https://kevesko.vn/20221123/hoi-chu-thap-do-viet-nam---hanh-trinh-76-nam-to-tham-net-dep-nhan-van-dan-toc-viet--19461279.html
Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam - Hành trình 76 năm tô thắm nét đẹp nhân văn dân tộc Việt
Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam - Hành trình 76 năm tô thắm nét đẹp nhân văn dân tộc Việt
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Cách đây 76 năm, ngày 23/11/1946, Đại hội đại biểu Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào tại Đình làng Thanh Ấm, thị trấn Vân... 23.11.2022, Sputnik Việt Nam
2022-11-23T08:14+0700
2022-11-23T08:14+0700
2022-11-23T08:18+0700
việt nam
y tế
thông tin
hội chữ thập đỏ
từ thiện
dự án
xã hội
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/16/19460627_0:325:1882:1384_1920x0_80_0_0_7670e07ae70e47ff69ec00645c257778.jpg
Đại hội lần thứ nhất Hội Hồng thập tự Việt Nam là mốc son đánh dấu sự ra đời của một tổ chức chuyên trách làm công tác nhân đạo vì hạnh phúc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam.Nhân dịp này, Sputnik đã phỏng vấn bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam về thành tựu nổi bật trong thời gian vừa qua, hoạt động cụ thể trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu đổi mới bền vững được đề ra tại Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra mới đây.Cống hiến nổi bật trong lĩnh vực công tác xã hộiSputnik: Xin chào Bà! Bà có thể chia sẻ những cống hiến nổi bật trong lĩnh vực công tác xã hội của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đặc biệt đại dịch COVID-19 và khắc phục thảm họa, thiên tai thời gian vừa qua.Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam:Có thể nói, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam là một tổ chức nhân đạo lớn nhất Việt Nam. Trong 76 năm qua, Hội đã có rất nhiều những hoạt động để thực hiện sứ mệnh nhân đạo của mình.Khi đất nước có chiến tranh, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã hiện diện và cùng với chính quyền chăm lo cho các đối tượng nạn nhân chiến tranh, cứu trợ và chăm sóc thương bệnh binh. Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam với biểu tượng của mình đã có mặt ở rất nhiều nơi và thực sự là lực lượng giúp cho những người tham gia cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc được chăm sóc một cách kịp thời.Lúc đó, đất nước Việt Nam còn có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về lương thực nhưng các cán bộ của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã luôn có mặt và cùng nhân dân vượt qua gia đoạn khó khăn nhất của đất nước.Trong suốt hành trình xây dựng đất nước, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt với vai trò chỉ đạo của Chủ tịch danh dự lúc bấy giờ là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 23 năm, chúng tôi đã thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình là thương yêu những người khó khăn nhất, giúp đỡ những người khó khăn nhất trong nước.Trong giai đoạn phát triển của đất nước, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong cứu trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai và thảm họa. Hình ảnh nổi bật trong thời gian gần đây trong 2 năm Việt Nam trải qua dịch COVID-19, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã thể hiện nơi nào người dân cần, nơi nào lực lượng cần thì Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có mặt. Chúng tôi đã tiếp tế lương thực, thực phẩm, hỗ trợ trang thiết bị về y tế cho người dân gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa hay hang cùng ngõ hẻm.Trong những thời khắc cam go chiến đấu với dịch COVID-19 tại tâm điểm TP. HCM, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam luôn đồng hành tham gia cùng với các lực lượng phòng chống dịch bệnh cũng như người dân để vượt qua dịch bệnh.Sputnik: Hiện nay, Hội Chữ Thập đỏ đang ở giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hội nhập. Vậy những thời cơ và thách thức đặt ra cho Hội là gì?Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Sau nhiều năm nhận sự hỗ trợ của các nước và các nguồn tài trợ trên thế giới, Việt Nam đã thoát nghèo nhưng vẫn chịu những tác động lâu dài của chiến tranh. Điển hình, Việt Nam còn hơn 2 triệu nạn nhân chất độc màu da cam.Đặc biệt, Việt Nam là đất nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Chúng tôi nghĩ rằng, sứ mệnh của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trong giai đoạn mới chính là giải quyết các vấn đề để nhóm người dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, của sự phát triển không đồng đều không bị bỏ lại phía sau.Bằng cách quan tâm chủ động dựa trên cơ sở tâm tư nguyện vọng của nhóm người dễ bị tổn thương, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cùng đồng hành, hỗ trợ vượt qua khó khăn, bước tiếp chặng đường tiếp theo. Đây vừa là thách thức, vừa là thời cơ để Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có thể hiện được mình.Một điểm nữa, trong bối cảnh công nghệ phát triển thì nhiệm vụ của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam là làm sao bắt kịp và hòa mình vào sự phát triển đó, tận dụng lợi thế công nghệ để triển khai các hoạt động của mình.Ví dụ, một sự việc xảy ra ở một địa phương rất xa, nhưng với ứng dụng công nghệ, chúng tôi có thể kịp thời hỗ trợ. Chúng tôi nghĩ rằng làm sao phải nâng mình lên để đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước.Một thách thức nữa cũng chính là thách thức trong kỹ năng, tư duy cũng như toàn bộ phương thức hoạt động của Hội - cần phải thay đổi. Thay đổi theo kịp mong muốn của người dân, nhu cầu và xu thế nhân đạo của toàn cầu.Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam là một bộ phận của Phong trào Trăng lưỡi liềm và chữ Thập Đỏ quốc tế, chúng tôi rất mong được hòa nhịp và hội nhập một cách rất nhanh với xu thế của phong trào nhân đạo toàn cầu. Đấy chính là lấy con người làm trung tâm, lấy mong muốn của người dân làm đích để hướng tới. Nhất là nhóm người dễ bị tổn thương, chúng ta phải là lược lượng có mặt sớm nhất, kịp thời nhất để hỗ trợ.Hợp tác giữa Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam với Liên bang NgaSputnik: Trong xu thế hội nhập quốc tế, Bà đánh giá như thế nào về hợp tác giữa Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam với Liên bang Nga?Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Tôi nghĩ rằng, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam và Hội chữ Thập Đỏ Liên bang Nga hay bất cứ Hội chữ Thập Đỏ của các nước trên thế giới, chúng tôi đều thực hiện theo một nguyên tắc chung: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Thống nhất và Toàn cầu.Chúng tôi nghĩ rằng đây là nguyên tắc chi phối hoạt động của Hội chữ Thập Đỏ của các nước trên thế giới. Chúng tôi hy vọng trên nguyên tắc chung như vậy trong ngôi nhà tòan cầu, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam hay Hội chữ Thập Đỏ Liên bang Nga đã thực hiện rất đúng tôn chỉ của mình để chúng ta chăm lo những đối tượng khó khăn, yếu thế để không bị bỏ lại phía sau trong xu thế phát triển hiện nay.Sputnik: Để thực hiện mục tiêu Đổi mới vì sự phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có những hoạt động cụ thể như thế nào để đạt mục tiêu trên?Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI được tổ chức thành công, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới, làm sao để thực hiện chiến lược phát triển của tổ chức Hội là đổi mới vì sự phát triển.Chúng tôi sẽ tập trung vào những đối tượng mà trong thời gian qua nhận được ít sự quan tâm hoặc có sự quan tâm nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề. Chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn" và "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật" cùng các dự án về môi trường là các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ XI.Việt Nam là quốc gia biển, có hơn 3000km đường bờ biển và 28 tỉnh thành giáp biển. Chúng tôi nghĩ rằng cần tiếp sức, hỗ trợ cho ngư dân nghèo cũng như sinh kế trong cuộc sống để họ có thể làm tốt việc vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.Chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến gia đình ngư dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em - thế hệ tương lai và chỗ dựa cho ngư dân để vừa thực hiện sinh kế của mình, vừa phát triển kinh tế biển của đất nước.Đồng thời, chúng tôi còn tập trung cho thế hệ tương lai - nhóm trẻ em. Việt Nam là đất nước có thể trạng suy dinh dưỡng trung bình. Chúng tôi muốn tiếp sức cho các em để nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho các em, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa; biên giới, hải đảo và trẻ em khuyết tật. Đây là nhóm trẻ em rất cần bàn tay nâng đỡ của xã hội.Ngoài ra chúng tôi quan tâm nhiều đến dự án phát triển môi trường bền vững. Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ trồng rừng ngập mặn, tham gia các lực lượng xã hội để thu gom rác thải, nhất là rác thải đại dương.Bên cạnh đó, Hội tiếp tục khuyến khích người dân có lối sống thân thiện, lối tiêu dùng thân thiện hơn với môi trường để giảm thiểu rác thải với môi trường.Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng xác định hoạt động mạnh, sức sống của Hội sẽ như thế nào trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng trẻ, tình nguyện tình nguyện viên và thanh thiếu niên chữ Thập Đỏ.Nhiệm kỳ 2022-2027 có một khâu đột phá - mở rộng mạng lưới tình nguyện viên và thanh thiếu niên chữ Thập Đỏ làm sao huy động sức trẻ của các bạn vào phong trào, tạo ra sức sống mới, nhiệt huyết để thu hút sự tham gia của xã hội trong các hoạt động của Hội.Cùng với các hoạt động như vậy, Hội còn quan tâm đến việc vận động chính sách, có sự quan tâm nhiều hơn đến xây dựng tổ chức cũng như chế độ chính sách đối với cán bộ Hội.Chương trình "Tết Nhân ái”Sputnik: Phấn đấu hỗ trợ 1 triệu người nghèo trong “Tết nhân ái” năm 2023, Bà có thể chia sẻ thêm về chương trình ý nghĩa này không?Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Chương trình "Tết Nhân ái” thay cho chương trình "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai từ năm 2012, đến nay đã giúp đỡ hàng chục triệu lượt người nghèo, nạn nhân chất độc da cam vui Tết, đón Xuân, góp phần nhân lên truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.“Tết Nhân ái” thể hiện rất rõ sứ mệnh của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam. Năm 2023, chúng tôi chuyển sang phiên bản mới với mong muốn kết nối các lược lượng trong xã hội bằng tấm lòng, khả năng và sẻ chia của mình thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực, kịp thời cho người dân vào dịp Tết.Ai có hàng, có thể hỗ trợ hàng. Ai có quần áo, có thể hỗ trợ quần áo. Ai có lương thực, thực phẩm có thể hỗ trợ thực phẩm. Chúng tôi cũng kêu gọi trong xã hội có bao nhiêu người có tấm lòng hãy hướng về những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.“Tết Nhân ái” được tổ chức bởi các chuỗi hoạt động để khi người dân đến với “Tết Nhân ái” sẽ cảm nhận được tình yêu thương mà xã hội dành cho họ. Thứ hai, người dân được thể hiện khát vọng, mong muốn, tâm tư và sở thích của mình. Mọi người có thể hát, tham gia những trò chơi. Ngoài ra, chúng tôi sẽ bố trí những gian hàng để người dân tự chọn món hàng phù hợp của mình.Tham dự “Tết Nhân ái” còn có sự góp mặt của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng vui Tết với bà con. Trong không gian vui tươi như thế, bà con cảm nhận được xã hội nhân văn, tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của các lực lượng xã hội dành cho mình./.
https://kevesko.vn/20220620/ong-rocca-duoc-tai-bau-lam-nguoi-dung-dau-lien-doan-chu-thap-do-quoc-te-15769703.html
https://kevesko.vn/20210508/hoi-chu-thap-do-viet-nam-diem-sang-trong-phong-trao-quoc-te-10471447.html
https://kevesko.vn/20220830/tong-tri-gia-hoat-dong-hoi-chu-thap-do-viet-nam-dat-22523-ti-dong-17447728.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/16/19460627_0:148:1882:1560_1920x0_80_0_0_e24ae5b9bbfbc345419aad3880a83f46.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, y tế, thông tin, hội chữ thập đỏ, từ thiện, dự án, xã hội, tác giả
việt nam, y tế, thông tin, hội chữ thập đỏ, từ thiện, dự án, xã hội, tác giả
Đại hội lần thứ nhất Hội Hồng thập tự Việt Nam là mốc son đánh dấu sự ra đời của một tổ chức chuyên trách làm công tác nhân đạo vì hạnh phúc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Nhân dịp này, Sputnik đã phỏng vấn bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam về thành tựu nổi bật trong thời gian vừa qua, hoạt động cụ thể trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu đổi mới bền vững được đề ra tại Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra mới đây.
Cống hiến nổi bật trong lĩnh vực công tác xã hội
Sputnik: Xin chào Bà! Bà có thể chia sẻ những cống hiến nổi bật trong lĩnh vực công tác xã hội của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đặc biệt đại dịch COVID-19 và khắc phục thảm họa, thiên tai thời gian vừa qua. Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam:
Có thể nói, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam là một tổ chức nhân đạo lớn nhất Việt Nam. Trong 76 năm qua, Hội đã có rất nhiều những hoạt động để thực hiện sứ mệnh nhân đạo của mình.
Khi đất nước có chiến tranh,
Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã hiện diện và cùng với chính quyền chăm lo cho các đối tượng nạn nhân chiến tranh, cứu trợ và chăm sóc thương bệnh binh. Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam với biểu tượng của mình đã có mặt ở rất nhiều nơi và thực sự là lực lượng giúp cho những người tham gia cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc được chăm sóc một cách kịp thời.
Lúc đó, đất nước Việt Nam còn có rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về lương thực nhưng các cán bộ của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã luôn có mặt và cùng nhân dân vượt qua gia đoạn khó khăn nhất của đất nước.
Trong suốt hành trình xây dựng đất nước, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt với vai trò chỉ đạo của Chủ tịch danh dự lúc bấy giờ là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 23 năm, chúng tôi đã thực hiện tôn chỉ, mục đích của mình là thương yêu những người khó khăn nhất, giúp đỡ những người khó khăn nhất trong nước.
Trong giai đoạn phát triển của đất nước, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã phát huy vai trò của mình trong cứu trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai và thảm họa. Hình ảnh nổi bật trong thời gian gần đây trong 2 năm Việt Nam trải qua dịch COVID-19, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã thể hiện nơi nào người dân cần, nơi nào lực lượng cần thì Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có mặt. Chúng tôi đã tiếp tế lương thực, thực phẩm, hỗ trợ trang thiết bị về y tế cho người dân gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa hay hang cùng ngõ hẻm.
Trong những thời khắc cam go chiến đấu với dịch COVID-19 tại tâm điểm TP. HCM, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam luôn đồng hành tham gia cùng với các lực lượng phòng chống dịch bệnh cũng như người dân để vượt qua dịch bệnh.
Sputnik: Hiện nay, Hội Chữ Thập đỏ đang ở giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hội nhập. Vậy những thời cơ và thách thức đặt ra cho Hội là gì?
Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Sau nhiều năm nhận sự hỗ trợ của các nước và các nguồn tài trợ trên thế giới, Việt Nam đã thoát nghèo nhưng vẫn chịu những tác động lâu dài của chiến tranh. Điển hình, Việt Nam còn hơn 2 triệu nạn nhân chất độc màu da cam.
Đặc biệt, Việt Nam là đất nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Chúng tôi nghĩ rằng, sứ mệnh của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trong giai đoạn mới chính là giải quyết các vấn đề để nhóm người dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, của sự phát triển không đồng đều không bị bỏ lại phía sau.
Bằng cách quan tâm chủ động dựa trên cơ sở tâm tư nguyện vọng của nhóm người dễ bị tổn thương, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cùng đồng hành, hỗ trợ vượt qua khó khăn, bước tiếp chặng đường tiếp theo. Đây vừa là thách thức, vừa là thời cơ để Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có thể hiện được mình.
Một điểm nữa, trong bối cảnh công nghệ phát triển thì nhiệm vụ của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam là làm sao bắt kịp và hòa mình vào sự phát triển đó, tận dụng lợi thế công nghệ để triển khai các hoạt động của mình.
Ví dụ, một sự việc xảy ra ở một địa phương rất xa, nhưng với ứng dụng công nghệ, chúng tôi có thể kịp thời hỗ trợ. Chúng tôi nghĩ rằng làm sao phải nâng mình lên để đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước.
Một thách thức nữa cũng chính là thách thức trong kỹ năng, tư duy cũng như toàn bộ phương thức hoạt động của Hội - cần phải thay đổi. Thay đổi theo kịp mong muốn của người dân, nhu cầu và xu thế nhân đạo của toàn cầu.
Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam là một bộ phận của Phong trào Trăng lưỡi liềm và chữ Thập Đỏ quốc tế, chúng tôi rất mong được hòa nhịp và hội nhập một cách rất nhanh với xu thế của phong trào nhân đạo toàn cầu. Đấy chính là lấy con người làm trung tâm, lấy mong muốn của người dân làm đích để hướng tới. Nhất là nhóm người dễ bị tổn thương, chúng ta phải là lược lượng có mặt sớm nhất, kịp thời nhất để hỗ trợ.
Hợp tác giữa Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam với Liên bang Nga
Sputnik: Trong xu thế hội nhập quốc tế, Bà đánh giá như thế nào về hợp tác giữa Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam với Liên bang Nga?
Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Tôi nghĩ rằng, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam và Hội chữ Thập Đỏ Liên bang Nga hay bất cứ Hội chữ Thập Đỏ của các nước trên thế giới, chúng tôi đều thực hiện theo một nguyên tắc chung: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Thống nhất và Toàn cầu.
Chúng tôi nghĩ rằng đây là nguyên tắc chi phối hoạt động của Hội chữ Thập Đỏ của các nước trên thế giới. Chúng tôi hy vọng trên nguyên tắc chung như vậy trong ngôi nhà tòan cầu, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam hay Hội chữ Thập Đỏ
Liên bang Nga đã thực hiện rất đúng tôn chỉ của mình để chúng ta chăm lo những đối tượng khó khăn, yếu thế để không bị bỏ lại phía sau trong xu thế phát triển hiện nay.
Sputnik: Để thực hiện mục tiêu Đổi mới vì sự phát triển bền vững trong nhiệm kỳ 2022-2027, Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam có những hoạt động cụ thể như thế nào để đạt mục tiêu trên?
Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI được tổ chức thành công, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới, làm sao để thực hiện chiến lược phát triển của tổ chức Hội là đổi mới vì sự phát triển.
Chúng tôi sẽ tập trung vào những đối tượng mà trong thời gian qua nhận được ít sự quan tâm hoặc có sự quan tâm nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề. Chương trình "An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn" và "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật" cùng các dự án về môi trường là các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ XI.
Việt Nam là quốc gia biển, có hơn 3000km đường bờ biển và 28 tỉnh thành giáp biển. Chúng tôi nghĩ rằng cần tiếp sức, hỗ trợ cho ngư dân nghèo cũng như sinh kế trong cuộc sống để họ có thể làm tốt việc vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.
Chúng tôi sẽ quan tâm hơn đến gia đình ngư dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em - thế hệ tương lai và chỗ dựa cho ngư dân để vừa thực hiện sinh kế của mình, vừa phát triển kinh tế biển của đất nước.
Đồng thời, chúng tôi còn tập trung cho thế hệ tương lai - nhóm trẻ em. Việt Nam là đất nước có thể trạng suy dinh dưỡng trung bình. Chúng tôi muốn tiếp sức cho các em để nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho các em, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa; biên giới, hải đảo và trẻ em khuyết tật. Đây là nhóm trẻ em rất cần bàn tay nâng đỡ của xã hội.
Ngoài ra chúng tôi quan tâm nhiều đến dự án phát triển môi trường bền vững. Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ trồng rừng ngập mặn, tham gia các lực lượng xã hội để thu gom rác thải, nhất là rác thải đại dương.
Bên cạnh đó, Hội tiếp tục khuyến khích người dân có lối sống thân thiện, lối tiêu dùng thân thiện hơn với môi trường để giảm thiểu rác thải với môi trường.
Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng xác định hoạt động mạnh, sức sống của Hội sẽ như thế nào trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng trẻ, tình nguyện tình nguyện viên và thanh thiếu niên chữ Thập Đỏ.
Nhiệm kỳ 2022-2027 có một khâu đột phá - mở rộng mạng lưới tình nguyện viên và thanh thiếu niên chữ Thập Đỏ làm sao huy động sức trẻ của các bạn vào phong trào, tạo ra sức sống mới, nhiệt huyết để thu hút sự tham gia của xã hội trong các hoạt động của Hội.
Cùng với các hoạt động như vậy, Hội còn quan tâm đến việc vận động chính sách, có sự quan tâm nhiều hơn đến xây dựng tổ chức cũng như chế độ chính sách đối với cán bộ Hội.
Chương trình "Tết Nhân ái”
Sputnik: Phấn đấu hỗ trợ 1 triệu người nghèo trong “Tết nhân ái” năm 2023, Bà có thể chia sẻ thêm về chương trình ý nghĩa này không?
Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam: Chương trình "Tết Nhân ái” thay cho chương trình "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp cùng Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai từ năm 2012, đến nay đã giúp đỡ hàng chục triệu lượt người nghèo, nạn nhân chất độc da cam vui Tết, đón Xuân, góp phần nhân lên truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.
“Tết Nhân ái” thể hiện rất rõ sứ mệnh của Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam. Năm 2023, chúng tôi chuyển sang phiên bản mới với mong muốn kết nối các lược lượng trong xã hội bằng tấm lòng, khả năng và sẻ chia của mình thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực, kịp thời cho người dân vào dịp Tết.
Ai có hàng, có thể hỗ trợ hàng. Ai có quần áo, có thể hỗ trợ quần áo. Ai có lương thực, thực phẩm có thể hỗ trợ thực phẩm. Chúng tôi cũng kêu gọi trong xã hội có bao nhiêu người có tấm lòng hãy hướng về những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Tết Nhân ái” được tổ chức bởi các chuỗi hoạt động để khi người dân đến với “Tết Nhân ái” sẽ cảm nhận được tình yêu thương mà xã hội dành cho họ. Thứ hai, người dân được thể hiện khát vọng, mong muốn, tâm tư và sở thích của mình. Mọi người có thể hát, tham gia những trò chơi. Ngoài ra, chúng tôi sẽ bố trí những gian hàng để người dân tự chọn món hàng phù hợp của mình.
Tham dự “Tết Nhân ái” còn có sự góp mặt của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng vui Tết với bà con. Trong không gian vui tươi như thế, bà con cảm nhận được xã hội nhân văn, tình cảm, sự quan tâm chia sẻ của các lực lượng xã hội dành cho mình./.