https://kevesko.vn/20221212/tp-ho-chi-minh-chua-khai-thac-toi-50-cac-co-che-chinh-sach-dac-thu-duoc-huong-19943191.html
TP Hồ Chí Minh chưa khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù được hưởng
TP Hồ Chí Minh chưa khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù được hưởng
Sputnik Việt Nam
Quốc hội Việt Nam sẽ quyết định vấn đề cho phép TP Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại Nghị quyết 54/2017/QH14 đến... 12.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-12T14:08+0700
2022-12-12T14:08+0700
2022-12-12T14:08+0700
chính sách
quan điểm-ý kiến
tác giả
ngân sách
quốc hội việt nam
chính phủ
đảng cộng sản việt nam
thành phố hồ chí minh
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/0c/19942598_0:204:1772:1201_1920x0_80_0_0_1c2c55e4df082271b44180171464797d.jpg
Vừa qua, báo chí Việt Nam đã đưa dày đặc tin tức về việc Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội cho phép TP Hồ Chí Minh kéo dài thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thêm một năm, đến hết 2023.Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh là gì?Nó mang lại những gì cho thành phố lớn nhất Việt Nam này?Vì sao cần kéo dài cơ chế thí điểm này?Ông Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về chính sách đối nội của Việt Nam đã chia sẻ thông tin, quan điểm, đánh giá của mình với phóng viên Sputnik.Những điểm chính của cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí MinhNgày 24/11/2017, Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại Kỳ họp thứ tư đã ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 “Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh”.Về tổng quát, Nghị quyết này quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính – ngân sách nhà nước; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của thành phố quản lý.Đối với quản lý đất đai, Điều 3 của Nghị quyết quy định Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.Đối với quản lý đầu tư, Điều 4 của Nghị quyết này quy định Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13.Đối với quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước, Điều 5 của Nghị quyết đã quy định 11 khoản, điểm quan trọng, gồm có:Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của công chức, viên chức thuộc biên chế của thành phố được quy định tại Điều 6 của Nghị quyết.Vì sao được gọi là cơ chế chính sách đặc thù?Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Long, sở dĩ các quy định trong nghị quyết 54/2017/QH14 được gọi là cơ chế chính sách đặc thù vì:Một là một số quyền hạn về đầu tư được mở rộng. Ủy ban Nhân dân thành phố được phép dùng ngân sách của thành phố để đầu tư các dự án nhóm A vốn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.Hai là Ủy ban Nhân dân thành phố được phép chuyển đổi mục đích sản xuất đối với đất trồng lúa có diện tích trên 10 ha. Trước đây, thẩm quyền này thuộc Chính phủ.Ba là Ủy ban Nhân dân thành phố được ban hành các quy định thu phí, lệ phí không có trong danh mục được quy định tại Luật Phí và lệ phí, được điều chỉnh tăng mức thu hoặc tỷ lệ thu phí và lệ phí có trong danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Thẩm quyền này vốn thuộc về Quốc hội.Bốn là ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu. Số tiền vượt thu này không tính vào tỉ lệ % đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.Năm là thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.Sáu là thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Trước đây, chỉ có Chính phủ mới được quyền phát hành trái phiếu của một cơ quan Nhà nước.Bảy là Ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố; đồng thời, ngân sách thành phố cũng được được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Nhân dân thành phố quản lý và số thu từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban Nhân dân thành phố làm đại diện chủ sở hữu.Nếu không xảy ra đại dịch COVID-19, cuộc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 54/2017/QH14 sẽ được Chính phủ tổ chức sơ kết vào cuối năm 2020 để trình Quốc hội đánh giá kết quả, điều chỉnh các quy định cũng như dự thảo các quy định mới tiếp theo.Chưa khai thác hết những quy định thông thoáng của chính sách đặc thù, TP Hồ Chí Minh lại đề xuất nhiều cơ chế đặc thù mớiTP Hồ Chí Minh vừa đề xuất nhiều cơ chế đặc thù mới với mục đích tăng nguồn thu. Thành phố muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai, tự quyết nhiều quy định về đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân, giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% ba năm tới.Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Hồng Long, việc Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các biện pháp tăng thu đối với thuế, phí và lệ phí là phù hợp với Nghị quyết 54/2017/QH14. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, TP Hồ Chí Minh vẫn chưa khai thác hết, chưa tận dụng hết những quy định rất thông thoáng của Nghị quyết 54/2017/QH14. Chẳng hạn như chính sách về tăng thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt tới nay vẫn chưa được thành phố thực hiện. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế tiêu dùng những mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như bia, rượu, thuốc lá… Việc tăng thu thuế này với các mặt hàng trên sẽ thêm nguồn thu cho thành phố.Các chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng TP Hồ Chí Minh chưa tận dụng và khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù mà họ được hưởng. Nói cách khác, Nghị quyết 54/2017/QH17 vẫn còn rất nhiều “đất” để thành phố Hồ Chí Minh khai triển. Vấn đề là Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và tập thể lãnh đạo thành phố có chịu khó tìm tòi các giải pháp hữu ích, khả thi để triển khai các quy định còn chưa thực hiện được mà thôi.Về việc có nên ban hành chính sách thu thuế đối với bất động sản thứ hai thì hiện có hai luồng ý kiến.Luồng ý kiến thuận chiều, trong đó có ý kiến từ Bộ Tài chính và từ Hiệp hội bất động sản TP phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, việc thu thuế đối với bất động sản thứ hai là hợp lý với căn cứ thực tế là việc đánh thuế đối với bất động sản thứ hai sẽ có tác động tích cực, ngăn chặn đầu cơ nhà đất, minh bạch thị trường và ghìm lại đà tăng của giá nhà ở. Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng quan điểm với lý do việc đánh thuế vào bất động sản thứ hai sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, việc đánh thuế như vậy sẽ tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương để phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân.Luồng ý kiến trái chiều, Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay đề xuất này là chưa phù hợp, bởi thị trường bất động sản đang đóng băng, nếu đánh thuế sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, khiến thị trường đang khó khăn lại càng khó khăn hơn.Vì sao cần kéo dài tới hết năm 2023?Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik, những nguyên nhân gì đòi hỏi việc kéo dài cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh tới hết năm 2023, chuyên gia Nguyễn Hồng Long phân tích:Trước hết là do đại dịch COVID-19 với diễn biến rất phức tạp và khốc liệt ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã làm đảo lộn mọi tính toán và dự báo. Các trận dịch khốc liệt nhất xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh NamBộ, Nam Trung Bộ không chỉ thu hút phần lớn ngân sách vào công tác phòng chống dịch đặc biệt cấp bách mà còn làm chậm đà phát triển kinh tế của thành phố. Tăng trưởng trung bình của thành phố 10 năm trước đây luôn đạt từ trên 10%/năm trở lên thì trong năm năm gần đây, chỉ còn trung bình khoảng 6,42%/năm. Năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 1,39%. Riêng năm 2021 tăng trưởng ở mức âm (- 6,78%), thấp chưa từng có.Cũng vì đại dịch COVID-19 mà nhiều chính sách đặc thù không thể áp dụng được. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không đạt được mức kế hoạch đề ra do các quốc gia có thế mạnh đầu tư đều tập trung ưu tiên cho phòng chống dịch trong nước họ. Việc phát hành trái phiếu của thành phố phải nhường chỗ cho việc huy động nhân dân tham gia đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19. Lần đầu tiên, thành phố phải xin Trung ương cấp thêm ngân sách để giải quyết nhiều hậu quả kinh tế do ảnh hưởng tác hại của đại dịch như các doanh nghiệp đình đốn, một số đã phải giải thể, số khác đứng trước nguy cơ phá sản. Người lao động vì vậy thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng cao, cần có nguồn kinh phí rất lớn để bảo đảm an sinh xã hội.Tiếp theo là sau khỉ đẩy lùi và kiềm chế dịch bệnh, thành phố cần nhiều nguồn lực và các cơ chế, chính sách cần tiếp tục điều chỉnh để phục hồi và phát triển. Đặc biệt là nhiệm vụ khôi phục là các chuỗi logistic bị đứt gãy để phục hồi xuất nhập khẩu; đối phó với nguy cơ lạm phát và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác.Cuối cùng, không thể bỏ qua một yếu tố là: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã bị một số cán bộ thoái hóa, biến chất làm cho méo mó, thậm chí là lợi dụng cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, đất đai, quản lý tài chính và tài sản công nhằm trục lợi. Những hành vi đó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ, gây tổn thất tài sản công, làm suy giảm lòng tin của người dân.Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết 54/2017/QH14 có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình mới. Một số điểm rất khó thực hiện do sự phối hợp với các bộ, ngành chưa được quy định chặt chẽ. Một số điểm khác có tính khả thi không cao. Vì vậy, họ muốn có một Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54/2017/QH14. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chủ chốt của Quốc hội và Chính phủ lại cho rằng Nghị quyết 54/2017/QH14 về cơ bản vẫn còn nhiều khả năng thực hiện và sẽ thực hiện tốt nếu không bị các điều kiện khách quan bất lợi và năng lực chủ quan yếu kém gây cản trở. Vì vậy, cả Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường và Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc đều cho rằng trước mắt nên cho phép TP Hồ Chí Minh tiếp tục thí điểm thực hiện Nghị quyết 54.Vì vậy, sau khi xem xét kỹ từng mặt, từng khía cạnh, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý cho Chính phủ lập đề án trình Quốc hội cho phép Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại Nghị quyết 54/2017/QH14 đến hết ngày 31/12/2023. Quốc hội Việt Nam sẽ quyết định vấn đề này trong kỳ họp bất thường sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
https://kevesko.vn/20221208/viet-nam-co-3-thanh-pho-thu-ngan-sach-tren-100-nghin-ty-dong-19860435.html
https://kevesko.vn/20221208/nghi-dinh-moi-lien-quan-den-danh-muc-bi-mat-nha-nuoc-vua-duoc-thu-tuong-ban-hanh-19843616.html
https://kevesko.vn/20221211/adb-viet-nam-se-dat-muc-tang-truong-75-nam-2022-19932669.html
https://kevesko.vn/20221203/viet-nam-lai-kich-dong-rut-tien-o-at-tai-ngan-hang-scb-sau-vu-bat-ba-truong-my-lan-19711709.html
https://kevesko.vn/20221208/tphcm-chuan-bi-tang-tran-luong-cho-can-bo-cong-chuc-19859275.html
https://kevesko.vn/20221125/hang-loat-kien-nghi-thao-go-vuong-mac-cho-143-du-an-bat-dong-san-tai-tphcmz-19541872.html
https://kevesko.vn/20221202/horea-tham-muu-chinh-phu-giai-phap-cuu-thi-truong-bat-dong-san-19687687.html
https://kevesko.vn/20221202/bo-chinh-tri-ra-nghi-quyet-quan-trong-doi-voi-thanh-pho-ho-chi-minh-19692652.html
thành phố hồ chí minh
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/0c/19942598_86:0:1687:1201_1920x0_80_0_0_169b3227cbda014a025f74ba16cfc699.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
chính sách, quan điểm-ý kiến, tác giả, ngân sách, quốc hội việt nam, chính phủ, đảng cộng sản việt nam, thành phố hồ chí minh, việt nam
chính sách, quan điểm-ý kiến, tác giả, ngân sách, quốc hội việt nam, chính phủ, đảng cộng sản việt nam, thành phố hồ chí minh, việt nam
Vừa qua, báo chí Việt Nam đã đưa dày đặc tin tức về việc Chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc hội cho phép TP Hồ Chí Minh kéo dài thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thêm một năm, đến hết 2023.
Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Nó mang lại những gì cho thành phố lớn nhất Việt Nam này?
Vì sao cần kéo dài cơ chế thí điểm này?
Ông Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về chính sách đối nội của Việt Nam đã chia sẻ thông tin, quan điểm, đánh giá của mình với phóng viên Sputnik.
Những điểm chính của cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 24/11/2017, Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại Kỳ họp thứ tư đã ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 “Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh”.
8 Tháng Mười Hai 2022, 16:54
Về tổng quát, Nghị quyết này quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Hồ Chí Minh về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính – ngân sách nhà nước; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của thành phố quản lý.
Đối với quản lý đất đai, Điều 3 của Nghị quyết quy định Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Đối với quản lý đầu tư, Điều 4 của Nghị quyết này quy định Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13.
Đối với quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước, Điều 5 của Nghị quyết đã quy định 11 khoản, điểm quan trọng, gồm có:
Hội đồng Nhân dân thành phố đề xuất Chính phủ xem xét và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn thành phố thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.
Hội đồng Nhân dân thành phố được quyết định áp dụng trên địa bàn thành phố các biện pháp như sau: Phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
Việc thí điểm thực hiện
chính sách thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5.
Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 so với quy định hiện hành để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố và không dùng để xác định tỉ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.
Căn cứ dự toán ngân sách Nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và căn cứ tình hình thực tế của thành phố, Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.
Thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách thành phố tương ứng 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố.
Ngân sách thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Nhân dân thành phố quản lý và số thu từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban Nhân dân thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
Về cơ chế ủy quyền và thu nhập của công chức, viên chức thuộc biên chế của thành phố được quy định tại Điều 6 của Nghị quyết.
8 Tháng Mười Hai 2022, 08:28
Vì sao được gọi là cơ chế chính sách đặc thù?
Theo
chuyên gia Nguyễn Hồng Long, sở dĩ các quy định trong nghị quyết 54/2017/QH14 được gọi là cơ chế chính sách đặc thù vì:
Một là một số quyền hạn về đầu tư được mở rộng. Ủy ban Nhân dân thành phố được phép dùng ngân sách của thành phố để đầu tư các dự án nhóm A vốn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Hai là Ủy ban Nhân dân thành phố được phép chuyển đổi mục đích sản xuất đối với đất trồng lúa có diện tích trên 10 ha. Trước đây, thẩm quyền này thuộc Chính phủ.
Ba là Ủy ban Nhân dân thành phố được ban hành các quy định thu phí, lệ phí không có trong danh mục được quy định tại Luật Phí và lệ phí, được điều chỉnh tăng mức thu hoặc tỷ lệ thu phí và lệ phí có trong danh mục ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí. Thẩm quyền này vốn thuộc về Quốc hội.
Bốn là ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu. Số tiền vượt thu này không tính vào tỉ lệ % đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.
11 Tháng Mười Hai 2022, 13:37
Năm là thành phố thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Sáu là thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Trước đây, chỉ có Chính phủ mới được quyền phát hành trái phiếu của một cơ quan Nhà nước.
Bảy là Ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố; đồng thời, ngân sách thành phố cũng được được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban Nhân dân thành phố quản lý và số thu từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban Nhân dân thành phố làm đại diện chủ sở hữu.
“Có thể nói, đây là những cơ chế, chính sách hết sức thông thoáng, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố được trao nhiều thẩm quyền rộng rãi để chủ động hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội. Không thể phủ nhận rằng, với các cơ chế, chính sách được quy định tại Nghị quyết 54/2017/QH14, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có những bước đột phá, duy trì và xác định vững chắc hơn vai trò “đầu tàu kinh tế” của cả nước, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đều tăng mạnh trong 5 năm qua” - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
3 Tháng Mười Hai 2022, 15:23
Nếu không xảy ra đại dịch COVID-19, cuộc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 54/2017/QH14 sẽ được Chính phủ tổ chức sơ kết vào cuối năm 2020 để trình Quốc hội đánh giá kết quả, điều chỉnh các quy định cũng như dự thảo các quy định mới tiếp theo.
Chưa khai thác hết những quy định thông thoáng của chính sách đặc thù, TP Hồ Chí Minh lại đề xuất nhiều cơ chế đặc thù mới
TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất nhiều cơ chế đặc thù mới với mục đích tăng nguồn thu. Thành phố muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai, tự quyết nhiều quy định về đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân, giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% ba năm tới.
Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Hồng Long, việc Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các biện pháp tăng thu đối với thuế, phí và lệ phí là phù hợp với
Nghị quyết 54/2017/QH14. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, TP Hồ Chí Minh vẫn chưa khai thác hết, chưa tận dụng hết những quy định rất thông thoáng của Nghị quyết 54/2017/QH14. Chẳng hạn như chính sách về tăng thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt tới nay vẫn chưa được thành phố thực hiện. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế tiêu dùng những mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như bia, rượu, thuốc lá… Việc tăng thu thuế này với các mặt hàng trên sẽ thêm nguồn thu cho thành phố.
Các chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng TP Hồ Chí Minh chưa tận dụng và khai thác tới 50% các cơ chế, chính sách đặc thù mà họ được hưởng. Nói cách khác, Nghị quyết 54/2017/QH17 vẫn còn rất nhiều “đất” để thành phố Hồ Chí Minh khai triển. Vấn đề là Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và tập thể lãnh đạo thành phố có chịu khó tìm tòi các giải pháp hữu ích, khả thi để triển khai các quy định còn chưa thực hiện được mà thôi.
Về việc có nên ban hành chính sách thu thuế đối với bất động sản thứ hai thì hiện có hai luồng ý kiến.
8 Tháng Mười Hai 2022, 16:13
Luồng ý kiến thuận chiều, trong đó có ý kiến từ Bộ Tài chính và từ Hiệp hội bất động sản TP phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, việc thu thuế đối với bất động sản thứ hai là hợp lý với căn cứ thực tế là việc đánh thuế đối với bất động sản thứ hai sẽ có tác động tích cực, ngăn chặn đầu cơ nhà đất, minh bạch thị trường và ghìm lại đà tăng của giá nhà ở. Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng quan điểm với lý do việc đánh thuế vào bất động sản thứ hai sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, việc đánh thuế như vậy sẽ tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương để phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu của người dân.
Luồng ý kiến trái chiều, Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay đề xuất này là chưa phù hợp, bởi thị trường bất động sản đang đóng băng, nếu đánh thuế sẽ tạo ra tâm lý hoang mang, khiến thị trường đang khó khăn lại càng khó khăn hơn.
“Cá nhân tôi công nhận tính đúng đắn của việc đánh thuế đối với bất động sản thứ hai với các lý do mà thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhưng cần thận trọng về thời điểm và cách tính thuế cho phù hợp. Khi ban hành thuế này, các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu “lướt sóng” sẽ buộc phải tính toán, cân nhắc thời gian găm giữ bất động sản với mức thuế phải chịu hàng tháng. Áp lực trả lãi vay ngân hàng và tiền thuế sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ, lướt sóng. Tuy nhiên, việc kiểm soát thu thuế phải minh bạch thì mới có hiệu quả. Mặt khác, hiệu quả của việc đánh thuế sở hữu đối với căn nhà thứ hai chỉ phát huy tác dụng khi cơ sở dữ liệu nhà đất quốc gia được hoàn thiện. Các dữ liệu tích hợp phải minh bạch công bằng thì mới tránh được tình trạng gian lận, lách thuế và thu thuế bất hợp lý. Hơn nữa, không nên chỉ căn cứ vào số lượng bất động sản mà nên căn cứ cả vào diện tích đất đai được cấp quyền sử dụng”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.
25 Tháng Mười Một 2022, 16:05
Vì sao cần kéo dài tới hết năm 2023?
Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik, những nguyên nhân gì đòi hỏi việc kéo dài cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh tới hết năm 2023, chuyên gia Nguyễn Hồng Long phân tích:
Trước hết là do đại dịch COVID-19 với diễn biến rất phức tạp và khốc liệt ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã làm đảo lộn mọi tính toán và dự báo. Các trận dịch khốc liệt nhất xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh NamBộ, Nam Trung Bộ không chỉ thu hút phần lớn ngân sách vào công tác phòng chống dịch đặc biệt cấp bách mà còn làm chậm đà phát triển kinh tế của thành phố. Tăng trưởng trung bình của thành phố 10 năm trước đây luôn đạt từ trên 10%/năm trở lên thì trong năm năm gần đây, chỉ còn trung bình khoảng 6,42%/năm. Năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 1,39%. Riêng năm 2021 tăng trưởng ở mức âm (- 6,78%), thấp chưa từng có.
Cũng vì
đại dịch COVID-19 mà nhiều chính sách đặc thù không thể áp dụng được. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không đạt được mức kế hoạch đề ra do các quốc gia có thế mạnh đầu tư đều tập trung ưu tiên cho phòng chống dịch trong nước họ. Việc phát hành trái phiếu của thành phố phải nhường chỗ cho việc huy động nhân dân tham gia đóng góp cho Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19. Lần đầu tiên, thành phố phải xin Trung ương cấp thêm ngân sách để giải quyết nhiều hậu quả kinh tế do ảnh hưởng tác hại của đại dịch như các doanh nghiệp đình đốn, một số đã phải giải thể, số khác đứng trước nguy cơ phá sản. Người lao động vì vậy thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng cao, cần có nguồn kinh phí rất lớn để bảo đảm an sinh xã hội.
2 Tháng Mười Hai 2022, 14:57
Tiếp theo là sau khỉ đẩy lùi và kiềm chế dịch bệnh, thành phố cần nhiều nguồn lực và các cơ chế, chính sách cần tiếp tục điều chỉnh để phục hồi và phát triển. Đặc biệt là nhiệm vụ khôi phục là các chuỗi logistic bị đứt gãy để phục hồi xuất nhập khẩu; đối phó với nguy cơ lạm phát và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác.
“Hầu hết các cơ chế chính sách đặc thù về quản lý tài chính trong Nghị quyết 54 nhằm tăng nguồn thu đều chưa tận dụng được. Sau ba năm, giá trị thu được từ thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố chỉ đạt hơn 391 tỷ đồng. Nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa thể triển khai. Năm 2019, Chính phủ duyệt danh mục 38 doanh nghiệp của thành phố phải cổ phần hóa đến hết năm 2020, song thành phố không thực hiện được do Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa hướng dẫn phương án sử dụng đất khi cổ phần hoá doanh nghiệp. Vì vậy, cho đến nay, chỉ có hai cơ sở nhà, đất thuộc Trung ương quản lý tại thành phố được duyệt bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng vẫn chưa thực hiện”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.
Cuối cùng, không thể bỏ qua một yếu tố là: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã bị một số cán bộ thoái hóa, biến chất làm cho méo mó, thậm chí là lợi dụng cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, đất đai, quản lý tài chính và tài sản công nhằm trục lợi. Những hành vi đó đã gây ra những thiệt hại không nhỏ, gây tổn thất tài sản công, làm suy giảm lòng tin của người dân.
2 Tháng Mười Hai 2022, 17:24
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết 54/2017/QH14 có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình mới. Một số điểm rất khó thực hiện do sự phối hợp với các bộ, ngành chưa được quy định chặt chẽ. Một số điểm khác có tính khả thi không cao. Vì vậy, họ muốn có một Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54/2017/QH14. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế chủ chốt của Quốc hội và Chính phủ lại cho rằng Nghị quyết 54/2017/QH14 về cơ bản vẫn còn nhiều khả năng thực hiện và sẽ thực hiện tốt nếu không bị các điều kiện khách quan bất lợi và năng lực chủ quan yếu kém gây cản trở. Vì vậy, cả Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường và Bộ trưởng Bộ tài chính Hồ Đức Phớc đều cho rằng trước mắt nên cho phép TP Hồ Chí Minh tiếp tục thí điểm thực hiện Nghị quyết 54.
Vì vậy, sau khi xem xét kỹ từng mặt, từng khía cạnh, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý cho Chính phủ lập đề án trình Quốc hội cho phép Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định tại Nghị quyết 54/2017/QH14 đến hết ngày 31/12/2023.
Quốc hội Việt Nam sẽ quyết định vấn đề này trong kỳ họp bất thường sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.