Lục quân ASEAN đi đầu trong ứng phó thách thức an ninh khu vực
12:49 09.11.2022 (Đã cập nhật: 14:05 09.11.2022)
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVNHội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVN
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 9/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thường niên Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM 10) do Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị quy tụ đại diện hạ sĩ quan Lục quân, quân nhân chuyên nghiệp đến từ 10 quốc gia ASEAN.
Lục quân ASEAN hợp tác gắn kết vì hòa bình
Đây là chủ đề của Hội nghị ASMAM 10 nhằm mục đích tạo diễn đàn để các hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, ngành nghề quân sự. Đồng thời tăng cường đoàn kết giữa Lục quân các nước ASEAN, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVNĐại tá Dương Quý Nam – Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng
Đại tá Dương Quý Nam – Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVN
Trước tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến mới phức tạp, nhanh chóng và khó đoán, các đại biểu nhận định rằng, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt đặt thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước những thách thức, rủi ro rất lớn về an ninh. Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Dương Quý Nam, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng cho biết:
“Đông Nam Á nhìn chung vẫn duy trì được hòa bình, ổn định và đang trên đà khôi phục kinh tế sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, khu vực vẫn đang phải đối mặt với những tác động trực tiếp và lâu dài của những thách thức an ninh như: Tranh chấp chủ quyền, xung đột vũ trang, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải... Đây là những nhân tố tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực”.
Đại tá Dương Quý Nam nhấn mạnh thêm rằng, trong bối cảnh đó, Quân đội các nước ASEAN nói chung và Lục quân nói riêng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong nỗ lực ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng quân sự nội khối
Hợp tác quốc phòng quân sự trong khuôn khổ ASEAN vẫn duy trì và đẩy mạnh thông qua các diễn đàn như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM), Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM), Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC).
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVNHội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội
Hội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVN
Điều này thúc đẩy Quân đội các nước thống nhất nhận thức chung, đưa ra phản ứng mau lẹ, kịp thời với các thách thức cũng như xây dựng năng lực gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Quân đội các nước ASEAN trong các tiến trình đối thoại, cơ chế hợp tác và cấu trúc đang định hình khu vực.
Là nước chủ nhà đăng cai ASMAM 10, Việt Nam đã xác định chủ đề cho Hội nghị năm nay là “Lục quân ASEAN hợp tác gắn kết vì hòa bình”. Đây cũng là thông điệp mà Việt Nam muốn gửi đến các nước ASEAN về mong muốn thúc đẩy hợp tác, hướng tới mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình bền vững ở khu vực.
ASMAM là diễn đàn để các nước gặp gỡ, giao lưu nhằm trao đổi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc phòng quân sự giữa lực lượng lục quân nói riêng và quân đội các nước ASEAN nói chung.
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVNHội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội
Hội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội
© Ảnh : Nguyễn Trọng Đức - TTXVN
Đây là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị. Việt Nam đăng cai tổ chức ASMAM đầu tiên vào năm 2014.