https://kevesko.vn/20230103/khong-phai-ngau-nhien-ma-hiroshima-duoc-chon-lam-noi-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-nam-2023-20140332.html
Không phải ngẫu nhiên mà Hiroshima được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023
Không phải ngẫu nhiên mà Hiroshima được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023
Sputnik Việt Nam
Tháng 6/2022, Nhật Bản chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Còn vào năm 2023, Nhật Bản... 03.01.2023, Sputnik Việt Nam
2023-01-03T10:18+0700
2023-01-03T10:18+0700
2023-01-03T10:18+0700
chuyên gia
tác giả
quan điểm-ý kiến
nhật bản
chính trị
nhóm g7
hiroshima
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/05/9322418_0:165:3083:1899_1920x0_80_0_0_984ac23ad1051316d990d41973fe3490.jpg
Đối với Nhật Bản, đây sẽ là nhiệm kỳ chủ tịch thứ bảy trong lịch sử của nhóm G7. Vào năm tới, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Hiroshima, nhưng, ngày cụ thể vẫn chưa được công bố. Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới không phải là một tổ chức quốc tế vì nó không có điều lệ và không dựa trên một hiệp ước quốc tế. Các quyết định của G7 không có hiệu lực pháp lý, nhưng, chúng biểu thị ý định của các nước thành viên tuân theo đường lối đã được thống nhất về những vấn đề quốc tế khác nhau. Liệu hai sự kiện này có thể giúp Nhật Bản thúc đẩy chương trình nghị sự của mình?Ông Kishida nhấn mạnh rằng, mặc dù Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á thuộc Nhóm G7, nhưng việc tách riêng vấn đề an ninh của châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là điều không hợp lý. Theo ông, chính phủ Nhật Bản sẽ “tiếp tục liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh ở tất cả các cấp, kể cả ở cấp cao nhất, sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào những gì cần phải nhấn mạnh và tham gia đối thoại liên tục, kêu gọi Bắc Kinh hành động có trách nhiệm. Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để có mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định”.Đầu tháng 11, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã có một loạt cuộc gặp với những người đồng cấp G7 tại Đức để thảo luận về những chủ đề sẽ được xem xét tại hội nghị cấp cao sắp tới dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Ông Hayashi nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng dẫn dắt cuộc thảo luận về tình hình tại các khu vực như Ukraina, vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả các hành động của Trung Quốc và Triều Tiên.Nhà phân tích chính trị Mikhail Smolin, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, lưu ý rằng, vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mặc dù là danh dự, nhưng không có hiệu lực về mặt pháp lý:Tuy nhiên, đôi khi những vấn đề nóng bỏng đặt lên bàn nghị sự, chuyên gia Mikhail Smolin nhận xét. Ông nhắc nhở rằng, vào năm 1986, trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Nhật Bản, đã xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Và bây giờ Nhật Bản vô cùng lo ngại về chương trình tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tokyo cũng không bỏ qua tình hình an ninh tại các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraina.
https://kevesko.vn/20220703/thu-tuong-nhat-ban-cong-bo-g7-ke-hoach-giam-mot-nua-gia-dau-cua-nga-16071121.html
https://kevesko.vn/20220804/trung-quoc-huy-cuoc-gap-voi-bo-truong-ngoai-giao-nhat-ban-sau-tuyen-bo-cua-g7-ve-dai-loan-16816485.html
nhật bản
hiroshima
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Lyudmila Saakyan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/142/19/1421972_413:0:3083:2669_100x100_80_0_0_9feb640c1012cc1e2efbf154802cf668.jpg
Lyudmila Saakyan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/142/19/1421972_413:0:3083:2669_100x100_80_0_0_9feb640c1012cc1e2efbf154802cf668.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/05/9322418_113:0:2844:2048_1920x0_80_0_0_7dc754398e3fcf39fa8537e4684019cd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Lyudmila Saakyan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/142/19/1421972_413:0:3083:2669_100x100_80_0_0_9feb640c1012cc1e2efbf154802cf668.jpg
chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nhật bản, chính trị, nhóm g7, hiroshima
chuyên gia, tác giả, quan điểm-ý kiến, nhật bản, chính trị, nhóm g7, hiroshima
Không phải ngẫu nhiên mà Hiroshima được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023
Tháng 6/2022, Nhật Bản chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Còn vào năm 2023, Nhật Bản sẽ thay thế Đức làm chủ tịch luân phiên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Đối với Nhật Bản, đây sẽ là nhiệm kỳ chủ tịch thứ bảy trong lịch sử của nhóm G7. Vào năm tới, Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại Hiroshima, nhưng, ngày cụ thể vẫn chưa được công bố. Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới không phải là một tổ chức quốc tế vì nó không có điều lệ và không dựa trên một hiệp ước quốc tế. Các quyết định của G7 không có hiệu lực pháp lý, nhưng, chúng biểu thị ý định của các nước thành viên tuân theo đường lối đã được thống nhất về những vấn đề quốc tế khác nhau. Liệu hai sự kiện này có thể giúp Nhật Bản thúc đẩy chương trình nghị sự của mình?
“Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima vào năm tới, chúng tôi muốn thể hiện ý chí kiên định của G7 trong việc kiên quyết bác bỏ mọi âm mưu xâm lược vũ trang, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và các âm mưu vi phạm trật tự quốc tế. Với suy nghĩ này, nhờ sự hợp tác với G7, chúng tôi sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, hỗ trợ Ukraina và phát triển hợp tác với các quốc gia khác”, - Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 10/12.
Ông Kishida nhấn mạnh rằng, mặc dù Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á thuộc Nhóm G7, nhưng việc tách riêng vấn đề an ninh của châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là điều không hợp lý. Theo ông, chính phủ Nhật Bản sẽ “tiếp tục liên hệ chặt chẽ với Bắc Kinh ở tất cả các cấp, kể cả ở cấp cao nhất, sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào những gì cần phải nhấn mạnh và tham gia đối thoại liên tục, kêu gọi Bắc Kinh hành động có trách nhiệm. Chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để có mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định”.
Đầu tháng 11, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã có một loạt cuộc gặp với những người đồng cấp G7 tại Đức để thảo luận về những chủ đề sẽ được xem xét tại hội nghị cấp cao sắp tới dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Ông Hayashi nói rằng, Nhật Bản sẵn sàng dẫn dắt cuộc thảo luận về tình hình tại các khu vực như Ukraina, vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả các hành động của Trung Quốc và Triều Tiên.
Nhà phân tích chính trị Mikhail Smolin, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, lưu ý rằng, vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mặc dù là danh dự, nhưng không có hiệu lực về mặt pháp lý:
“Đó là bởi vì các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có quyền phủ quyết. Đối với G7, ở đây, Nhật Bản, với tư cách là chủ tịch luân phiên, có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào những vấn đề mà nước này cho là cực kỳ quan trọng. Tất nhiên, chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh được xây dựng từ trước và dựa trên những thách thức mà nhân loại đang trải qua trong giai đoạn lịch sử này hay giai đoạn lịch sử khác. Đây có thể là các vấn đề về chiến tranh và hòa bình, vấn đề năng lượng và an ninh lương thực, vấn đề di cư, biến đổi khí hậu, v.v.”
Tuy nhiên, đôi khi những vấn đề nóng bỏng đặt lên bàn nghị sự, chuyên gia Mikhail Smolin nhận xét. Ông nhắc nhở rằng, vào năm 1986, trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Nhật Bản, đã xảy ra sự cố
tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Và bây giờ Nhật Bản vô cùng lo ngại về chương trình tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tokyo cũng không bỏ qua tình hình an ninh tại các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraina.
“Theo quy định, quốc gia giữ chức chủ tịch của nhóm G7 đưa ra các đề xuất 5-6 tháng trước hội nghị thượng đỉnh, - Mikhail Smolin nói tiếp. - Sau đó bắt đầu quá trình phối hợp với các quốc gia khác, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Không phải tất cả các đề xuất đều nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên, một số vấn đề phải chịu những thay đổi đáng kể, đôi khi đó là sự thay đổi cơ bản. Và trong quá trình chỉnh sửa những đề xuất này, quốc gia giữ ghế chủ tịch đóng một vai trò lớn, trong trường hợp này là Nhật Bản. Theo tôi, không phải ngẫu nhiên mà Hiroshima được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 vào năm 2023. Vì thành phố này là một ví dụ về việc sử dụng vũ khí nguyên tử một cách man rợ chống lại dân thường."
"Tất nhiên, chủ đề này rất nhạy cảm đối với Nhật Bản, nhưng vấn đề này gây sự lo ngại không chỉ của nước Nhật, và do đó, vấn đề này có thể được đưa ra để thảo luận về việc mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được, hoặc thậm chí về chủ đề giải trừ hạt nhân. Có lẽ Nhật Bản cũng sẽ không phản đối việc nêu vấn đề hòa giải giữa Nga và Ukraina, đặc biệt là một số nước G7 đã thực hiện những nỗ lực theo hướng này một cách không chính thức, bởi vì các biện pháp trừng phạt chống Nga bắt đầu tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu… ”.