https://kevesko.vn/20221218/song-mai-chien-thang-ha-noi---dien-bien-phu-tren-khong-20099460.html
Sống mãi chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''
Sống mãi chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Cách đây tròn 50 năm, cả thế giới phải kinh ngạc chứng kiến “Pháo đài bay B52” mệnh danh “bất khả chiến bại” của không quân Mỹ bị đập tan... 18.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-18T07:55+0700
2022-12-18T07:55+0700
2022-12-19T16:47+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
hà nội - điện biên phủ trên không
kháng chiến chống mỹ
liên xô
bộ đội tên lửa
bộ quốc phòng việt nam
tác giả
chuyện đáng kinh ngạc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/12/20098204_0:120:2304:1416_1920x0_80_0_0_db3a80395e22eeeb9e32bde2d9dffa95.jpg
Chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng ký ức về những ngày này vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người dân Thủ đô. Đặc biệt đối với những Anh hùng, cựu sĩ quan từng tham gia chiến đấu, bắn rơi máy bay Mỹ, giữ bầu trời Thủ đô mãi xanh.Chuẩn bị cho cuộc đọ sức cuối cùngChia sẻ với Sputnik, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), Đại tá Nguyễn Đình Kiên, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361), Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) cho biết công tác chuẩn bị đánh B52 đã được triển khai từ năm 1966 - 1972, trong đó bộ đội tên lửa là lực lượng nòng cốt.Cẩm nang “Cách đánh B52” tuy chỉ có 30 trang, nhưng nhờ có kinh nghiệm phân biệt B52 như thế nào, quá trình đánh ra sao, thực hành xạ kích v.v., các kíp chiến đấu của Sư đoàn Phòng không Hà Nội, dù chưa bao giờ tiếp xúc với B52, đã nghiên cứu và thành lập các phương án tác chiến của đơn vị, tổ chức huấn luyện cho các đơn vị. Dần dần cách đánh B52 trở thành một kỹ năng của các cán bộ chiến sĩ tên lửa Hà Nội.Theo phân tích của AHLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên, trong chiến đấu mục tiêu bắn rơi tại chỗ là yêu cầu rất lớn của bộ đội tên lừa.Dũng cảm, sáng tạo trong muôn vàn gian khóNgày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc Việt Nam với tên gọi Chiến dịch "Linerbacker II". Trong đó, Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí vào chiến dịch.Đặc biệt phải kể đến Máy bay chiến lược B52, còn được gọi là "Siêu pháo đài bay B52", là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Đại tá Nguyễn Đình Kiên, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361), Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), cho biết:Tinh vi hơn nữa, không quân Mỹ chọn thời điểm tấn công vào ban đêm để loại trừ pháo và không quân Việt Nam. Toàn bộ đội hình B52 bay vào biên giới tắt đèn hết để không quân Việt Nam không nhìn thấy bằng mắt thường.Cũng theo Đại tá, khi bay vào Hà Nội, đội hình B52 buộc phải bay ổn định để cắt bom ở cự ly từ 100km trở vào, trong khi đó Hà Nội lại là mục tiêu cố định. Đây chính là thời cơ để bộ đội tên lửa bám sát, phát hiện và tiêu diệt B52.Đặc biệt, sau khi cắt bom xong, B52 phải bay vòng ra, lúc đó tiết diện phản xạ của B52 lớn lên do nghiêng cánh nên radar của tên lửa có thể phát hiện tín hiệu mục tiêu để đánh bằng phương pháp đón nửa góc. Phương pháp đánh nửa góc hiệu suất rất cao.Cái rét như cắt da cắt thịt mùa đông năm ấy, những đêm dài thức trắng không ngủ canh giữ bầu trời cũng không thể cản được quyết tâm đập tan âm mưu bắn phá miền Bắc của các chiến sĩ Sư đoàn 361 lúc bấy giờ.‘Có vũ khí Liên Xô, chúng ta mới đánh được Mỹ’Đây là lời khẳng định của AHLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên khi chia sẻ với Sputnik. Ông nói rằng, trong chiến dịch 12 ngày đêm, nhờ có tên lửa đất đối không SA-75M của Liên Xô giúp thì bộ đội tên lửa Việt Nam mới có vũ khí để chống lại B52.Được biết, trong những lần ra quân đầu tiên của bộ đội tên lửa Việt Nam đều có sự giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia Liên Xô. Trong suốt thời gian từ năm 1968-1972 liên tục có chuyên gia Liên Xô giúp bộ đội tên lửa sửa chữa khí tài, định kỳ bảo quản. Đặc biệt, đầu năm 1968 các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành một đợt cải tiến với 9 nội dung trong đó nội dung quan trọng nhất là chống nhiễu đánh đạn, nâng công suất ngòi nổ tên lửa, tăng số mảnh đầu đạn. Những cải tiến này giúp nâng cao hiệu quả của bộ khí tài SA-75MChính sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô lúc bấy giờ và tính sáng tạo trong cách chiến đấu, khai thác triệt để tính năng của bộ khí tài nên bộ đội tên lửa Việt Nam đã lập được chiến công hiển hách, tạo ra bước ngoặt lịch sử. AHLLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên nhấn mạnh:Lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻTừ bài học đánh B52 nửa thế kỷ trước, Đại tá Nguyễn Đình Kiên cho rằng ngày nay các chiến sĩ trẻ cần phải vận dụng, khai thác triệt để tính năng của bộ khí tài hiện đại để sử dụng cho tác chiến, huấn luyện thành thạo phương án tác chiến sao cho hoàn hảo. Hơn nữa, thế hệ chiến sĩ trẻ cần phải được giáo dục và đào tạo để thực sự trung thành với đất nước, chế độ và Tổ quốc.Cần khẳng định rằng, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” góp phần mở ra bước ngoặt với cuộc kháng chiến, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Dù đã qua nửa thế kỷ, thành quả xây dựng đất nước đã thay thế cho dấu tích đạn bom tàn phá, song tầm vóc, bài học lịch sử từ chiến thắng còn nguyên giá trị.
https://kevesko.vn/20221215/dien-mung-ky-niem-50-nam-chien-thang-dien-bien-phu-tren-khong-1972-duoc-gui-tu-nga-den-viet-nam-20047697.html
https://kevesko.vn/20221207/sinh-vien-dai-hoc-tong-hop-quoc-gia-ngon-ngu-moskva-cung-nhau-on-lai-ky-uc-dien-bien-phu-19808264.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hà Nội 12 ngày đêm: ‘Có Liên Xô chúng ta mới có thể đánh thắng’
Sputnik Việt Nam
Vào những ngày cuối tháng 12/1972 cách đây tròn 50 năm, cả thế giới phải kinh ngạc và kính phuc chứng kiến “Pháo đài bay B-52” mệnh danh “bất khả chiến bại” của không quân Mỹ bị đập tan trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tạo nên bước ngoặt lịch sử, buộc người Mỹ phải trở lại bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris và rút khỏi Việt Nam.
Hồi ức về 12 ngày đêm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” qua lời kể của Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đình Kiên, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng). Ghi nhận của Sputnik.
2022-12-18T07:55+0700
true
PT2M59S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0c/12/20098204_128:0:2176:1536_1920x0_80_0_0_2b5c636138cb87ea7671674d8471eb19.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, hà nội - điện biên phủ trên không, kháng chiến chống mỹ, liên xô, bộ đội tên lửa, bộ quốc phòng việt nam, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, hà nội - điện biên phủ trên không, kháng chiến chống mỹ, liên xô, bộ đội tên lửa, bộ quốc phòng việt nam, tác giả
Sống mãi chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không''
07:55 18.12.2022 (Đã cập nhật: 16:47 19.12.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Cách đây tròn 50 năm, cả thế giới phải kinh ngạc chứng kiến “Pháo đài bay B52” mệnh danh “bất khả chiến bại” của không quân Mỹ bị đập tan trên bầu trời Hà Nội. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tạo nên bước ngoặt lịch sử, buộc người Mỹ phải trở lại bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris và rút khỏi Việt Nam.
Chiến tranh tuy đã lùi xa nhưng ký ức về những ngày này vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người dân Thủ đô. Đặc biệt đối với những Anh hùng, cựu sĩ quan từng tham gia chiến đấu, bắn rơi máy bay Mỹ, giữ bầu trời Thủ đô mãi xanh.
Chuẩn bị cho cuộc đọ sức cuối cùng
Chia sẻ với Sputnik, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), Đại tá Nguyễn Đình Kiên, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361), Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (
Bộ Quốc phòng) cho biết công tác chuẩn bị đánh B52 đã được triển khai từ năm 1966 - 1972, trong đó bộ đội tên lửa là lực lượng nòng cốt.
“Từ năm 1966 - 1972, Quân chủng phòng không - không quân đã cử một số Trung đoàn vào phía Nam (Quân khu 4) để nghiên cứu cách đánh B52. Đó là cách chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ trên không và biên soạn ra tài liệu “Cách đánh B52” của bộ đội tên lửa. Đến tháng 10/1972 nhằm chuẩn bị đối phó với tập kích trên không của Mỹ, quân chủng tổ chức cuộc tập huấn cho toàn bộ kíp chiến đấu của bộ đội tên lửa ở khu vực phía Bắc. Trong cuộc tập huấn này, khi kết luận Đại tá Lê Văn Tri, Tư lệnh quân chủng phòng không không quân có giao nhiệm vụ cho các kíp tên lửa chiến đấu của khu vực Hà Nội “nếu B52 đánh vào Hà Nội thì các đồng chí phải bắn rơi tại chỗ một chiếc B52 để đưa đuôi của nó vào bãi tha ma máy bay Mỹ tại miền Bắc”, Đại tá Nguyễn Đình Kiên kể.
Cẩm nang “Cách đánh B52” tuy chỉ có 30 trang, nhưng nhờ có kinh nghiệm phân biệt B52 như thế nào, quá trình đánh ra sao, thực hành xạ kích v.v., các kíp
chiến đấu của Sư đoàn Phòng không Hà Nội, dù chưa bao giờ tiếp xúc với B52, đã nghiên cứu và thành lập các phương án tác chiến của đơn vị, tổ chức huấn luyện cho các đơn vị. Dần dần cách đánh B52 trở thành một kỹ năng của các cán bộ chiến sĩ tên lửa Hà Nội.
Theo phân tích của AHLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên, trong chiến đấu mục tiêu bắn rơi tại chỗ là yêu cầu rất lớn của bộ đội tên lừa.
“Ngày 17/12/1972 nhận được lệnh vào sẵn sàng chiến đấu cấp cao, cả đơn vị nhanh chóng chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và làm công tác chuẩn bị. Căn cứ vào mệnh lệnh của Tư lệnh quân chủng thì bộ đội tên lửa Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bộ đội tên lửa Hà Nội không những bắn rơi một chiếc, riêng Sư đoàn 361 bắn rơi 25 chiếc B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ. Ý nghĩa của việc “pháo đài bay” rơi tại chỗ như chúng ta biết, 1 chiếc B52 có 6 giặc lái - 16 chiếc B52 là có 96 giặc lái, hoặc là chết - hoặc là bị bắt. 16 chiếc B52 bị bắn rơi tại chỗ lúc đó quyết định việc Mỹ không chịu được thiệt hại về người lái và máy bay rơi. Vì kế hoạch ban đầu của Mỹ là đánh đến Noel, nhưng càng đánh càng thua nên buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký vào Hiệp định Paris theo điều kiện của ta đưa ra trước tháng 10/1972”.
Dũng cảm, sáng tạo trong muôn vàn gian khó
Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc Việt Nam với tên gọi Chiến dịch "Linerbacker II". Trong đó, Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí vào chiến dịch.
Đặc biệt phải kể đến Máy bay chiến lược B52, còn được gọi là
"Siêu pháo đài bay B52", là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Đại tá Nguyễn Đình Kiên, nguyên sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361), Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), cho biết:
“Máy bay B52 có thể mang đến 30 tấn bom, trang bị một hệ thống nhiễu gồm 15-16 các máy gây nhiễu các loại radar, đài tên lửa, đài thông tin liên lạc, thậm chí cả đầu đạn nổ sớm ví dụ như nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực. Một tốp 3 máy bay B52 luôn có 12-16 chiếc F4 đi theo hộ tống. Khi đánh Hà Nội, thường có 1 đội hình từ 30-45 chiếc B52 trong một đợt và gần 100 máy bay hộ tống vòng trong. Vòng ngoài thì Mỹ sử dụng các loại máy bay EB-66, EC-130 bay dọc biên giới Việt - Lào và trên Biển Đông để gây nhiễu ngoài đội hình”.
Tinh vi hơn nữa, không quân Mỹ chọn thời điểm tấn công vào ban đêm để loại trừ pháo và không quân Việt Nam. Toàn bộ đội hình B52 bay vào biên giới tắt đèn hết để không quân Việt Nam không nhìn thấy bằng mắt thường.
“Đấy là những điều rất khó khăn cho không quân Việt Nam. Do đó, lực lượng nòng cốt vẫn là bộ đội tên lửa. Tên lửa ta bị đội hình nhiễu che phủ như vậy nhưng do đã được chuẩn bị trước và nhiễu tạp của không quân chiến thuật Mỹ cũng trùng với nhiễu tạp của B52. Do được huấn luyện nhuần nhuyễn và đã quen với không quân chiến thuật Mỹ, nên bộ đội tên lửa phòng không Hà Nội cũng thuận lợi hơn”, Đại tá Nguyễn Đình Kiên nhận định.
Cũng theo Đại tá, khi bay vào
Hà Nội, đội hình B52 buộc phải bay ổn định để cắt bom ở cự ly từ 100km trở vào, trong khi đó Hà Nội lại là mục tiêu cố định. Đây chính là thời cơ để bộ đội tên lửa bám sát, phát hiện và tiêu diệt B52.
Đặc biệt, sau khi cắt bom xong, B52 phải bay vòng ra, lúc đó tiết diện phản xạ của B52 lớn lên do nghiêng cánh nên radar của tên lửa có thể phát hiện tín hiệu mục tiêu để đánh bằng phương pháp đón nửa góc. Phương pháp đánh nửa góc hiệu suất rất cao.
“Chính vì thế khi không quân Mỹ vào Hà Nội vừa gặp phải hỏa lực đánh bằng 3 điểm, vừa đánh bằng phương pháp nửa góc cho nên số lượng mục tiêu B52 vào Hà Nội bị tiêu diệt nhiều là vì lý do như thế. Khó khăn có khó khăn, nhưng từ những khó khăn đó mình khai thác triệt để được tính năng của bộ khí tài Liên Xô hỗ trợ thì chúng ta có thể nâng được hiệu quả chiến đấu lên rất cao”, vị Anh hùng kết luận.
Cái rét như cắt da cắt thịt mùa đông năm ấy, những đêm dài thức trắng không ngủ canh giữ bầu trời cũng không thể cản được quyết tâm đập tan âm mưu bắn phá miền Bắc của các chiến sĩ Sư đoàn 361 lúc bấy giờ.
“Cảm giác rất tự hào khi lần đầu tiên bắn được B52, thực sự sờ được đuôi của nó, thực hiện được nhiệm vụ Tư lệnh quân chủng giao cho đơn vị. Vì mình đã làm được điều gì đó bảo vệ Hà Nội, bảo vệ đất nước giúp cho giải phóng miền Nam, nhanh chóng tiến đến thắng lợi cuối cùng”, Đại tá Nguyễn Đình Kiên bồi hồi nhớ lại.
15 Tháng Mười Hai 2022, 15:55
‘Có vũ khí Liên Xô, chúng ta mới đánh được Mỹ’
Đây là lời khẳng định của AHLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên khi chia sẻ với Sputnik. Ông nói rằng, trong chiến dịch 12 ngày đêm, nhờ có tên lửa đất đối không SA-75M của Liên Xô giúp thì bộ đội tên lửa Việt Nam mới có vũ khí để chống lại B52.
“Khi tiếp xúc và làm việc với chuyên gia Liên Xô, phải nói rằng họ là những người đồng chí giúp đỡ một cách rất vô tư. Bản thân họ khi chiến đấu cũng lăn lộn cùng chúng tôi trên cùng mặt trận. Nếu gặp báo động họ cũng sẵn sàng lên xe cùng chúng tôi đánh máy bay không quân Mỹ. Những kinh nghiệm của chuyên gia Liên Xô về công nghệ, khí tài, có vũ khí của Liên Xô thì chúng ta mới đánh được Mỹ”, Đại tá Nguyễn Đình Kiên cho biết.
Được biết, trong những lần ra quân đầu tiên của bộ đội tên lửa Việt Nam đều có sự giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia
Liên Xô. Trong suốt thời gian từ năm 1968-1972 liên tục có chuyên gia Liên Xô giúp bộ đội tên lửa sửa chữa khí tài, định kỳ bảo quản.
Đặc biệt, đầu năm 1968 các chuyên gia Liên Xô đã tiến hành một đợt cải tiến với 9 nội dung trong đó nội dung quan trọng nhất là chống nhiễu đánh đạn, nâng công suất ngòi nổ tên lửa, tăng số mảnh đầu đạn. Những cải tiến này giúp nâng cao hiệu quả của bộ khí tài SA-75M
Chính sự giúp đỡ vô tư của Liên Xô lúc bấy giờ và tính sáng tạo trong cách chiến đấu, khai thác triệt để tính năng của bộ khí tài nên bộ đội tên lửa
Việt Nam đã lập được chiến công hiển hách, tạo ra bước ngoặt lịch sử. AHLLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên nhấn mạnh:
“Chính thức năm 1972 có hai trung đoàn MiG-21 nhưng số phi công có thể bay đêm được chỉ khoảng từ 10-12 người để tham gia đánh được B52. Vì vậy, số lần xuất kích của không quân trong 12 ngày đêm ít. Có thể nói lực lượng nòng cốt lúc đó là tên lửa. Số tên lửa bắn rơi B52 cũng nói lên điều đó. Trong 34 chiếc B52 bắn rơi tại miền Bắc lúc đó (Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận) thì bộ đội tên lửa bắn rơi 30 chiếc, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ, pháo cao xạ bắn được 2 chiếc. Tỷ lệ đó nói lên vai trò quyết định của tên lửa. Nếu không có bộ đội tên lửa thì ta đối phó với B52 sẽ rất khó khăn”.
7 Tháng Mười Hai 2022, 10:36
Lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ
Từ bài học đánh B52 nửa thế kỷ trước, Đại tá Nguyễn Đình Kiên cho rằng ngày nay các chiến sĩ trẻ cần phải vận dụng, khai thác triệt để tính năng của bộ khí tài hiện đại để sử dụng cho tác chiến, huấn luyện thành thạo phương án tác chiến sao cho hoàn hảo. Hơn nữa, thế hệ chiến sĩ trẻ cần phải được giáo dục và đào tạo để thực sự trung thành với đất nước, chế độ và
Tổ quốc.
“Tôi mong rằng chiến tranh đừng xảy ra. Vì bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đều đau thương. Đối với đất nước ta, dù trong hoàn cảnh nào nếu chiến tranh xảy ra thì phải hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là các chiến sĩ phòng không - không quân, lực lượng bảo vệ vùng trời, đừng để Tổ Quốc bất ngờ trong các tình huống trên không. Đó là trách nhiệm của tuổi trẻ.”, AHLLVTND, Đại tá Nguyễn Đình Kiên mong mỏi.
Cần khẳng định rằng, chiến thắng
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” góp phần mở ra bước ngoặt với cuộc kháng chiến, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Dù đã qua nửa thế kỷ, thành quả xây dựng đất nước đã thay thế cho dấu tích đạn bom tàn phá, song tầm vóc, bài học lịch sử từ chiến thắng còn nguyên giá trị.