https://kevesko.vn/20221230/dien-bien-bat-ngo-voi-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-va-vu-duc-dam-da-co-nhan-su-thay-the-20370427.html
Diễn biến bất ngờ với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam: Đã có nhân sự thay thế
Diễn biến bất ngờ với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam: Đã có nhân sự thay thế
Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. 30.12.2022, Sputnik Việt Nam
2022-12-30T18:06+0700
2022-12-30T18:06+0700
2023-01-18T16:26+0700
việt nam
chính trị
phạm bình minh
chính phủ
đảng cộng sản việt nam
vũ đức đam
biến động nhân sự lãnh đạo cấp cao việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/0a/16234598_0:229:3072:1957_1920x0_80_0_0_71b1539823b0d0c6ab35474cf6c17650.jpg
Về phương án nhân sự thay thế, thông cáo phát đi sau cuộc họp bất thường hôm nay cho thấy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khóa XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành kỳ họp bất thường ngày 5/1/2023 tới đây. Hiện người dân đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sự thay thế, ai sẽ được giới thiệu vào vị trí “ghế nóng” Phó Thủ tướng thay ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thôi chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trịNgày 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.Trước khi tiến hành Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng dành một phút tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa qua đời.Tại phiên họp bất thường lần thứ hai của Trung ương Đảng chiều nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII.Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, 64 tuổi, quê Nam Định, con trai của nhà ngoại giao Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Cơ Thạch. Ông có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành luật pháp và ngoại giao.Trước khi thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Phạm Bình Minh là ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết từ 4/2006 đến 1/2009, chính thức từ 1/2009), XI, XII, XIII. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII.Ông Minh cũng từng trải qua nhiều cương vị ở Bộ Ngoại giao như Thứ trưởng, Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ tháng 4/2021 đến nay ông Phạm Bình Minh là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.Trong thời gian giữ cương vị Phó Thủ tướng thường trực, ông Minh được phân công theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội. Với trách nhiẹm của một Phó Thủ tướng Thường trực, đồng chí Phạm Bình Minh cũng đã thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực như công tác xây dựng thể chế, cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; công tác đặc xá.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIIICũng tại Hội nghị Trung ương bất thường chiều nay Bộ Chính trị đã thống nhất để Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.Việc cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi chức vụ cũng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thông qua hình thức biểu quyết.Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 3/2/1963, quê quán ở xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ồng có trình độ Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Đồng chí Vũ Đức Đam là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Trung ương các khóa: XI, XII, XIII.Ông Vũ Đức Đam trải qua nhiều chức vụ trước khi lên nắm cương vị Phó Thủ tướng. Ông có 10 năm công tác tại Văn phòng Chính phủ với vai trò Vụ phó Quan hệ quốc tế, quyền Vụ trưởng ASEAN, rồi thư ký, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.Đến tháng 3/2003, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. Tháng 8/2005, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông. Tháng 11/2007, ông có 4 năm công tác tại Quảng Ninh, giữ nhiều chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy.Tháng 8/2011, ông về Trung ương làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và trở thành thành viên Chính phủ trẻ nhất khi được bổ nhiệm. Tháng 11/2013, ông Vũ Đức Đam được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến nay.Đặc biệt, ông Vũ Đức Đam cũng là Phó thủ tướng trẻ nhất trong Chính phủ Việt Nam các khóa XIII, XIV. Ông được phân công phụ trách các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Trong thời gian làm Phó Thủ tướng, ông có 9 tháng kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế (10/2019 - 7/2020), trong đó, có 7 tháng điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế (12/2019 - 7/2020).Ông Vũ Đức Đam cũng được nhân dân đánh giá cao khi có thời gian hơn một năm rưỡi làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 (từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 8/2021).Câu hỏi ai sẽ thay thế hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam?Trong thông báo ngắn gọn phát đi chiều nay, Ban Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nêu cụ thể lý do cụ thể vì sao hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá này.Đối với một quốc gia có nền chính trị ổn định như Việt Nam, đây là một diễn biến hết sức bất ngờ.Đối với trường hợp của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, như Sputnik đã thông tin, hôm 27/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19.Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, nhận hối lộ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.Vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016-2021 bị xác định "gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành ngoại giao".Trong giai đoạn 2016-2021, ông Phạm Bình Minh là Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao. Vừa qua, cơ quan điều tra của Việt Nam cũng đã bắt giam ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh.Bản thân đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Ngoại giao, cũng đã bị Bộ Chính trị phê bình nghiêm khắc, yêu cầu "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để các vi phạm đã được chỉ ra, báo cáo Bộ Chính trị".Về Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hồi tháng 3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo... để một số nhân sự và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.Các vi phạm xảy ra trong đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Cuối tháng 11/2022, ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã bị bắt.Hiện nay, nhân dân trong nước cũng như dư luận quốc tế đang đặc biệt chú ý các nhân sự thay thế hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.Theo thông cáo chính thức phát đi, tại phiên họp bất thường hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng “đã cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định. Như vậy, có thể hiểu rằng, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã tìm được phương án thay thế hai ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh.Ủy ban Thường vụ Quốc hội XV đã triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 2 từ 5 – 9/1/2023 tới đây. Dự kiến Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét công tác nhân sự, trong đó có việc miễn nhiệm ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam và có thể tiến hành quy trình phê chuẩn bổ nhiệm 2 nhân sự mới cho vị trí Phó thủ tướng Chính phủ.Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.
https://kevesko.vn/20221230/nong-viet-nam-trieu-tap-hoi-nghi-trung-uong-bat-thuong-se-co-bien-dong-nhan-su-20359455.html
https://kevesko.vn/20220504/hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-chu-trong-van-de-dat-dai-15044147.html
https://kevesko.vn/20220609/dieu-chinh-phan-cong-cong-tac-doi-voi-pho-thu-tuong-thuong-truc-pham-binh-minh--15554694.html
https://kevesko.vn/20221216/ban-bi-thu-thi-hanh-ky-luat-voi-tro-ly-pho-thu-tuong-vu-duc-dam-20077514.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/07/0a/16234598_341:0:3072:2048_1920x0_80_0_0_fab3030a0dc1523152c0b13ddb5b8aec.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, chính trị, phạm bình minh, chính phủ, đảng cộng sản việt nam, vũ đức đam, biến động nhân sự lãnh đạo cấp cao việt nam
việt nam, chính trị, phạm bình minh, chính phủ, đảng cộng sản việt nam, vũ đức đam, biến động nhân sự lãnh đạo cấp cao việt nam
Về phương án nhân sự thay thế, thông cáo phát đi sau cuộc họp bất thường hôm nay cho thấy,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khóa XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.
Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành kỳ họp bất thường ngày 5/1/2023 tới đây. Hiện người dân đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sự thay thế, ai sẽ được giới thiệu vào vị trí “ghế nóng” Phó Thủ tướng thay ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thôi chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị
Ngày 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.
Trước khi tiến hành Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng dành một phút tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa qua đời.
Tại phiên họp bất thường lần thứ hai của Trung ương Đảng chiều nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, 64 tuổi, quê Nam Định, con trai của nhà ngoại giao Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Cơ Thạch. Ông có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành luật pháp và ngoại giao.
30 Tháng Mười Hai 2022, 14:17
Trước khi thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ông Phạm Bình Minh là ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết từ 4/2006 đến 1/2009, chính thức từ 1/2009), XI, XII, XIII. Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII.
Ông Minh cũng từng trải qua nhiều cương vị ở Bộ Ngoại giao như Thứ trưởng, Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ tháng 4/2021 đến nay ông Phạm Bình Minh là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
Trong thời gian giữ cương vị Phó Thủ tướng thường trực, ông Minh được phân công theo dõi và chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội. Với trách nhiẹm của một Phó Thủ tướng Thường trực, đồng chí Phạm Bình Minh cũng đã thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực như công tác xây dựng thể chế, cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; công tác đặc xá.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII
Cũng tại Hội nghị Trung ương bất thường chiều nay Bộ Chính trị đã thống nhất để Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.
Việc cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi chức vụ cũng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thông qua hình thức biểu quyết.
Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 3/2/1963, quê quán ở xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ồng có trình độ Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Đồng chí Vũ Đức Đam là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Trung ương các khóa: XI, XII, XIII.
Ông Vũ Đức Đam trải qua nhiều chức vụ trước khi lên nắm cương vị Phó Thủ tướng. Ông có 10 năm công tác tại Văn phòng Chính phủ với vai trò Vụ phó Quan hệ quốc tế, quyền Vụ trưởng ASEAN, rồi thư ký, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Đến tháng 3/2003, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. Tháng 8/2005, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông. Tháng 11/2007, ông có 4 năm công tác tại Quảng Ninh, giữ nhiều chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy.
Tháng 8/2011, ông về Trung ương làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và trở thành thành viên Chính phủ trẻ nhất khi được bổ nhiệm. Tháng 11/2013, ông Vũ Đức Đam được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến nay.
Đặc biệt, ông Vũ Đức Đam cũng là Phó thủ tướng trẻ nhất trong Chính phủ Việt Nam các khóa XIII, XIV. Ông được phân công phụ trách các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.
Trong thời gian làm Phó Thủ tướng, ông có 9 tháng kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế (10/2019 - 7/2020), trong đó, có 7 tháng điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế (12/2019 - 7/2020).
Ông Vũ Đức Đam cũng được nhân dân đánh giá cao khi có thời gian hơn một năm rưỡi làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 (từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 8/2021).
Câu hỏi ai sẽ thay thế hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam?
Trong thông báo ngắn gọn phát đi chiều nay, Ban Ban Chấp hành Trung ương Đảng không nêu cụ thể lý do cụ thể vì sao hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá này.
Đối với một quốc gia có nền chính trị ổn định như Việt Nam, đây là một diễn biến hết sức bất ngờ.
Đối với trường hợp của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, như Sputnik đã thông tin, hôm 27/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016-2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19.
Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, nhận hối lộ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016-2021 bị xác định "gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành ngoại giao".
Trong giai đoạn 2016-2021, ông Phạm Bình Minh là Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao. Vừa qua, cơ quan điều tra của Việt Nam cũng đã bắt giam ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý của
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh.
Bản thân đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Ngoại giao, cũng đã bị Bộ Chính trị phê bình nghiêm khắc, yêu cầu "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để các vi phạm đã được chỉ ra, báo cáo Bộ Chính trị".
Về Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hồi tháng 3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo... để một số nhân sự và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Các vi phạm xảy ra trong đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á. Cuối tháng 11/2022, ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã bị bắt.
Hiện nay, nhân dân trong nước cũng như dư luận quốc tế đang đặc biệt chú ý các nhân sự thay thế hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.
16 Tháng Mười Hai 2022, 15:18
Theo thông cáo chính thức phát đi, tại phiên họp bất thường hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng “đã cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định. Như vậy, có thể hiểu rằng, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã tìm được phương án thay thế hai ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội XV đã triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 2 từ 5 – 9/1/2023 tới đây. Dự kiến Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét công tác nhân sự, trong đó có việc miễn nhiệm ông Phạm Bình Minh, ông Vũ Đức Đam và có thể tiến hành quy trình phê chuẩn bổ nhiệm 2 nhân sự mới cho vị trí Phó thủ tướng Chính phủ.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai.