Ngăn biến động ở SCB, Vạn Thịnh Phát và động thái hút tiền về ‘chưa từng có’ của NHNN

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2022
Đăng ký
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa kết thúc năm 2022 với động thái “chưa từng có” – hút lượng tiền đặc biệt lớn, khác biệt với diễn biến thường thấy nhiều năm qua, cho thấy thái độ thận trọng trong công tác điều hành.
Những biến động thị trường tiền tệ, thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, đặc biệt là các sự kiện nóng liên quan đến vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, làn sóng ồ ạt rút tiền khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB, trái phiếu SCB- Vạn Thịnh Phát, thanh khoản căng thẳng và nỗi lo lạm phát là những điểm đáng chú ý của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2022.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành thành công chính sách tiền tệ, kìm hãm tỷ giá, chặn đà mất giá đồng nội tệ, linh hoạt ứng phó với các biến động tránh gây sốc cho thị trường mà vẫn đảm bảo các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Động thái hút tiền về chưa từng có

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 ghi nhận mức độ tham gia lớn của nhà điều hành (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) trên các kênh điều tiết.
Diễn biến phiên 30/12 nhu cầu hỗ trợ vốn ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng khá lớn, và ngược lại vẫn có lượng lớn dư thừa ngắn hạn. Trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước vừa bơm 17.368,5 tỷ đồng qua kênh cầm cố, đồng thời cũng hút về tới 24.400 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Xét cân đối chung, NHNN vẫn hút bớt về quanh 7.000 tỷ đồng ở đối ứng điều hòa trên, không tính lượng vay cầm cố và tín phiếu đáo hạn trong ngày. Đặc biệt, phiên chốt cuối năm, toàn hệ thống ghi nhận số dư lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về qua phát hành tín phiếu lên tới suýt soát 120.000 tỷ đồng, chủ yếu kỳ hạn ngắn 7 ngày liên tục. Theo nhiều chuyên gia, tính chung vẫn có gần 52.000 tỷ đồng số dư nguồn bơm ra hỗ trợ, nhưng quy mô hút về qua tín phiếu của NHNN như vậy rất lớn.
Đặc biệt, đây cũng là khác biệt đáng chú ý nhất trong nhiều năm qua ở hoạt động điều tiết nguồn của Ngân hàng Nhà nước. Quy mô hút về 120.000 tỷ đồng được đánh giá là điều chưa từng có ở thời điểm chốt năm những năm gần đây của NHNN Việt Nam. Thông thường, nếu thời điểm này các năm 2020 và 2021 toàn hệ thống chủ yếu tự cân đối, thì cuối 2018 đầu 2019 (trước COVID-19) Ngân hàng Nhà nước thậm chí còn phải bơm ròng gần 69.000 tỷ đồng số dư hỗ trợ cân đối nguồn. Theo ghi nhận của Bizlive, những khác biệt lớn nói trên được nhìn về một số cân đối chính trên thị trường, cũng như thể hiện quan điểm thận trọng của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, hiện tượng dư thừa vốn ngắn hạn trong hệ thống thể hiện rõ thời gian gần đây, khi lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng liên tiếp giảm rất mạnh và rơi sâu, thấp điểm như phiên 29/12 xuyên thủng mốc 3% và chỉ còn quanh 2,93%/năm. Đến phiên chốt năm 30/12, lãi suất VND qua đêm tạm bật mạnh trở lại lên gần 5% nhưng đà đứt gãy mạnh trước đó được xem là một trong những lý do để Ngân hàng Nhà nước hút mạnh tiền về.
Nhiều động thái cũng cho thấy, NHNN rất trọng trong mối quan hệ giữa lãi suất với áp lực tỷ giá, trong đó có cân đối chênh lệch lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt mạnh một tháng trở lại đây nhưng áp lực vẫn tiềm tàng trong năm mới. Ngoài ra, chính sách tiền tệ càng thận trọng hơn trước áp lực lạm phát, dù vừa qua Ngân hàng Nhà nước có động thái nới lỏng chỉ tiêu tăng tín dụng năm 2022.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
SCB tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt, lãi suất ở Việt Nam khó đi ngược dòng chảy thế giới

Biến động trong năm 2022

Thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục là thách thức trong công tác điều hành thị trường trong năm 2023 của NHNN khi thế giới tiếp tục đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế.
Năm qua, thế giới phải đối mặt cùng lúc với tình trạng lạm phát cao và nguy cơ suy thoái kinh tế. Để chống lạm phát, hàng loạt các quốc gia mạnh tay thắt chặt tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất, lạm phát tại nhiều nước tăng cao, ngân hàng Trung ương các quốc gia hầu như đều lựa chọn công cụ tăng lãi suất để ghìm cương lạm phát. Theo dữ liệu từ NHNN Việt Nam, tính đến gần hết năm 2022 đã có ít nhất 260 đợt tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong vòng 1 năm - tần suất đã gấp đôi so với năm 2021.
Cần lưu ý rằng, Fed liên tục nâng lãi suất khiến USD tăng giá mạnh, chỉ số Dollar Index đạt mức đỉnh 2 thập kỷ. Tại Việt Nam, tỷ giá USD/VND bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 8. Tâm lý kỳ vọng của thị trường đẩy tỷ giá tăng liên tục, đặc biệt trên thị trường tự do, tỷ giá USD có thời điểm đã vượt 25.100 đồng/USD (bán ra) vào ngày 19/10.
Cạnh đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại liên tục neo cao, luôn đứng ở mức trần so với tỷ giá trung tâm. Ngày 17/10, NHNN đã ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay giữa VND và USD từ ±3% lên ±5% để hỗ trợ các ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong hoạt động mua bán USD.
Trước áp lực từ thị trường bên ngoài, ngày 23/9, lần đầu tiên sau 2 năm duy trì mức lãi suất thấp hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành với mức tăng 1 điểm phần trăm, đưa lãi suất tái cấp vốn tăng lên 5%/năm, tái chiết khấu lên 3,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm.
Động thái này của NHNN được đánh giá như tháo nút thắt áp lực huy động vốn của hệ thống ngân hàng, các nhà băng thương mại cũng tiến hành điều chỉnh lãi suất theo đà tăng.

Sự kiện nóng SCB - Vạn Thịnh Phát

Ngày 25/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm.
Động thái tăng lãi suất điều hành lần 2 của Ngân hàng Nhà nước phần lớn đến từ vấn đề thanh khoản của hệ thống, vấn đề càng trở nên nóng sau sự kiện trái phiếu Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Làn sóng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại dồn dập từ giữa tháng 9, kéo dài đến giữa tháng 12. Lãi suất điều chỉnh tăng nhanh và mạnh ở nhóm ngân hàng thương mại vừa và nhỏ với mức tăng trung bình ước tính từ 2-3%/năm. Lãi suất 12-13 tháng tại nhiều ngân hàng thương mại được niêm yết ở mức 9,5-10,5%/năm, cá biệt có trường hợp lên tới 11,5%/năm.
Việc tăng lãi suất phán ánh sự căng thẳng thanh khoản của hệ thống, lãi suất liên ngân hàng qua đêm có thời điểm lên tới 10%/năm, trong khi các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đều tắc nghẽn.
Hôm 15/12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) kêu gọi các thành viên đồng thuận giảm lãi suất huy động với mức trần tối đa 9,5%/năm. Ngày 22/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ theo dõi các trường hợp tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành ngân hàng năm 2022 vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, ngành ngân hàng năm 2022 đã hoá giải đồng thời 3 bài toán. Thứ nhất, cung cấp tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế. Thứ hai là ổn định thị trường ngoại hối khi nền kinh tế có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, USD tăng giá mạnh. Thứ 3, khá quan trọng là phải ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố SCB và niềm tin thị trường suy giảm.

“Tính đến cuối năm 2022, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước cơ bản ổn định, biến động tỷ giá VND khoảng 3,8%; mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm - thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực”, - Thống đốc nêu rõ.

Thận trọng

Việc ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (so với mục tiêu 14%), theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, điều này thể hiện thanh khoản và sức khoẻ các ngân hàng đã tạm ổn.
Các chuyên gia kinh tế duy trì đánh giá tích cực về động thái này của Ngân hàng Nhà nước nhờ hiệu ứng tâm lý hứng khởi hơn cho doanh nghiệp, người dân dịp cuối năm 2022, chuẩn bị tâm thế tốt hơn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất trong năm 2023.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Việt Nam: Biến động nhân sự cấp cao tại SCB và hàng loạt ngân hàng
Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của khá thận trọng. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước nhận định, năm 2023, lãi suất, lạm phát thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao; xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên thế giới tiếp tục theo hướng bất lợi cho thị trường mới nổi. Trong nước, lạm phát lõi đang tăng nhanh, tạo nguy cơ lạm phát vòng 2 của yếu tố phi tiền tệ. Vì vậy, định hướng điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới là không chủ quan với rủi ro lạm phát.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала