Thặng dư thương mại Việt Nam càng cao, Mỹ càng khó chịu

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCông nhân trên dây chuyền sản xuất của Công ty định hướng xuất khẩu May 10 ở ngoại thành Hà Nội
Công nhân trên dây chuyền sản xuất của Công ty định hướng xuất khẩu May 10 ở ngoại thành Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Đăng ký
Mỹ không muốn chịu thiệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Trong bối cảnh kim ngạch thương mại Việt – Mỹ năm nay dự kiến đạt hơn 100 tỷ USD, thặng dư thương mại càng có lợi cho Việt Nam sẽ càng khiến Washington không hài lòng.
Đặc biệt, đối với những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu càng cao, càng có năng lực, làm cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ thấy ‘có nguy cơ’ thì họ sẽ bật cơ chế phòng thủ và hàng Việt dễ đối mặt với những thách thức từ ngành sản xuất của Hoa Kỳ với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo các chuyên gia, các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam càng ngày tinh vi hơn, quyết liệt hơn trong việc áp dụng, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ, nguy cơ này luôn hiện hữu, do đó, doanh nghiệp Việt phải học được cách tự bảo vệ mình và nâng cao tính cạnh tranh.

Đối thoại thẳng thắn với Mỹ để công nhận cơ chế thị trường

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, luỹ kế 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoài.
Tính chung trong 11 tháng đầu năm, xuất siêu ước đạt 10,6 tỷ USD (so với cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,6 tỷ USD).
Ông Nguyễn Thắng Vượng, Đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhận định, sức mua tại Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm. Dự kiến lần đầu tiên trong năm nay, kim ngạch thương mại Việt – Mỹ đạt hơn 100 tỷ USD.
Dây chuyền lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô VinFast tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Doanh nghiệp Việt Nam “mất trắng” đơn hàng rất lớn từ Mỹ vì lý do không ngờ
“Bên cạnh những thuận lợi đó là những thách thức mang tính chiến lược trong dài hạn. Ở góc độ Việt Nam nhìn nhận thặng dư thương mại là một điều có lợi trong trao đổi thương mại với Mỹ, tuy nhiên dưới góc độ với người Mỹ, thì việc này là thâm hụt thương mại trong trao đổi với Việt Nam”, - ông Vượng lưu ý.
Theo ông, tốc độ tăng trưởng thương mại quá nhanh sẽ kéo theo tần suất các vụ việc phòng vệ thương mại, điều tra chống bán phá giá ngày càng gay gắt.
Việt Nam và Mỹ đã ký nhiều Hiệp định thương mại song phương lớn, những Mỹ vẫn chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
“Đây là bất lợi lớn cho kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, các vụ việc phòng vệ thương mại trong tương lai, Việt Nam sẽ chịu rất nhiều bất lợi”, - VnBusiness dẫn ý kiến chuyên gia lưu ý.
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
“Cơ hội lật ngược tình thế”. Mỹ dò độ trung thực của nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam
“Tại phiên họp thứ 10 tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại chính sách với Mỹ để từng bước đặt ra vấn đề, Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam”, - ông Vượng nói.

Tăng điều tra hàng Việt Nam

Về phần mình, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ Thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết trong số các hình thức khiếu kiện phòng vệ thương mại thời gian qua, các vụ kiện về điều tra lẩn tránh xuất xứ đang tăng nhanh hơn.
“Chúng tôi thấy có 3 mặt hàng có nhiều nguy cơ liên quan đến các vụ kiện điều tra lẩn tránh xuất xứ từ năm 2020 đến hết tháng 10/2022, bao gồm: Linh kiện điện tử (Chương 85, trong hạng mục thuế quan), dệt may (hạng mục thuế Chương 50 đến Chương 63) và cuối cùng là sản phẩm gỗ ván ép (hạng mục thuế quan, Chương 44)”, - bà Hương cho hay.
Từ năm 2020 đến tháng 10/2022, VCCI đã cấp C/O cho linh kiện điện tử xuất khẩu sang Mỹ đạt 7-10%/tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ. Với dệt may, chứng nhận xuất xứ cũng chỉ chiếm từ 12-14% tổng kim ngạch vào Hoa Kỳ. G ván ép có lượng cấp C/O từ 50-60% kim ngạch xuất mặt hàng này sang Mỹ.
Chế biến gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Thông tin chính thức việc Mỹ điều tra gỗ dán và tủ gỗ Việt Nam
“Rõ ràng chúng ta thấy nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhưng tỷ lệ cấp C/O rất ít. Trong khi đó, về quy định chứng nhận xuất xứ, thị trường Mỹ và EU có độ mở lớn, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này tự chứng nhận xuất xứ, các C/O đó không cần có thẩm quyền cấp, doanh nghiệp tự đứng ra xây dựng C/O theo đúng yêu cầu và đáp ứng thị trường xuất khẩu”, - đại diện VCCI cho biết.

Bật cơ chế phòng thủ

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) nhận định, tại thị trường Mỹ, nguy cơ phòng vệ thương mại là luôn hiện hữu.
“Lúc dày lúc thưa, nhưng là luôn có. Đối với những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu càng cao, càng có năng lực, càng làm cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ thấy có nguy cơ thì chúng ta càng đứng trước những thách thức các ngành sản xuất của Hoa Kỳ đi kiện phòng vệ thương mại”, - bà Hằng nói.
Đại diện VASEP cũng cho biết, trong hơn 20 năm hội nhập, ngành thủy sản cũng đã trải qua từng ấy năm va đập trên thương trường với cuộc chiến phòng vệ thương mại.
Gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam càng ngày tinh vi hơn, quyết liệt hơn trong việc áp dụng.
“Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng với nguy cơ bị kiện nhiều hơn. Việt Nam cũng ở bên cạnh những quốc gia bị kiện phòng vệ thương mại nhiều như Trung Quốc và một số nước ASEAN”, - bà Trang nói.
Theo chuyên gia, điều đó đồng nghĩa, doanh nghiệp cần trang bị tốt hơn để thích ứng, đối phó được với các vụ kiện phòng vệ thương mại, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, loại bỏ bớt rủi ro hoạt động lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngăn chặn gian lận xuất xứ

Những năm gần đây, Việt Nam phải chịu thêm rủi ro về phòng vệ thương mại. Chẳng hạn, ngành gỗ phải đối diện với các biện pháp tự vệ như điều tra 301 của Chính phủ Mỹ về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp của Việt Nam. Nước này cũng tiến hành điều tra mặt hàng bàn trang điểm Việt Nam xuất khẩu.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết Việt Nam đã bứt phá thành nước xuất khẩu gỗ xếp thứ 5 thế giới.
Đặc biệt, nhóm sản phẩm bàn ghế giường tủ có giá trị gia tăng cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành gỗ phải chịu nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước đây, ngành gỗ đối diện một số vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cụ thể, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã kiện và áp thuế mặt hàng gỗ dán và gỗ dán cứng của Việt Nam. Sau đó, đến lượt Hàn Quốc kiện và áp thuế gỗ dán xuất khẩu sang nước này với mức thuế trên dưới 10%.
Hồi năm ngoái, Canada cũng điều tra và áp thuế đối với sản phẩm salon đệm mút của Việt Nam với mức thuế khá nặng, trên dưới 10%.
Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2022
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Theo ông Hoài, cứ mỗi khi nước láng giềng Việt Nam bị điều tra áp thuế chống phá giá, thì khoảng 2 năm sau, đến lượt các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam cũng được đưa vào diện điều tra.
Lấy ví dụ, 2 năm sau khi mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc bị áp thuế, Mỹ bắt đầu điều tra tương tự với mặt hàng tủ bếp xuất khẩu từ Việt Nam.
Ông Ngô Sỹ Hoài mong muốn cơ quan chức năng như Cục Phòng vệ thương mại, VCCI tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn để giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với các cáo buộc trên, tránh tình trạng lấy ý kiến điều tra chỉ diễn trong thời gian ngắn nhưng doanh nghiệp không phản hồi kịp với phía cơ quan chức năng ở thị trường yêu cầu, từ đó khiến cho phía Việt Nam bị cáo buộc không hợp tác, không phản hồi.

Tăng sử dụng nguyên liệu Việt Nam

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương đã ban hành Đề án 824, trong đó đưa ra danh mục mặt hàng có nguy cơ bị Mỹ và EU đánh thuế phòng vệ thương mại.
Bà Trần Thị Thu Hương cho biết, VCCI sẽ căn cứ để giám sát, đưa ra quy trình kiểm tra. Dù vậy, theo bà, cơ quan chức năng không có đủ nguồn lực để giám sát 24/24.

“Quá trình cấp C/O cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, chúng tôi luôn khuyến nghị các doanh nghiệp cần giải trình đúng đủ điều kiện của thị trường nhập khẩu, chịu trách nhiệm với chứng nhận C/O của mình. C/O được cấp rồi, hàng được thông quan nhưng không thể quá vui mừng vì các nước quy định lưu giữ các chứng nhận xuất xứ này 3 năm và Việt Nam là 5 năm”, - đại diện VCCI khuyến cáo.

Trong khi đó, Cục Phòng vệ thương mại nêu rõ, để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và thuế lẩn tránh, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến lược đầu tư quy mô và dây chuyền sản xuất.
Cờ Hoa Kỳ và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2022
Việt Nam gặp bất lợi lớn khi Mỹ chưa công nhận nền kinh tế thị trường
Với các doanh nghiệp có đủ tiềm lực thì đầu tư có chiều sâu để sản xuất các nguyên phụ liệu cho sản phẩm xuất khẩu đi. Với doanh nghiệp nhỏ, có thể tìm kiếm doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam có khả năng sản xuất ra nguyên phụ liệu là bộ phận để sử dụng vào hàng hóa cuối cùng của doanh nghiệp xuất khẩu đi.
Tựu chung lại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải sử dụng nhiều hơn nữa các nguyên phụ liệu xuất khẩu trong nước.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lưu ý, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu luôn rất rộng mở nhưng làm thế nào để phát triển thêm các mặt hàng mới. Theo đó, quy tắc xuất xứ được ví như “visa xuất nhập cảnh”, nếu đạt được điều này thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan.
“Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rằng chứng nhận xuất xứ không chỉ xin giấy là xong mà chúng ta phải tiếp cận một cách bài bản, trong đó có vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, phát triển bền vững để tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại”, - ông Phan Văn Chinh lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала