Việt Nam: Bất động sản phát triển bất thường và khác thế giới

© AFP 2023 / Ye Aung ThuNhững ngôi nhà mới ở Hà Nội.
Những ngôi nhà mới ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Đăng ký
Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 phát triển bất thường và có sự khác biệt với thế giới cũng như khu vực.
Bất động sản đóng góp tới 11% GDP và có sức ảnh hưởng chi phối đến hàng trăm ngành nghề, hàng chục ngàn lao động liên quan. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, thị trường nhiều biến động, hàng ngàn doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình thế khó khăn chưa từng có.

‘Cứu’ thị trường bất động sản

Thời gian qua, như Sputnik đã thông tin, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tư lệnh ngành, đơn vị trực thuộc Trung ương thực hiện nhiều biện pháp để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững...đặc biệt là thị trường trái phiếu.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.

“Trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro”, - Công điện nêu quan điểm của Thủ tướng nhận định.

Ngày 17/11/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và triển khai thực hiện các dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành, trong đó có Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn liên quan trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một loạt giải pháp liên quan tín dụng bất động sản, giảm lãi suất, giãn các khoản nợ… sẽ góp phần thúc đẩy nguồn cung và cơ cấu sản phẩm trên thị trường.
Bổ sung thêm vềcác giải pháp lâu dài, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng cần tập trung sửa đổi các văn bản pháp luật còn chồng chéo mâu thuẫn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các địa phương cần tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nắm bắt tình hình doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường bất động sản.

Bất thường và khác với thế giới

Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, nguyên nhân chính khiến thị trường địa ốc năm nay phát triển khá bất thường và có sự khác biệt so với thế giới và khu vực. là do thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng.

Thị trường bất động sản năm nay phát triển khá bất thường và có sự khác biệt so với thế giới và khu vực”, - ông Lực nhận định.

Sau 3 năm tăng nóng, thị trường bất động sản Việt Nam đã và đang có sự điều chỉnh lại. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều.
Các chuyên gia trong ngành địa ốc lưu ý, những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

“Thị trường đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái nếu Nhà nước không sớm ban hành các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả”, - chuyên gia bày tỏ.

Điều đáng mừng là hiện nay cả Chính phủ và các địa phương đang tích cực nhận diện những “điểm nghẽn” của thị trường bất động sản để có giải pháp trước mắt và căn cơ để tháo gỡ, thúc đẩy thị trường phát triển ổn định, lành mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2022
Thủ tướng chỉ đạo tổng lực gỡ khó cho thị trường bất động sản
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) bày tỏ với Nhịp sống thị trường, hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

“Hiện đã xuất hiện một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản gặp "rủi ro" bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. Hiện các Tập đoàn, doanh nghiệp này đã phải thực hiện các biện pháp mạnh để tồn tại”, - ông Châu thừa nhận.

Chủ tịch HoREA nhắc lại, ngoài việc bất động sản đóng góp gần 11% GDP của nền kinh tế thì còn ảnh hưởng đến khoảng 40 ngành kinh tế quan trọng khác, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng... Cùng với đó, nhu cầu nhân sự cho BĐS hiện đang xếp thứ 7/11 các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao, nhu cầu tuyển dụng ngành BĐS bình quân chiếm 4,15% tổng nhu cầu nhân lực/năm.

“Chính vì thế, khi các doanh nghiệp bất động sản lao đao sẽ ảnh hưởng tới hàng loạt ngành nghề khác, gây bất ổn cho nền kinh tế”, - lãnh đạo HoREA lưu ý.

Chính phủ rất quyết liệt

Tại công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm chi phí, thủ tục hành chính để cung ứng vốn.

“Các nhà băng cần cho vay, giải ngân nhanh với những dự án, doanh nghiệp bất động sản đủ điều kiện, có khả năng trả nợ, nhất là dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà thương mại giá phù hợp thị trường”, - Thủ tướng chỉ đạo.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chính phủ đã rất quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đơn cử như việc thành lập Tổ Công tác. Tuy nhiên, theo ông Hà, tổ công tác cần hoạt động có hiệu quả hơn, trực diện hơn với những khó khăn của doanh nghiệp và cùng địa phương giải quyết khó khăn của doanh nghiệp.
Trước mắt, cần tập hợp danh mục dự án khó khăn của địa phương, phân loại khó khăn mà dự án đang đối mặt như: dự án vướng giải phóng mặt bằng, dự án vướng do định giá đất, dự án đang triển khai nhưng “tắc vốn”… để từ đó có giải pháp cụ thể. Hay như vấn đề định giá đất, mỗi địa phương làm một cách, có địa phương theo thị trường, sát thị trường.
Ông Hà cũng đề nghị xác định, đâu là thời điểm nhìn nhận lại vấn đề định giá theo mức giá chung từng địa phương để việc định giá đất dễ dàng hơn.

“Hiện nay, 70-80% doanh nghiệp vướng liên quan đến định giá đất chậm, nhiều dự án không nộp tiền sử dụng đất nên không triển khai được”, - ông Hà đề cập.

Ông Lê Hoàng Châu đề xuất các quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội. Thứ nhất là thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” dự án nhà ở thương mại do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Thứ hai - thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc) thực hiện. Thứ ba là thực hiện song song và nối tiếp các thủ tục “giao thuê đất; cấp Giấy phép xây dựng; chuyển mục đích sử dụng đất; xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Chủ tịch HoREA cũng lưu ý đến thủ tục cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” cho chủ đầu tư dự án và khách hàng mua nhà sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

Niềm tin

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nêu quan điểm, phương pháp giải cứu ngành địa ốc một cách ít tác động trực tiếp nhất là sự hợp lý.

“Hợp lý ở đây là kéo lãi suất xuống hợp lý, cho vay sản phẩm có nhu cầu ở thực. Riêng với khủng khoảng trái phiếu thì có thể có giải pháp đổi trái phiếu lấy sản phẩm BĐS giá tốt và có sự giám sát bên thứ 3 để đảm bảo pháp lý, tiến độ xây dựng và giá tốt (có thể chủ đầu tư chỉ đủ hoà vốn)”, - ông Quang nói.

Thứ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Tô Anh Dũng tại EEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2022
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng bị rà soát bất động sản
Ngoài ra, cần có đủ nguồn lực về tài chính để đảm bảo sự đầu tư và phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế. Nếu không kịp thời điều chỉnh, thị trường bất động sản năm 2023 vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Một điều quan trọng nữa là niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào chính sách điều hành, quản lý của nhà nước, niềm tin vào tiềm năng của thị trường phải được quan tâm và củng cố.
Nếu không giữ vững điều này tâm lý chung của thị trường sẽ tiếp tục thận trọng và ngành bất động sản sẽ càng khó có cơ hội phục hồi trong ngắn hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала