Chốt năm 2022, Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình nợ thuế nghìn tỷ

© Depositphotos.com / VinhdavSân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2022
Đăng ký
Đến hết năm 2022, tổng số tiền nợ thuế của Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, và sẽ còn tăng trong năm 2023.
Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, sân Mỹ Đình, hạng mục quan trọng nhất của khu liên hợp, trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận cả trong và ngoài nước.
Những vấn đề, sự cố liên quan đến Sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã tạo ra không ít sự bất bình, chỉ trích và cả châm biếm của dư luận, người hâm mộ thể thao trong thời gian qua.

Nợ thuế nghìn tỷ

Cách đây 6 tháng, cơ quan thuế đã gửi công văn đến Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình về việc tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với khu liên hợp.
Nguyên nhân là do khu liên hợp có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế là 848 tỷ đồng, theo quy định tại luật Quản lý thuế. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 1 năm, kể từ ngày 20/6/2022.
“Đối với số tiền nợ thuế của khu liên hợp, đơn vị thuế đã triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng các quy trình và quy định trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và kết luận của Thanh tra Chính phủ. Áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế như cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn, công khai thông tin nợ thuế để thu hồi nợ đọng đối với khu liên hợp”, đại diện cơ quan thuế nói với Báo Thanh Niên.
Đơn vị thuế đã phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT nhằm đôn đốc khu liên hợp nộp tiền thuế nợ. Bên cạnh đó, nhà chức trách còn ra công văn báo cáo và xin ý kiến Tổng cục Thuế có hướng dẫn và các giải pháp đặc thù để đôn đốc thu tiền thuế nợ, phù hợp với tình hình thực tế của của khu liên hợp.
Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ có biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với khu liên hợp để kiểm soát việc sử dụng hóa đơn và thu tiền thuế nợ, bằng cách cho phép khu liên hợp xuất hóa đơn lẻ theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
“Đồng thời, đơn vị thuế sẽ phối hợp với các Sở ban ngành, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ quản để phối hợp đôn đốc thu hồi nợ đọng và đưa ra các giải pháp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với khoản nợ tại khu liên hợp”, vị đại diện cho biết.
Đến nay, khoản nợ xấu đã phát sinh lên đến con số “khổng lồ” hơn 1.000 tỷ đồng. Một quan chức ngành thể thao cho biết, trong 6 tháng tới, nếu không thể trả nợ theo đúng yêu cầu của cơ quan thuế, số nợ sẽ có thể lên tới gần 1.500 tỷ đồng.
Còn theo một lãnh đạo Tổng cục TDTT, khu liên hợp là đơn vị tự chủ 100%. Trước đây, Chính phủ đã cho thử nghiệm tự chủ, cho phép khu liên hợp được thực hiện liên doanh liên kết.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã có nhiều sự việc xảy ra do trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo khu liên hợp (thời kỳ 2009 – 2018). Các hợp đồng liên doanh liên kết hợp đồng phù hợp, đóng thuế đầy đủ nhưng cũng có một số các công ty hợp đồng không đúng quy định pháp luật. Điều này đã được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ.
“Tất cả các hoạt động của khu liên hợp đều phải cưỡng chế thuế. Các hợp đồng đều phải trích lại để đóng thuế. Hợp đồng giữa khu liên hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc thuê sân Mỹ Đình phục vụ AFF Cup 2022 với số tiền 800 triệu đồng/trận, khu liên hợp cũng phải trích để đóng thuế”, vị này nói.
Hiện các cơ quan chức năng ngành thể thao đang xin các cấp có thẩm quyền “khoanh vùng” khoản nợ thuế của khu liên hợp Mỹ Đình, tránh phát sinh nhưng không được chấp thuận. Khu Liên hợp thể thao quốc gia hiện gần như đã mất hoàn toàn khả năng chi trả.

Dư luận “dậy sóng” về sân vận động Mỹ Đình

Mới đây, sáng 29/12, lãnh đạo Tổng cục TDTT đã chia sẻ với báo chí về Khu Liên hợp thể thao quốc gia nói chung và Sân vận động quốc gia Mỹ Đình nói riêng.
Theo đó, đại diện Tổng cục TDTT bày tỏ, hiện tại vấn đề liên quan đến khoản nợ thuế của Khu Liên hợp thể thao chưa có cách nào giải quyết. Do nguồn kinh phí không còn, mọi hoạt động của khu liên hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ sở vật chất của khu liên hợp, trong đó có 1 số hạng mục tại sân Mỹ Đình, đã lâu chưa được thay mới.

Việc duy tu bảo dưỡng, quản lý sân cũng gặp vô vàn khó khăn. Sân có nhiều chỗ bị xuống cấp khiến lãnh đạo ngành thể thao cảm thấy xấu hổ. Khu vực khán đài không phải được thay ghế toàn bộ để phục vụ SEA Games 31 mà có khu vực vẫn dùng ghế cũ. Nhiều ghế bẩn đến nỗi phải chà từng cái may ra mới sạch. Nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ, cũ nát. Quỹ tài chính kiệt quệ nên không đủ trả lương cho cán bộ khu liên hợp, lãnh đạo Tổng cục TDTT bày tỏ.

Theo vị này, việc mặt sân xấu, ghế không đẹp thì dù giải thích gì đi nữa cũng không thể bào chữa được. Sân Mỹ Đình là sân vận động cấp quốc gia, lẽ ra phải đẹp nhưng thực tế lại chưa đẹp như mong muốn.
Cần nhắc lại, do sai phạm cá nhân của đời giám đốc cũ mà Khu liên hợp thể thao quốc gia hiện tại phải chịu hệ lụy nặng nề. Trong đó, sân Mỹ Đình, hạng mục quan trọng nhất của khu liên hợp, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
HLV Park Hang Seo cùng U23 Việt Nam hát vang quốc ca  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Multimedia
Lễ trao HCV cho đội tuyển U23 Việt Nam tại sân Mỹ Đình tối 22/5
Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, sân Mỹ Đình trở thành chủ đề được người hâm mộ Việt Nam rất quan tâm, còn truyền thông lẫn khán giả khu vực cũng ngao ngán. Báo chí Australia từng chê mặt sân giống "bãi chăn bò". Trận đấu giữa Việt Nam và Dortmund xảy ra cảnh bung xà ngang, cabin bị gió thổi đổ...
Tất cả những vấn đề này đã tạo ra không ít sự bất bình, chỉ trích và cả châm biếm của dư luận, người hâm mộ thể thao trong thời gian qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала