Điều gì khiến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga thăng hoa?

© Ảnh : City portal 'Vtomske'/Dmitriy KandinskiyQuốc kỳ Việt Nam và Nga
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam và Liên bang Nga là đối tác chiến lược toàn diện trong nhiều năm, dư địa hợp tác song phương còn rất lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc triển khai tiến trình hợp tác cũng như cần xác định lĩnh vực ưu tiên để hai bên có thể cùng “win-win”.
Trao đổi với Sputnik, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin dữ liệu, Học viện chính trị Công an Nhân Dân Nguyễn Minh Tâm thừa nhận rằng, Liên bang Nga có chính sách cởi mở đối với các nhà đầu tư Việt Nam và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc về thể chế.
Ông Nguyễn Minh Tâm cho rằng, cần tìm ra những thế mạnh của mỗi bên để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh sự chồng chéo, dẫn đến những tranh chấp không đáng có.
“Quy luật của thị trường là hãy đêm đến cho đối tác thứ họ cần chứ không phải là đem đén cho đối tác thứ mà mình có. Trong nhiều năm qua, hai bên chưa có được một cuộc khảo sát thị trường của mỗi bên có quy mô bao trùm, vừa có tính tổng hợp, vừa có sự chi tiết cụ thể nên chưa thể có những thông tin xác thực và chi tiết cho các nhà đàu tư của cả hai bên. Khiếm khuyết này cần được sớm khắc phục”, vị chuyên gia đề xuất.
Theo phân tích, các định chế tài chính là “điểm nghẽn” tiếp theo cản trở triển khai hợp tác giữa hai nước. Trong khi Nga đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc và đồng Dollar Mỹ thì Việt Nam vẫn bị phụ thuộc vào đồng tiền này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa sẵn sàng khởi động việc chuyển sang dùng các ngoại tệ khác như đồng Euro, Nhân dân tệ hay kể cả đồng Ruble.

“Những cơ chế hợp tác mới như EAEU, SCO.v.v… vẫn chưa đưa ra được các chỉ dẫn cụ thể để các đói tác có thể tin cậy lâu dài vào sự chuyển đổi ấy. Đây cũng là trở ngại không nhỏ trong trao đổi kim ngạch hai chiều Nga – Việt Nam”, ông Nguyễn Minh Tâm chỉ ra.

Đặc biệt, khi Mỹ và phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống SWIPT khiến tình hình càng trở nên khó khăn cho các nước là đối tác của Nga, trong đó có Việt Nam. Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh:
“Việt nam không thể hy sinh những lợi ích của mình trong quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế dối ngoại bởi nền kinh tế có độ mở rất lớn của Việt Nam không cho phép làm điều đó. Việt Nam cũng không muốn những lợi ích của mình bị tổn hại tại các thị trường có quy mô lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU.v.v… Vì vậy, tháo gỡ điểm nghẽn tài chính này có ý nghĩa quyết định trọng tiến trình phát triển thương mại song phương của hai bên”.

Một số vấn đề cần lưu tâm

Liên bang Nga là một trong bốn quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc). Ngay cả cường quốc thế giới Hoa Kỳ, Việt Nam mới chỉ đặt quan hệ đối tác toàn diện.
Điều này chứng minh rằng, độ tin cậy chính trị giữa Việt Nam - Liên bang Nga đã đạt mức cao nhất trong thang bậc quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Nhưng để chuyển hóa mức độ tin cậy chính trị ấy thành giá trị thực tế thì còn nhiều cần làm.
Cờ Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Tổng kết 2024 và Dự báo 2025
Đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam: "Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nga luôn rộng mở"
Theo nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin dữ liệu, Học viện chính trị Công an Nhân Dân Nguyễn Minh Tâm cho rằng, điều quan trọng nhất trong quan hệ hai nước nằm ở “độ tin cậy chính trị”, trong đó sự tôn trọng lẫn nhau là trọng yếu.
“Quan trọng nhất là sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau cũng như không can thiệp vào việc đối tác có “chơi” với ai hay “không chơi” với ai”, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm chia sẻ với Sputnik.
Theo quan điểm của chuyên gia trên, phía Nga cần lưu ý một số điều sau để hợp tác giữa hai nước đi vào thực chất.
Một là cần nâng cao tính khả thi và tính thực tế của các hành động phối hợp, hết sức tránh tính hình thức.
Hai là cần có cơ chế để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế song phương giữa hai bên với các mối quan hệ đa phương của từng bên sao cho hài hòa, không chồng chéo, không làm phát sinh mâu thuẫn.
Ba là cần xử lý các vấn đề phát sinh một cách linh hoạt và chủ động, không rập khuôn cứng nhắc, không chờ đợi để rồi phản ứng chậm trong khi các điều kiện khách quan biến dổi rất nhanh chóng, khó lường.
Bốn là cần có những định chế cụ thể, ổn định để doanh nghiệp các bên có theẻ mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh doanh mà không gặp phải những rào cản bất hợp lý.
Năm là trong điều kiện Liên bang Nga đang chịu những sự trừng phạt và cấm vận khắc nghiệt từ Mỹ và phương Tây, các bạn Nga cũng cần hiểu rằng Việt Nam còn có nhiều mối quan hệ đa phương khác nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam vẫn cố gắng tối đa để ủng hộ Nga và tăng cường quan hệ Việt-Nga trong khả năng của mình.

“Hy vọng rằng Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina sẽ sớm kết thúc thành công. Đến lúc đó, mọi trở ngại sẽ bị dẹp bỏ và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga sẽ có những bước đột phá mới, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên”, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm bày tỏ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала