https://kevesko.vn/20221117/thu-tuong-khong-hai-long-ve-tinh-hinh-trien-khai-cac-cong-trinh-trong-diem-quoc-gia-19341632.html
Thủ tướng không hài lòng về tình hình triển khai các công trình trọng điểm quốc gia
Thủ tướng không hài lòng về tình hình triển khai các công trình trọng điểm quốc gia
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Cuộc họp phiên thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải được diễn ra... 17.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-17T10:14+0700
2022-11-17T10:14+0700
2022-11-17T14:07+0700
việt nam
thông tin
xây dựng
đầu tư
thủ tướng
kinh tế
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/06/19102838_0:0:1206:679_1920x0_80_0_0_beca930d1b9ce35c472c4523f0206889.jpg
Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có các dự án giao thông quan trọng, dự án giao thông trọng điểm.Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay tổng số các công trình, dự án thuộc Ban Chỉ đạo là 70 dự án, dự án thành phần tại 40 tỉnh, thành phố, gồm 63 dự án đường bộ, 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không.Bộ, ngành "kêu khó"Tại phiên họp, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành, nhà thầu báo cáo rà soát, tiến độ thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; tình hình giải ngân.Theo đó, các bộ, ngành cũng nêu một số nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một phần do khối lượng công việc cần triển khai rất lớn; một số dự án cao tốc phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản có sử dụng nguồn vốn phục hồi kinh tế, nguồn vốn trung hạn, nguồn vốn vượt thu… đang chờ phân bổ; thời tiết tại một số khu vực có diễn biến bất thường, thời gian qua nguồn cung xăng, dầu tại một số thời điểm hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án.Đặc biệt, việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; xác định giá đất, giá bồi thường cây trồng; lập phương án di dời công trình hạ tầng kỹ thuật; xây dựng khu tái định cư… làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện."Ai không làm được thì thay thế"Phát biểu tại phiên họp Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược.Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ dành khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án, công trình giao thông. Trong lúc khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao thông trọng điểm góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doành, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ an sinh xã hội. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ rõ sự không hài lòng với một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương về tình hình triển khai các dự án, cũng như cách giải thích cho sự chậm trễ trong việc triển khai các công trình và cách phối hợp xử lý những vướng mắc nảy sinh của các bộ, ngành, địa phương.Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ theo dõi, nếu họp mà vẫn trì trệ, bất kể ai trong Ban Chỉ đạo vắng họp ba lần liên tiếp (trừ những lý do bất khả kháng) thì loại khỏi Ban Chỉ đạo.Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh, nghiêm túc trong việc này. Ai không làm được thì phải thay thế. Đảng đã xác định việc này quan trọng, Quốc hội cũng đã có nghị quyết về vấn đề này. Phải thống nhất nhận thức để làm. Phải rà soát lại các thủ tục đầu tư nhanh; thẩm quyền của ai thì người đó làm, không chờ đợi. Các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản chính thức nêu rõ vướng cái gì, ở đâu, không nói chung chung.Tiếp tục chỉ đạo quyết liệtVề công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân.Về đấu thầu, đấu giá, Thủ tướng yêu cầu phải hết sức trách nhiệm, đúng quy định, đúng tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực; không để xảy ra tiêu cực, vi phạm, "thông thầu" dẫn đến phải xử lý pháp luật. Đối với công tác tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề cao lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của đảng viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ hằng tháng.Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo không khởi công các công trình mới trừ trường hợp đặc biệt liên quan an ninh quốc gia, chống biến đổi khí hậu; phải rà soát từ trung ương đến địa phương, không nể nang, phải làm việc nào dứt việc đó.Liên quan đến những vướng mắc trong điều chỉnh dự án đầu tư, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, xử lý ngay những vướng mắc, khó khăn phát sinh, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.Đối với các vấn đề liên quan nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh; vượt thẩm quyền phải báo cáo, quá ngày theo quy định mà không có trả lời thì tiếp tục báo cáo vượt cấp.Về dự án đường cao tốc phía đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm bốn dự án thành phần mà chưa hoàn thành, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải bằng mọi cách hoàn thành, không lùi tiến độ các dự án này. Các ban quản lý không hoàn thành thì phải thay người.Đối với dự án cao tốc phía đông giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát lại để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vấn đề kiểm toán các dự án này; xem xét việc thực hiện chỉ định thầu hay đấu thầu quốc tế. Trong đó, đối với gói thầu xây dựng nhà ga chính Cảng hàng không quốc tế Long Thành trị giá tới 40 nghìn tỉ đồng, cần kiểm tra lại nhà thầu trong nước có bảo đảm năng lực hay không; tổ chức thực hiện đúng quy định ngay từ đầu, bảo đảm công khai, minh bạch.Về dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, trong tháng 11-2022, Bộ Quốc phòng, TP.HCM phải hoàn thành bàn giao mặt bằng. Nếu không thực hiện đúng tiến độ, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân.Về các dự án giao thông đang được triển khai trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý nhanh những vướng mắc phát sinh, chưa xử lý được phải báo cáo ngay.Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát nguồn vốn và những vấn đề liên quan đến việc giao vốn cho các địa phương để thực hiện các dự án được giao làm cơ quan chủ quản; thủ tục cấp vốn cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Bộ Tài chính rà soát, đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến những dự án, công trình có sử dụng vốn vay nước ngoài.Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng để có điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay.
https://kevesko.vn/20221110/kiem-toan-nha-nuoc-yeu-cau-dong-nai-tinh-lai-gia-dat-boi-thuong-du-an-san-bay-long-thanh-19189886.html
https://kevesko.vn/20221028/thanh-tra-10-tinh-bi-phan-anh-co-cac-du-an-cong-trinh-lang-phi-dau-tu-cong-18912581.html
https://kevesko.vn/20221110/viet-nam-co-nen-chon-lam-duong-sat-toc-do-cao-bac--nam-250kmh-19196110.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/06/19102838_88:0:1189:826_1920x0_80_0_0_5b998bca596556197ffb067e7fa22654.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, xây dựng, đầu tư, thủ tướng, kinh tế, kinh doanh
việt nam, thông tin, xây dựng, đầu tư, thủ tướng, kinh tế, kinh doanh
Thủ tướng không hài lòng về tình hình triển khai các công trình trọng điểm quốc gia
10:14 17.11.2022 (Đã cập nhật: 14:07 17.11.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Cuộc họp phiên thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải được diễn ra chiều 16/11 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì.
Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có các dự án giao thông quan trọng, dự án giao thông trọng điểm.
Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay tổng số các công trình, dự án thuộc Ban Chỉ đạo là 70 dự án, dự án thành phần tại 40 tỉnh, thành phố, gồm 63 dự án đường bộ, 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không.
Tại phiên họp, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành, nhà thầu báo cáo rà soát, tiến độ thực hiện
các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; tình hình giải ngân.
Theo đó, các bộ, ngành cũng nêu một số nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một phần do khối lượng công việc cần triển khai rất lớn; một số dự án cao tốc phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản có sử dụng nguồn vốn phục hồi kinh tế, nguồn vốn trung hạn, nguồn vốn vượt thu… đang chờ phân bổ; thời tiết tại một số khu vực có diễn biến bất thường, thời gian qua nguồn cung xăng, dầu tại một số thời điểm hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án.
Đặc biệt, việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; xác định giá đất, giá bồi thường cây trồng; lập phương án di dời công trình hạ tầng kỹ thuật; xây dựng khu tái định cư… làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
10 Tháng Mười Một 2022, 14:43
"Ai không làm được thì thay thế"
Phát biểu tại phiên họp Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược.
Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ dành khoảng 470.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án, công trình giao thông. Trong lúc khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án giao thông trọng điểm góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doành, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ an sinh xã hội. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ rõ sự không hài lòng với một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương về tình hình triển khai các dự án, cũng như cách giải thích cho sự chậm trễ trong việc triển khai các công trình và cách phối hợp xử lý những vướng mắc nảy sinh của các bộ, ngành, địa phương.
"Người dân đang cần, doanh nghiệp đang cần. Các đồng chí có suy nghĩ việc này không? Vấn đề đặt ra là phải đổi mới tư duy, cách tiếp cận, cách làm", Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị Văn phòng
Chính phủ theo dõi, nếu họp mà vẫn trì trệ, bất kể ai trong Ban Chỉ đạo vắng họp ba lần liên tiếp (trừ những lý do bất khả kháng) thì loại khỏi Ban Chỉ đạo.
"Đây là kỷ luật, kỷ cương hành chính; việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong họp Ban Chỉ đạo là hết sức quan trọng, cần siết chặt lại", Thủ tướng cương quyết.
Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh, nghiêm túc trong việc này. Ai không làm được thì phải thay thế. Đảng đã xác định việc này quan trọng, Quốc hội cũng đã có nghị quyết về vấn đề này. Phải thống nhất nhận thức để làm. Phải rà soát lại các thủ tục đầu tư nhanh; thẩm quyền của ai thì người đó làm, không chờ đợi. Các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản chính thức nêu rõ vướng cái gì, ở đâu, không nói chung chung.
28 Tháng Mười 2022, 10:34
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt
Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tái định cư, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động, hỗ trợ người dân.
"Đây là vấn đề khó nhưng không có nghĩa là không làm được", Thủ tướng nói.
Về đấu thầu, đấu giá, Thủ tướng yêu cầu phải hết sức trách nhiệm, đúng quy định, đúng tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực; không để xảy ra tiêu cực, vi phạm, "thông thầu" dẫn đến phải xử lý pháp luật. Đối với công tác tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đề cao lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của đảng viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ hằng tháng.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo không khởi công các công trình mới trừ trường hợp đặc biệt liên quan an ninh quốc gia,
chống biến đổi khí hậu; phải rà soát từ trung ương đến địa phương, không nể nang, phải làm việc nào dứt việc đó.
Liên quan đến những vướng mắc trong điều chỉnh dự án đầu tư, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, xử lý ngay những vướng mắc, khó khăn phát sinh, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
"Đã cam kết thì phải làm, đã làm thì phải có hiệu quả", Thủ tướng chỉ đạo.
Đối với các vấn đề liên quan nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh; vượt thẩm quyền phải báo cáo, quá ngày theo quy định mà không có trả lời thì tiếp tục báo cáo vượt cấp.
Về dự án đường cao tốc phía đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm bốn dự án thành phần mà chưa hoàn thành, Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải bằng mọi cách hoàn thành, không lùi tiến độ các dự án này. Các ban quản lý không hoàn thành thì phải thay người.
Đối với dự án cao tốc phía đông giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát lại để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vấn đề kiểm toán các dự án này; xem xét việc thực hiện chỉ định thầu hay đấu thầu quốc tế. Trong đó, đối với gói thầu xây dựng nhà ga chính
Cảng hàng không quốc tế Long Thành trị giá tới 40 nghìn tỉ đồng, cần kiểm tra lại nhà thầu trong nước có bảo đảm năng lực hay không; tổ chức thực hiện đúng quy định ngay từ đầu, bảo đảm công khai, minh bạch.
10 Tháng Mười Một 2022, 18:56
Về dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, trong tháng 11-2022, Bộ Quốc phòng, TP.HCM phải hoàn thành bàn giao mặt bằng. Nếu không thực hiện đúng tiến độ, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân.
Về các dự án giao thông đang được triển khai trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để xử lý nhanh những vướng mắc phát sinh, chưa xử lý được phải báo cáo ngay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát nguồn vốn và những vấn đề liên quan đến việc giao vốn cho các địa phương để thực hiện các dự án được giao làm cơ quan chủ quản; thủ tục cấp vốn cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Bộ Tài chính rà soát, đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến những dự án, công trình có sử dụng vốn vay nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nghiên cứu tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng để có điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp vay.