng, lãi suất nhích nhẹ từ 0,02 - 0,17%. Cụ thể, lãi suất 1 tháng lên 7,78%/năm, 2 tháng lên 8,02%/năm, 3 tháng lên 8,08%/năm, 6 tháng lên 8,2%/năm, 9 tháng lên 8,33%/năm và 12 tháng lên 8,55%/năm. Riêng lãi suất đối với khu vực dân cư xu hướng vẫn tiếp tục tăng lên.
Đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, các ngân hàng đã tăng lãi suất lên mức kịch trần 6%/năm, từ 6 tháng trở lên lãi suất đã xuất hiện mức trên 8%/năm. Lãi suất huy động ở mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 9,3%/năm.
Lãi suất cho vay USD bình quân của ngân hàng đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 2,9-4,1%/năm đối với ngắn hạn; 5,0-5,4%/năm đối với trung và dài hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала