https://kevesko.vn/20221213/evn-lo-khong-co-tien-mua-dien-trong-thoi-gian-toi-19983758.html
Giá khí "ăn theo" giá dầu: EVN lo hết tiền mua điện
Giá khí "ăn theo" giá dầu: EVN lo hết tiền mua điện
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại Hội nghị triển khai Quyết định 1479 của Thủ tướng do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp tổ chức sáng 12/12, lãnh đạo EVN kiến... 13.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-13T16:15+0700
2022-12-13T16:15+0700
2022-12-13T16:17+0700
việt nam
thông tin
evn
điện
năng lượng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1a/17379490_0:116:1380:892_1920x0_80_0_0_8db51e48496e977e2c47efe754742d97.jpg
Lý giải nguyên nhân, ông ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết năm nay, giá chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng rất cao. Điển hình, giá dầu tăng vài chục phần trăm, giá khí "ăn theo" giá dầu, còn giá than tăng 600% so với đầu năm 2021; trong khi đó, giá bán điện vẫn giữ bình ổn từ năm 2019 đến nay.Kéo theo đó, hệ số xếp hạng tín dụng của tập đoàn sẽ bị đánh giá thấp; việc vay vốn ngân hàng cho các dự án đầu tư xây dựng điện cũng sẽ rất khó khăn. Thực trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.Chính vì vậy, lãnh đạo EVN kiến nghị được áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, tức là khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại, tương tự điều hành giá xăng dầu hiện nay.Bên cạnh đó, tập đoàn này kiến nghị Chính phủ xem xét giao tập đoàn và các tổng công ty phát điện triển khai các dự án nguồn điện quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng vì an ninh quốc gia thuộc danh mục ưu tiên của Nhà nước được sử dụng vốn vay ODA và cho EVN vay lại không chịu rủi ro tín dụng.Hiện, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo Quyết định 24/2017, dựa trên biến động đầu vào của tất cả khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.Theo Quyết định 24, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3-5%, EVN được quyền quyết định điều chỉnh. Mức biến động giá bán lẻ điện bình quân 5-10%, thẩm quyền quyết định thuộc Bộ Công Thương và trên 10% Thủ tướng quyết định điều chỉnh giá bán lẻ bình quân.Quyết định này thực hiện gần 5 năm qua, nhưng thực tế việc điều chỉnh giá ở mức nào đều phải có sự chấp thuận từ cấp có thẩm quyền do điện là đầu vào sản xuất, ảnh hưởng tới nhiều ngành, lĩnh vực.
https://kevesko.vn/20221127/phoi-bay-thuc-te-gia-dien-toi-te-o-my-eu-evn-phat-tin-hieu-xin-tang-gia-dien-19575000.html
https://kevesko.vn/20221129/evn-keu-kho-du-kien-lo-hon-31000-ty-dong-19616781.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/08/1a/17379490_161:0:1380:914_1920x0_80_0_0_ada4a2698cae78831021f20c5a2fc2cc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, evn, điện, năng lượng
việt nam, thông tin, evn, điện, năng lượng
Giá khí "ăn theo" giá dầu: EVN lo hết tiền mua điện
16:15 13.12.2022 (Đã cập nhật: 16:17 13.12.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Tại Hội nghị triển khai Quyết định 1479 của Thủ tướng do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp tổ chức sáng 12/12, lãnh đạo EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện tương tự như điều hành xăng dầu, tức khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại.
Lý giải nguyên nhân, ông ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết năm nay, giá chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng rất cao. Điển hình, giá dầu tăng vài chục phần trăm,
giá khí "ăn theo" giá dầu, còn giá than tăng 600% so với đầu năm 2021; trong khi đó, giá bán điện vẫn giữ bình ổn từ năm 2019 đến nay.
"Từ các yếu tố nêu trên, tình hình tài chính EVN năm nay và thời gian tới sẽ có rất nhiều khó khăn. Đồng thời, vấn đề mất cân đối tài chính dẫn đến nguy cơ EVN sẽ không có nguồn chi phí để hoạt động; có nguy cơ không có tiền trả cho các đơn vị bán điện cho EVN thời gian tới", ông Nhân nhìn nhận.
27 Tháng Mười Một 2022, 17:15
Kéo theo đó, hệ số xếp hạng tín dụng của tập đoàn sẽ bị đánh giá thấp; việc vay vốn ngân hàng cho các dự án đầu tư xây dựng điện cũng sẽ rất khó khăn. Thực trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Chính vì vậy, lãnh đạo EVN kiến nghị được áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, tức là khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại, tương tự điều hành giá xăng dầu hiện nay.
Bên cạnh đó, tập đoàn này kiến nghị Chính phủ xem xét giao tập đoàn và các tổng công ty phát điện triển khai các dự án nguồn điện quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời, kiến nghị
Chính phủ có cơ chế, chính sách để các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng vì an ninh quốc gia thuộc danh mục ưu tiên của Nhà nước được sử dụng vốn vay ODA và cho EVN vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
29 Tháng Mười Một 2022, 14:33
Hiện, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo Quyết định 24/2017, dựa trên biến động đầu vào của tất cả khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.
Theo Quyết định 24, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3-5%,
EVN được quyền quyết định điều chỉnh. Mức biến động giá bán lẻ điện bình quân 5-10%, thẩm quyền quyết định thuộc Bộ Công Thương và trên 10% Thủ tướng quyết định điều chỉnh giá bán lẻ bình quân.
Quyết định này thực hiện gần 5 năm qua, nhưng thực tế việc điều chỉnh giá ở mức nào đều phải có sự chấp thuận từ cấp có thẩm quyền do điện là đầu vào sản xuất, ảnh hưởng tới nhiều ngành, lĩnh vực.