Tư bản Mỹ với Việt Nam: Bao giờ hết thói “vừa đấm vừa xoa”?
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân AnhDiễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân Anh
Đăng ký
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt – Mỹ phát triển ấn tượng, một mặt, Washington khẳng định Việt Nam là đối tác rất đáng tin cậy, tuy nhiên, trên thực tế, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Điều này dẫn đến việc phải sử dụng nước thứ 3 để đánh giá mức độ thiệt hại, gây thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu
Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ với chủ đề “Thay đổi – Thách thức – Thích ứng” đã diễn ra sáng 17/11/2022 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, sau hơn 27 năm bình thường hóa quan hệ, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến triển “thực chất” trên cả bình diện song phương lẫn đa phương, cùng nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với kinh tế thương mại, cơ chế hợp tác giữa hai nước đã có những bước phát triển quan trọng như Ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA) năm 2000, Mỹ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam 2006, Việt Nam gia nhập WTO (2007), xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ (2013), Ký kết Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững (2019), hai nước cùng tham gia tham vấn Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ đề xuất (IPEF) vì sự thịnh vượng chung năm 2022…
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân AnhDiễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân Anh
“Chính sách xuyên suốt của Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu”, - Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Ông cho biết, kể từ khi thiết lập mối Quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2013, các hoạt động hợp tác giữa hai bên ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các trụ cột, trong đó trụ cột kinh tế - thương mại - đầu tư tiếp tục đóng vai trò là “động lực trung tâm” thúc đẩy quan hệ hai nước. Trong quá trình phát triển đó, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã đóng vai trò hết sức quan trọng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải.
Thời gian qua, quan hệ thương mại song phương Việt- Mỹ đạt tốc độ phát triển hết sức ấn tượng. Giai đoạn 2020-2022, mặc dù đại dịch và xung đột thương mại, diễn biến căng thẳng địa chính trị gay gắt, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nahast của Việt Nam, trong khi, Việt Nam cũng tiếp tục vươn lên là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ.
“Thành công này đạt được là nhờ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực phối hợp, tập trung giải quyết kịp thời và hiệu quả vấn đề vấn đề thương mại ưu tiên”, - theo đại diện Bộ Công Thương.
Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác truyền thống, hai bên cần hướng tới những lĩnh vực hợp tác của tương lai, đó là chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường.
Những thành tựu hợp tác kinh tế Việt – Mỹ được thể hiện qua nhiều con số ấn tượng như kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng tới 248 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên gần 113 tỷ USD năm 2021, bất chấp đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Mỹ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân AnhDiễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân Anh
Suốt các năm gần đây, Mỹ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Lũy kế đến tháng 10 năm nay, Mỹ có 1203 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 11,5 tỷ đô la, đứng vị trí số 11 trong số các nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Mỹ đứng thứ 8 với tổng số vốn đăng ký vào khoảng 702,7 triệu USD cho 72 dự án cấp mới.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, Bộ Công Thương luôn coi hợp tác giữa các Bộ, ngành, chính quyền các Bang là trọng tâm quan trọng để thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, góp phần thực hiện các mục tiêu, cam kết của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trong những năm qua, việc gia tăng sự hợp tác, gắn kết ở cấp độ Bang như với Oregon, Tây Virginia, Maryland, Virginia, California... đã giúp xác lập các khung khổ hợp tác toàn diện, thuận lợi hóa các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, công nghiệp và năng lượng.
Hai bên cũng đã tăng cường chia sẻ thông tin về các cơ hội kinh doanh tiềm năng, hỗ trợ các dự án cũng như hoạt động của các doanh nghiệp hai nước.
Việt Nam là mắt xích quan trọng
Phát biểu tại diễn đàn, đại diện Bộ Thương mại Mỹ Pamela Phan, Phó Trợ lý Bộ trưởng phụ trách khu vực châu Á nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trụ cột kinh tế - thương mại đóng vai trò trung tâm.
Theo bà Pamela Phan, cả khu vực công và tư của Hoa Kỳ đều sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các sáng kiến mới, những lĩnh vực tiềm năng, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững hiện nay.
Trong đó có thể kể đến kinh tế số, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, tài chính.
Theo bà Susan Burns, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, mối liên kết chặt chẽ của hai nền kinh tế Việt – Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu và sự thịnh vượng chung. Bà Burns cũng bày tỏ hy vọng quan hệ Hà Nội – Washington có thể bước lên tầm cao mới, ngày càng hợp tác thực chất, hiệu quả.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân AnhDiễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân Anh
“Việt Nam đã trở thành một mắt xích chủ chốt trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, ngoài các liên kết chuỗi truyền thống như thiết bị điện tử, bông, gỗ, nông sản... hai nước còn nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là kinh tế số”, - theo bà Burns.
Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh, Mỹ mong Việt Nam Việt Nam tận dụng sự đổi mới và công nghệ của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, từ các giải pháp lưới điện thông minh đến công nghệ lưu trữ năng lượng và hydro sạch.
“Điều này sẽ tạo ra những cơ hội mới đáng kể cho thương mại trong những năm tới”, - đại diện chính quyền Washington bày tỏ.
Đánh giá về cơ sở hạ tầng, bà Susan Burns nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đang nhạy bén khi đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp đường xá, cảng biển và sân bay, đồng thời, cho rằng, điều này tạo ra những cơ hội to lớn cho các công ty Hoa Kỳ muốn mang lại các nguồn đầu tư, thiết bị và dịch vụ chất lượng cao cho Việt Nam để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của đất nước.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân AnhDiễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
Diễn dàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2022
© Ảnh : TTXVN - Bùi Thị Xuân Anh
Nhấn mạnh việc Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có mối quan hệ đối tác lâu dài hàng thập kỷ về y tế công cộng, bà Burns lưu ý, Mỹ nhận thấy tiềm năng to lớn ở Việt Nam đối với các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, từ dược phẩm tiên tiến đến các thiết bị y tế cứu sinh và các công nghệ mới như y tế kỹ thuật số.
Đề cập đến cơ hội hợp tác trong kinh tế số, bà Susan Burns cho biết Mỹ cam kết hỗ trợ các khung chính sách hợp lý cho phép đổi mới kỹ thuật số, đồng thời quản lý các rủi ro mới do công nghệ mang lại.
“Với các khung chính sách phù hợp được áp dụng, thương mại song phương của Việt Nam-Hoa Kỳ về hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số có thể phát triển lên một tầm cao mới”, - bà Burns tin tưởng.
Đề xuất thành lập Trung tâm chiếu xạ
Về phía chính quyền TP.HCM, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố chia sẻ, Mỹ là một trong những đối tác trọng điểm, chiến lược của thành phố, đồng thời bày tỏ có thể tăng cường hợp tác với phía Hoa Kỳ trong các lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn, đô thị thông minh, xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.
“Đây cũng là những lĩnh vực quan trọng mà thành phố đang chú trọng phát triển và thu hút đầu tư”, - theo Phó Chủ tịch TP.HCM Phan Thị Thắng.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các cơ quan Hoa Kỳ xem xét, hỗ trợ nghiên cứu tiền khả thi việc thành lập Trung tâm chiếu xạ hàng hóa xuất khẩu và hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn, nhân sự.
“Điều này giúp thành phố và các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát huy tối đa nguồn lực về nông nghiệp, cung cấp những sản phẩm nông sản đa dạng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, thúc đẩy giao thương giữa hai nước”, - bà Thắng nhấn mạnh.
Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thẳng thắn đề cập việc Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam (bất chấp các tuyên bố khẳng định quốc gia Đông Nam Á này là “đối tác chiến lược quan trọng và đầy tin cậy”).
Ông cho biết, dù đạt nhiều kết quả tích cực trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, đa phương nhưng thách thức đặt ra với Việt Nam và Mỹ là “không hề đơn giản”.
Ở đây, đại diện Bộ Công Thương nói đến việc gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng hóa của Việt Nam.
“Đến nay, Hoa kỳ chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, dẫn đến việc phải sử dụng nước thứ 3 để đánh giá mức độ thiệt hại, gây thiệt thòi rất lớn cho Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại”, - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý.
Theo Thứ trưởng Hải, Việt Nam đang nỗ lực đón đầu xu thế lớn về chuyển đổi số để bứt phá, thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong số đó, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện dựa trên ba trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực chủ động, tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là việc đa dạng chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết mang tính toàn cầu hiện nay.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhắc lại, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục là một điểm sáng đáng tin cậy của các doanh nghiệp, trong đó, có các doanh nghiệp Mỹ nhằm nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng sạch và ổn định trong một thế giới nhiều biến động.
Ông Hải nêu rõ, thời gian tới, Bộ Công Thương kỳ vọng bên cạnh các lĩnh vực hợp tác truyền thống, Việt Nam và Mỹ sẽ tích cực trao đổi về cách thích ứng với bối cảnh xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu, những định hướng chính sách mới của Mỹ, những lĩnh vực tiềm năng, cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương với Việt Nam.
Từ đó, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước xây dựng chiến lược tiếp cận, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước theo hướng cân bằng và bền vững.
Cũng từ chính những diễn đàn như hôm nay, kỳ vọng thời gian tới, Mỹ sẽ ngừng trò “vừa đấm vừa xoa” với Việt Nam và nhanh chóng công nhận nền kinh tế thị trường của đất nước.
Bông sợi Việt Nam không liên quan đến đạo luật Chống cưỡng bức lao động
Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến kinh tế số, an ninh mạng, hệ thống thanh toán online, quyền của người lao động, quản lý công, nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu dệt may, sản phẩm gỗ, hàng hóa…
Đối với vấn đề này, bà Đỗ Phạm Ngọc Tú, Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bông sợi Việt Nam khẳng định, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam không liên quan đến đạo luật Chống cưỡng bức lao động đối với người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA).
“Khuyến cáo của chúng tôi dành cho doanh nghiệp là phải thận trọng trong kiểm soát chuỗi cung ứng, chuẩn bị đủ bộ tài liệu để chứng minh chuỗi cung ứng của chúng ta không có xuất xứ từ cưỡng bức lao động, cụ thể là bông Tân Cương”, - bà Tú nói.
Theo Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bông sợi, doanh nghiệp Việt Nam có hơn 99% bông là từ nguồn nhập khẩu nhưng “không nhập khẩu bông từ Trung Quốc”.