Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

40 năm thông qua UNCLOS: Việt Nam cùng quốc tế xây dựng trật tự công bằng trên biển

© Ảnh : Báo Thế giới & Việt NamTrưởng đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 32
Trưởng đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 32 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 8/12, Việt Nam đã cùng Hy Lạp, Ai Cập và Senegal tổ chức Hội thảo “40 năm thông qua UNCLOS - Những thành tựu và thách thức đặt ra” nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

40 năm thông qua UNCLOS - Những thành tựu và thách thức đặt ra

Theo TTXVN, tại hội thảo, các diễn giả đã thuyết trình về 3 chủ đề chính là những thành tựu của Công ước, vấn đề mực nước biển dâng và mối liên hệ giữa UNCLOS với Mục tiêu phát triển bền vững số 14.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề pháp lý, ông Miguel de Serpa Soares, nhấn mạnh việc thông qua Công ước 40 năm trước là dấu mốc lịch sử của sự đồng thuận giữa các quốc gia để xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho các hoạt động trên biển và đại dương.
Tuy nhiên, Phó Tổng thư ký cũng lưu ý các thách thức lớn đang đặt ra hiện nay liên quan đến việc thực thi Công ước như bảo tồn và sử dụng bền vững biển. Ông cho rằng các quốc gia cần quan tâm hơn đến quyền lợi của những đối tượng dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào biển, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng năng lực, nâng cao khả năng quản trị biển và thu hút nhiều hơn sự tham gia của các quốc đảo nhỏ, kém phát triển tại các diễn đàn về biển.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế đã trình bày về tính toàn vẹn của UNCLOS 1982 trước những vấn đề “chưa thể lường trước” khi Công ước ra đời. Qua thực tiễn quốc tế, Giáo sư cho biết các quốc gia đều tìm cách xử lý nhiều vấn đề biển đang đặt ra trong khuôn khổ pháp lý hiện nay do UNCLOS quy định, thay vì xây dựng những quy định ngoài Công ước này.
Trưởng đoàn Việt Nam Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 32 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2022
Biển Đông
Việt Nam sẽ không cho phép UNCLOS thành “tờ giấy lộn”
Dưới dự chủ trì của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, các đại biểu và diễn giả đã cùng trao đổi về khó khăn của các nước đang phát triển khi phân định biển, chức năng tư vấn của Toà án luật biển, một số vấn đề mới nổi liên quan luật biển, quản trị biển như hoạt động của thiết bị tự động dưới nước.
Phát biểu kết luận hội thảo, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã thay mặt các nước đồng tổ chức tái khẳng định cam kết đối với các mục tiêu và nguyên tắc phổ quát được nêu trong UNCLOS, đồng thời bày tỏ mong muốn được hợp tác với các thành viên khác để phát huy vai trò của UNCLOS trong giải quyết các thách thức chung, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Hội thảo diễn ra tại Hà Nội, được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tại hội thảo, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, sự ra đời của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia, kể cả các quốc gia có biển hay không có biển, thuận lợi hay bất lợi về địa lý trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên biển và đại dương, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển.
Đối thoại Biển lần thứ 8: Kỷ niệm 40 năm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Biển Đông
Đối thoại Biển ở Hà Nội nói gì về khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS?
Sự ra đời của UNCLOS 1982 cũng tạo ra những quy định toàn diện và triệt để về quyền được hưởng vùng biển và đặt ra các cơ sở để xác định được các vùng biển và căn cứ cho các quốc gia trong việc xác lập quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, đồng thời qui định các cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cũng như các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước.
Với đường biên giới biển dài 3.260 km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng lớn lao của biển đối với hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước. Việc tôn trọng, thực thi đầy đủ và có trách nhiệm các quy định của UNCLOS 1982 là hoàn toàn phù hợp và nhất quán với chủ trương của Đảng và Nhà nước trước đến nay.

“Đồng thời, thông qua việc phê chuẩn Công ước, Việt Nam biểu thị sự quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала