https://kevesko.vn/20221113/doanh-nghiep-viet-can-tien-se-cho-phep-ngan-hang-mua-lai-trai-phieu-cuu-nguy-19251352.html
Doanh nghiệp Việt cạn tiền, sẽ cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu cứu nguy?
Doanh nghiệp Việt cạn tiền, sẽ cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu cứu nguy?
Sputnik Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vấn đề thiếu vốn. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn... 13.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-13T21:09+0700
2022-11-13T21:09+0700
2022-11-13T21:09+0700
việt nam
kinh tế
chiến lược phát triển kinh tế
doanh nghiệp
đầu tư
sản xuất
https://cdn.img.kevesko.vn/img/256/46/2564649_0:0:3424:1927_1920x0_80_0_0_0a5cb2b7902b262e4fbc1d70180b0a58.jpg
Trong bối cảnh đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ xem xét các giải pháp đặc biệt nhằm cứu nguy cho doanh nghiệp và nền kinh tế.Ví dụ, có thể cho phép các ngân hàng thương mại trong nước mua lại các trái phiếu sắp tới hạn, xử lý chúng như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường.Ban IV chỉ ra các khó khăn của doanh nghiệpNgày 12/11, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Ban IV) đã ký báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính.Báo cáo cho biết, do hạn chế vốn, các doanh nghiệp gặp khó trong duy trì sản xuất, kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho các kỳ sản xuất năm sau và giải quyết việc làm cho người lao động. Sau 2 năm dịch bệnh, dòng tiền của doanh nghiệp đã cạn kiệt, càng khiến họ lâm vào khó khăn hơn.Ban IV cho rằng, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vấn đề thiếu vốn.Cụ thể, doanh nghiệp ngành thép gặp khủng hoảng khi cung vượt mạnh cầu, trong khi đơn hàng xuất khẩu lẫn đơn hàng trong nước đều giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động, trong bối cảnh chi phí lãi vay rất cao, lại phải chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo;Tiếp đó, các doanh nghiệp thuộc những ngành công nghiệp hỗ trợ trước đây có thể sử dụng hợp đồng đã ký hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn. Tuy vậy, hiện nay các ngân hàng không giải ngân vì lo ngại về room tín dụng. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới.Với một số thị trường khó tính, khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đầu tư máy móc, công nghệ mới nhưng vì thiếu vốn, doanh nghiệp không thể đáp ứng. Một số doanh nghiệp đối diện nguy cơ không thể duy trì vị trí trong chuỗi.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp bị thiếu vốn để thu mua nguyên liệu. Trong khi đó, một số nông sản (nhất là các loại hạt nguyên liệu) lại có kì thu mua tập trung ở các tháng cuối năm và đầu năm sau. Thời gian thu mua gấp, lượng vốn không đủ nên sẽ rất khó để các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).Về phần doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, họ bị dừng hầu hết hợp đồng cung ứng vật liệu cho các công trình. Các hợp đồng đã hoàn tất thì không thể thanh toán do chủ đầu tư cũng không có tiền, không vay được ngân hàng để trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu. Ngoài ra, việc xây dựng bằng vốn đầu tư công cũng bị đình trệ, đẩy nhóm doanh nghiệp này rơi vào khủng hoảng.Cuối cùng, các thách thức về duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi doanh nghiệp cũng là một vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp Việt.Trong tình hình đó, thị trường chứng khoán đã bị tác động mạnh, khiến khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp lớn phải bố trí nguồn vốn để mua lại trái phiếu trước hạn.Khi niềm tin thị trường xuống thấp, cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư, các tài sản của doanh nghiệp có nguy cơ bị bán tháo. Một số ý kiến dự báo, có thể xuất hiện làn sóng bán các nhà máy/cơ sở sản xuất của doanh nghiệp Việt cho nhà đầu tư nước ngoài.Giải phápĐể hỗ trợ doanh nghiệp, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19, như: giảm 2% VAT; giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,...Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất Chính phủ có thể tính tới các giải pháp đặc biệt, nếu cần thiết, trong giai đoạn nhất định nhằm giải nguy cho doanh nghiệp, nền kinh tế.Chẳng hạn như, cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường. Nguyên do là vì lượng trái phiếu sắp tới hạn có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của một số tổng công ty nhà nước.Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, Ban IV đề xuất nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, với những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Về việc siết tín dụng với bất động sản, cần phải phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất... không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung.
https://kevesko.vn/20221103/vi-sao-viet-nam-tam-hoan-xuat-canh-voi-nhieu-giam-doc-doanh-nghiep-19054532.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/256/46/2564649_313:0:3300:2240_1920x0_80_0_0_4ff85abdce4ceb26016b2584dba53da4.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất
việt nam, kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế, doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất
Doanh nghiệp Việt cạn tiền, sẽ cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu cứu nguy?
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vấn đề thiếu vốn. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn sau 2 năm dịch bệnh.
Trong bối cảnh đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ xem xét các giải pháp đặc biệt nhằm cứu nguy cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ví dụ, có thể cho phép các ngân hàng thương mại trong nước mua lại các trái phiếu sắp tới hạn, xử lý chúng như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường.
Ban IV chỉ ra các khó khăn của doanh nghiệp
Ngày 12/11, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Ban IV) đã ký báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Báo cáo cho biết, do hạn chế vốn,
các doanh nghiệp gặp khó trong duy trì sản xuất, kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho các kỳ sản xuất năm sau và giải quyết việc làm cho người lao động. Sau 2 năm dịch bệnh, dòng tiền của doanh nghiệp đã cạn kiệt, càng khiến họ lâm vào khó khăn hơn.
Ban IV cho rằng, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vấn đề thiếu vốn.
Cụ thể, doanh nghiệp ngành thép gặp khủng hoảng khi cung vượt mạnh cầu, trong khi đơn hàng xuất khẩu lẫn đơn hàng trong nước đều giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động, trong bối cảnh chi phí lãi vay rất cao, lại phải chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo;
Tiếp đó, các doanh nghiệp thuộc những ngành công nghiệp hỗ trợ trước đây có thể sử dụng hợp đồng đã ký hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn. Tuy vậy, hiện nay các ngân hàng không giải ngân vì lo ngại về room tín dụng. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới.
Với một số thị trường khó tính, khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đầu tư máy móc, công nghệ mới nhưng vì thiếu vốn, doanh nghiệp không thể đáp ứng. Một số doanh nghiệp đối diện nguy cơ không thể duy trì vị trí trong chuỗi.
Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp nông nghiệp bị thiếu vốn để thu mua nguyên liệu. Trong khi đó, một số nông sản (nhất là các loại hạt nguyên liệu) lại có kì thu mua tập trung ở các tháng cuối năm và đầu năm sau. Thời gian thu mua gấp, lượng vốn không đủ nên sẽ rất khó để các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Về phần doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, họ bị dừng hầu hết hợp đồng cung ứng vật liệu cho các công trình. Các hợp đồng đã hoàn tất thì không thể thanh toán do chủ đầu tư cũng không có tiền, không vay được ngân hàng để trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu. Ngoài ra, việc xây dựng bằng vốn đầu tư công cũng bị đình trệ, đẩy nhóm doanh nghiệp này rơi vào khủng hoảng.
Cuối cùng, các thách thức về duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi doanh nghiệp cũng là một vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp Việt.
Trong tình hình đó, thị trường chứng khoán đã bị tác động mạnh, khiến khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp lớn phải bố trí nguồn vốn để mua lại trái phiếu trước hạn.
Khi niềm tin thị trường xuống thấp, cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư, các tài sản của doanh nghiệp có nguy cơ bị bán tháo. Một số ý kiến dự báo, có thể xuất hiện làn sóng bán các nhà máy/cơ sở sản xuất của doanh nghiệp Việt cho nhà đầu tư nước ngoài.
"Đây là thách thức không chỉ với doanh nghiệp Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô", báo cáo của Ban IV gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19, như: giảm 2% VAT; giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,...
Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất Chính phủ có thể tính tới các giải pháp đặc biệt, nếu cần thiết, trong giai đoạn nhất định nhằm giải nguy cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Chẳng hạn như, cho phép các ngân hàng thương mại trong nước được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường. Nguyên do là vì lượng trái phiếu sắp tới hạn có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của một số tổng công ty nhà nước.
3 Tháng Mười Một 2022, 14:51
Ngoài ra, để tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, Ban IV đề xuất nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, với những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về việc siết tín dụng với bất động sản, cần phải phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất... không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung.