Vì sao Novaland, Phát Đạt, Hưng Thịnh và loạt DN địa ốc ráo riết mua lại trái phiếu?

© Ảnh : NovalandChủ tịch Tập đoàn NovaGroup Bùi Thành Nhơn thăm dự án Aqua City
Chủ tịch Tập đoàn NovaGroup Bùi Thành Nhơn thăm dự án Aqua City - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Đăng ký
Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại gần 164.000 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Chứng khoán VNDirect, trong bối cảnh thắt chặt các khoản vay ngân hàng, thị trường trái phiếu "chao đảo" và bán hàng trầm lắng, dòng tiền của nhiều nhà phát triển bất động sản đang dần cạn kiệt.

Ráo riết chi bạc tỷ mua lại trái phiếu trước hạn

Thị trường chao đảo, doanh nghiệp địa ốc đua nhau ‘vung tiền’ mua lại trái phiếu để né biến động.
Hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp đang đặc biệt sôi động với tổng giá trị trái phiếu mua lại trong 11 tháng qua là 160.653 tỷ đồng. Khối các doanh nghiệp bất động sản đã chi số tiền hàng ngàn tỷ để thực hiện mua lại TPDN trước hạn.
Lâm Đồng, Đà Lạt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Novaland phải làm rõ nguồn vốn 10 tỷ USD cho dự án ở Lâm Đồng
Thông tin được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố cho thấy, trong tháng 11, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại trước hạn hơn 14.392 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Với việc liên tục bị call-margin, Bất động sản Phát Đạt đứng trước áp lực chung rất lớn của thị trường. Doanh nghiệp của ông Nguyễn Văn Đạt đã thực hiện tất toán tổng cộng hơn 1.300 tỷ các khoản vay và mua lại trái phiếu trước hạn. Để đảm bảo dòng tiền thanh toán, doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu lại danh mục, chuyển nhượng các dự án. Trong đó có một số dự án được chuyển nhượng để lấy dòng tiền về nhanh, xử lý các vấn đề còn tồn đọng.
“Chúng tôi đẩy mạnh các thủ tục pháp lý của các dự án để nhanh chóng đưa ra thị trường sản phẩm, để bán hàng và từ đó có nguồn tiền, nguồn tài chính để trả cho các trái chủ, trả cho các khoản nợ”, - ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạtnhấn mạnh.
Công ty TNHH thành phố Aqua (thuộc Novaland) công bố thông tin hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu vào ngày 2/12 với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng. Đáng lưu ý, cả hai lô trái phiếu này đều được phát hành vào ngày cuối năm 2021, dự kiến đáo hạn vào 29/12 năm nay và 29/12 năm sau.
Biển báo trước cổng văn phòng NovaGroup - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2022
Novaland: Một ngày 2 lãnh đạo xin từ nhiệm
Trước đó, Novaland cũng đã công bố thông tin hoàn tất mua lại lô trái phiếu NVLH2122015 trước hạn với tổng mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng, sớm 22 ngày so với ngày đáo hạn trái phiếu vào 24/12.
“Ngoài sự nỗ lực của đội ngũ, chúng tôi đang nhờ các đơn vị tư vấn để giúp đưa ra các giải pháp cho các vấn đề nợ, tái cấu trúc. Nếu nhà đầu tư chuyển đổi trong giai đoạn này thì họ có cơ hội sở hữu doanh nghiệp trẻ hơn và có cơ hội sở hữu các sản phẩm bất động sản với giá tốt”, - ông Bùi Xuân Huy, Chủ tịch Novaland cho biết.
Hưng Thịnh Land cũng có động thái mua lại trái phiếu trước hạn dù phải đến cuối năm 2023 mới đáo hạn. Hưng Thịnh Land đang thực hiện mua lại trước hạn toàn bộ bốn triệu trái phiếu đã phát hành vào cuối năm trước, có tổng giá trị 400 tỷ đồng.
Bất động sản Đất Xanh cũng đã thông qua kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 6.092 tỷ đồng lên gần 6.118 tỷ đồng.
Hoà Bình, An Gia, Nam Land, Gotec Land, Sunshine Homes, Cenland… cùng nhiều doanh nghiệp bất động sản khác của Việt Nam hiện cũng đang chạy đua, ráo riết thực hiện việc mua lại trái phiếu trước hạn với trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Rộn ràng không khí Hội hoa xuân Tết Nhâm Dần tại Novaland Gallery - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2022
Novaland sắp cải tổ lớn, ông Bùi Thành Nhơn sẽ trở lại ghế Chủ tịch HĐQT
Trong đó, Bất động sản An Gia ngày 11/11 mua lại 240,5 tỷ đồng của lô trái phiếu 300 tỷ đồng được phát hành cuối năm 2021, kỳ hạn 12 tháng. Trước đó, từ tháng 6 đến tháng 9, An Gia cũng đã hoàn tất mua lại toàn bộ lô trái phiếu 600 tỷ đồng, kỳ hạn 35 tháng, phát hành vào tháng 6/2021.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình hôm 22/11 đã mua lại 124 tỷ đồng của lô trái phiếu phát hành cuối tháng 12/2021. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, mệnh giá phát hành 1 tỷ đồng/trái phiếu và tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng đã mua lại một phần của hai lô trái phiếu DIGH2124002 và DIGH2124003, tổng giá trị trái phiếu mua lại 1.600 tỷ đồng. Hai lô trái phiếu được phát hành cuối năm 2021 có kỳ hạn 36 tháng và tổng giá trị phát hành 2.500 tỷ đồng…

Áp lực trái phiếu đè nặng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin gần đây cho biết, đến ngày 25/11, khối lượng mua lại trước hạn của các doanh nghiệp là gần 161.000 tỷ đồng, bằng 114% của khối lượng mua lại năm 2021.
Báo cáo chuyên đề trái phiếu của FiinGroup cho biết 10 tháng đầu năm giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 143.440 tỷ đồng, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm 2021, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn.
Fiin cũng lưu ý, các công ty bất động sản và tổ chức tín dụng có số lượng mua lại trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất lần lượt chiếm 21,1% và 63,6% giá trị mua lại từ đầu năm (tương ứng 30.265 tỷ đồng và 91.228 tỷ đồng).
Nhóm bất động sản chứng kiến hoạt động mua lại đột biến vào tháng 6-7 khi ghi nhận giá trị 12.425 tỷ đồng, tương đương 42% tổng giá trị phát hành trong 10 tháng đầu năm.
Thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng do khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Novaland nói về tin sa thải hàng loạt nhân viên và sự thay đổi lớn
Fiin cũng đánh giá việc mua lại trái phiếu tạo áp lực dòng tiền lên doanh nghiệp, nhưng đây là dấu hiệu tích cực cho vấn đề thanh khoản hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính và giảm thiểu gánh nặng nợ vay trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Tuy nhiên, hoạt động mua lại tăng lên đột ngột trong thời gian ngắn cũng đang tạo ra áp lực không nhỏ.
“Thị trường bất động sản trong 10 tháng đầu năm chứng kiến mức thanh khoản thấp khiến hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh, làm giảm dòng tiền của các đơn vị này”, - Fiin lưu ý.
Thậm chí, có một số doanh nghiệp không chủ động mua lại trái phiếu doanh nghiệp mà bị nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn do e ngại các thông tin tiêu cực lan truyền trên nền tảng internet.
Nhóm phân tích của Chứng khoán VNDirect cho biết áp lực trái phiếu đáo hạn đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản, gây ra áp lực trả nợ với các chủ đầu tư. Riêng quý 4 năm nay, có khoảng 20.000 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn.
Đồng Nai đi đầu cả nước trong thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Xôn xao tin tức về Aqua City và Aqua Waterfront City, Novaland lên tiếng trấn an
Trong khi đó, năm sau có hơn 107.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn (tăng 56% so với cùng kỳ), trong đó trái phiếu của Novaland và Vinhomes đáo hạn chiếm tới 25% (26.500 tỷ đồng).
Còn năm 2024 cũng có hơn 112.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn, tăng 4,4% so với cùng kỳ. VNDirect cho biết, trong ba quý đầu năm nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu đã giảm 43,5% so với cùng kỳ, xuống còn xấp xỉ 248.600 đồng, riêng giá trị phát hành trái phiếu bất động sản giảm mạnh 67%.
"Trong bối cảnh thắt chặt các khoản vay ngân hàng, thị trường trái phiếu chao đảo và bán hàng trầm lắng, dòng tiền của nhiều nhà phát triển bất động sản đang dần cạn kiệt", - VNDirect nhấn mạnh.
Theo đơn vị này, dù kênh huy động vốn trong nước trở nên trầm lắng, song vẫn có "điểm sáng" là doanh nghiệp bất động sản huy động được vốn ngoại.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải giữ đúng cam kết

Bộ Tài chính đã có văn bản gửi tất cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với yêu cầu doanh nghiệp phải ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực của mình để thực hiện đúng cam kết với các nhà đầu tư.
“Trường hợp có khó khăn khi thanh toán gốc, lãi trái phiếu thì cần có phương án thỏa thuận với các nhà đầu tư”, - Bộ Tài chính chỉ đạo.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Dự án 39-39B Bến Vân Đồn liên quan Novaland: TP.HCM giải trình với Bộ Công an
Số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay có tổng cộng hai đợt phát hành trái phiếu ra quốc tế của Tập đoàn Vingroup trị giá 625 triệu USD, 23 đợt phát hành ra công chúng với giá trị gần 10.600 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 420 đợt phát hành riêng lẻ xấp xỉ gần 243.000 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành).
Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 60% so với cùng kỳ năm trước và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 56%. Nhóm ngân hàng hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành, đạt hơn 136 ngàn tỷ đồng, tương đương 53,8% tổng giá trị phát hành. Nhóm bất động sản đứng ở vị trí thứ hai với gần 52.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,4%.
Trong năm 2023, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam ước tính sẽ có khoảng 309.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала