Lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam "sốc" khi VĐV vướng bê bối doping

© Fotolia / Zest_marinadoping
doping - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 29/12, nhân dịp diễn ra cuộc bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu của thể thao Việt Nam 2022, Tổng cục Thể dục Thể thao đã có cuộc gặp mặt báo chí.
Ông Đặng Hà Việt - tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, cho biết năm 2022 thể thao Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn hoành hành, Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 31 trên sân nhà, tạo hình ảnh rất đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
Về bê bối doping năm nay của ngành thể thao, lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao biết thể thao Việt Nam đã "sốc" khi có VĐV nghi dương tính với doping tại SEA Games 31. Lý do bởi thể thao nói không với doping, không có chủ trương dùng doping và luôn cố gắng kiểm soát tốt.
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt nói:
“Sự cố VĐV Việt Nam liên quan đến doping, thực sự là cú sốc lớn, khi tôi nghe tin mà cảm thấy sốc. Thể thao Việt Nam không bao giờ có chủ trương dùng doping, luôn nói không với doping. Chúng tôi đã cố gắng kiểm soát tương đối chặt ở tất cả trung tâm thể thao quốc gia. Nhưng đáng tiếc là các VĐV đã tự bỏ tiền ra mua các sản phẩm về dùng với mục đích muốn hưng phấn hơn khi tập luyện chứ không phải để tăng thành tích. Trong khi thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam vẫn bị buông lỏng, nhà nước chưa kiểm soát nổi. Có công ty sản xuất có đạo đức, có công ty không đạo đức khi đưa vào những chất mà khi VĐV sử dụng có nguy cơ dính doping rất cao".
Phóng thí nghiệm doping - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2022
Việt Nam có thể mất 4 HCV SEA Games 31 vì bê bối doping
Thời gian qua ngành thể thao đã nhờ Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) kiểm tra thì thấy có dấu vết của doping trong một loại thực phẩm bổ sung VĐV điền kinh dùng. Dù vậy, để khẳng định và chứng minh việc này theo ông Việt rất phức tạp.
Ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, cho biết doping (chất cấm) là thứ không bao giờ được phép dùng trong thể thao nhưng thực tế nó vẫn xảy ra.
Ông Phấn chia sẻ:
"Tôi dẫn đoàn thể thao Việt Nam đi thi đấu quốc tế 9 lần, không lần nào có VĐV dương tính với doping, lần này SEA Games trên sân nhà lại có VĐV dương tính là điều đáng tiếc. Trong số những VĐV dương tính với doping tại SEA Games 31 có những VĐV hàng đầu, trọng điểm đầu tư cho Asiad".
Khó khăn lớn nhất của thể thao Việt Nam năm 2023 theo ông Phấn chính là Asiad 19. VĐV có cơ hội giành huy chương vàng Asiad là rất hiếm, vì vậy phải tìm ra và dành nguồn lực để đầu tư. Mỗi kỳ Asiad có trên 30 VĐV Việt Nam giành huy chương đồng, hơn 20 huy chương bạc nhưng để chuyển nó thành huy chương vàng là cả vấn đề.
Phòng thí nghiệm chống doping Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Vận động viên Việt Nam đạt huy chương vàng SEA Games 31 dương tính với doping
Ngành thể thao mỗi năm được Nhà nước cấp hơn 800 tỉ đồng kinh phí nhưng phần lớn số tiền này được dành nuôi VĐV, HLV. Tiền đầu tư cơ sở vật chất cho thể thao rất hạn chế, không có nhà tập nào của VĐV có điều hòa nên mùa hè VĐV tập luyện rất vất vả.
Trước đó, liên quan đến sự cố doping đội tuyển điền kinh Việt Nam có 5 VĐV, đều là những cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại SEA Games 31, trong đó 4 VĐV nữ giành huy chương vàng nội dung cá nhân và tiếp sức (có 1 VĐV nữ còn giành thêm 1 huy chương bạc); VĐV nam giành 1 huy chương bạc nội dung cá nhân, 1 huy chương bạc nội dung tiếp sức.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала