Doanh nhân nữ ASEAN cùng hành động, cùng lớn mạnh trong thực tế mới
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNHội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 11/11, tại Hà Nội, Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 với chủ đề “Cùng hành động - Cùng lớn mạnh trong thực tế mới” với sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức. Doanh nhân nữ từ 10 quốc gia thành viên ASEAN tham dự trực tiếp và trực tuyến Hội nghị lần này.
Các đại biểu tập trung trao đổi những vấn đề khó khăn, thách thức, các giải pháp và kinh nghiệm đổi mới để khắc phục, thích ứng; các vấn đề quyết định sự thích ứng và phát triển của các doanh nghiệp trong thực tiễn mới tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ứng dụng công nghệ để mở rộng, phát triển và bảo vệ doanh nghiệp trong hiện thực mới; tái cấu trúc doanh nghiệp; mở rộng kết nối.
'Cùng hành động, cùng phát triển'
Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị như một hoạt động tiếp nối của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2022 tại Thái Lan và Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 2 do Campuchia - Chủ tịch ASEAN năm 2022 chủ trì.
Theo Phó Chủ tịch nước, đây là dịp để doanh nhân nữ ASEAN cùng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng kinh tế, phát huy vai trò của phụ nữ nói chung và doanh nhân nữ nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNPhó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN
Đặc biệt trong thời gian qua, với sự phát triển, tiến bộ chung của nhân loại và nỗ lực của các quốc gia, vị thế của phụ nữ trong ASEAN tăng lên đáng kể thông qua việc tăng cường hợp tác bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; thúc đẩy phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh và phát triển kỹ năng; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; tăng khả năng đại diện và vai trò lãnh đạo của phụ nữ; khuyến khích hợp tác công tư (PPP).
Nhấn mạnh các kết quả tích cực về bình đẳng giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch nước nêu, trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội hiện chiếm hơn 30%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có nữ lãnh đạo chủ chốt đạt 50%. Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động đạt từ 47 - 48% trở lên; tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 27%, trong đó, có nhiều phụ nữ tham gia hội đồng quản trị, làm tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn.
Nhấn mạnh các kết quả tích cực về bình đẳng giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch nước nêu, trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội hiện chiếm hơn 30%; tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ có nữ lãnh đạo chủ chốt đạt 50%. Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động đạt từ 47 - 48% trở lên; tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 27%, trong đó, có nhiều phụ nữ tham gia hội đồng quản trị, làm tổng giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn.
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBà Irene Natividad - Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu chia sẻ tại hội nghị
Bà Irene Natividad - Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu chia sẻ tại hội nghị
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN
Những thách thức cần vượt qua
Trên thực tế, đa số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang, khủng hoảng năng lượng, lương thực và các thách thức an ninh phi truyền thống, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp rất nhiều khó khăn.
Những thách thức có thể kể đến là việc tiếp cận thông tin, thị thường, dịch vụ tài chính, thu hút nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, nhằm thích ứng với những xu hướng của thời đại để tồn tại và phát triển.
"Hơn 2 năm qua, mặc dù chịu tác động của dịch bệnh và những thách thức to lớn, nhưng với tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững. Năm 2022, tăng trưởng GDP ước đạt 8%; kiềm chế lạm phát dưới 4%; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau", Phó Chủ tịch nước khẳng định.
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN)
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Mạng lưới Doanh nhân nữ ASEAN (AWEN)
© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN
Với 3 chủ đề thiết thực của Hội nghị, các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách, doanh nhân nữ các quốc gia ASEAN sẽ đưa ra những sáng kiến và đề xuất có giá trị, không chỉ đối với các doanh nghiệp do nữ làm chủ mà còn đối với Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ, xúc tiến thương mại, mạng lưới doanh nhân nữ trong nước và khu vực.
Qua đó tạo điều kiện cho doanh nhân nữ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận các nguồn lực phát triển; tận dụng các cơ hội do Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại; tăng cường kết nối, hợp tác để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, vì một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, bao trùm và tự cường.